Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Tiết 2,3: Vận tốc

pptx 34 trang thanhhien97 8940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Tiết 2,3: Vận tốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_lop_8_tiet_23_van_toc.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Tiết 2,3: Vận tốc

  1. Tiết 2, 3 CHỦ ĐỀ: VẬN TỐC (Bài 2, 3 )
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ : Câu 1: Chuyển động cơ học là gì? Hãy cho một ví dụ minh họa và chỉ rõ vật mốc. Câu 2: Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối? Hãy cho một ví dụ minh họa.
  3. KIỂM TRA BÀI CŨ TL câu 1: Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật mốc được gọi là chuyển động cơ học. Ví dụ: Một ô tô đang chạy trên đường, so với cây bên đường thì chiếc xe đang chuyển động. Vật mốc là cây bên đường.
  4. TL câu 2: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì một vật có thể là chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác, tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. Ví dụ: Một chiếc xe đang chạy trên đường. Chọn vật mốc là cây bên đường thì chiếc xe chuyển động, nhưng nếu chọn vật mốc là tài xế đang ngồi trong xe thì chiếc xe đứng yên so với tài xế đó.
  5. - Ta đã biết cách nhận ra các vật chuyển động hay đứng yên so với một vật khác. - khi các vật chuyển động ta làm thế nào để biết chúng chuyển động nhanh hay chậm? Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu chủ đề: VẬN TỐC.
  6. Tiết 2, 3 CHỦ ĐỀ: VẬN TỐC (Bài 2, 3 )
  7. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ I. Vận tốc là gì ? II. Công thức tính vận tốc. Đơn vị vận tốc. III. Chuyển động đều – chuyển động không đều. IV. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
  8. I. Vận tốc là gì? Bảng 2.1 ghi kết quả cuộc chạy 60m trong tiết thể dục của một nhóm học sinh Cột 1 2 3 4 5 Số Họ và tên Quãng Thời gian Xếp Quãng đường TT Học sinh đường chạy chạy t (s) hạng chạy trong một S (m) giây 1 Nguyễn An 60 10 2 Trần Bình 60 9,5 3 Lê Văn Cao 60 11 4 Đào Việt 60 9 Hùng 5 Phạm Việt 60 10,5
  9. C1: Làm thế nào để biết ai chạy nhanh ai chạy chậm? Hãy ghi kết quả xếp hạng của từng học sinh vào cột 4. Cột 1 2 3 4 5 Số Họ và tên Quãng Thời gian Xếp Quãng TT Học sinh đường chạy chạy t (s) hạng đường chạy S (m) trong một giây 3 1 Nguyễn An 60 10 2 2 Trần Bình 60 9,5 5 3 Lê Văn Cao 60 11 4 Đào Việt 60 9 1 Hùng 4 5 Phạm Việt 60 10,5
  10. C2: Hãy tính quãng đường mỗi học sinh chạy được trong 1 giây rồi ghi kết quả vào cột 5. Cột 1 2 3 4 5 Số Họ và tên Quãng Thời gian Xếp Quãng đường TT Học sinh đường chạy chạy t (s) hạn chạy trong một S (m) g giây 1 Nguyễn An 60 10 3 6 2 Trần Bình 60 9,5 2 6,32 3 Lê Văn Cao 60 11 5 5,45 4 Đào Việt Hùng 60 9 1 6,67 5 Phạm Việt 60 10,5 4 5,71
  11. Quãng đường đi được trong 1 giây gọi là vận tốc.
  12. C3: Dựa vào bảng xếp hạng, hãy cho biết độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động và tìm từ thích hợp điền vào những chổ trống của kết luận sau: Độ lớn của vận tốc cho biết sự , củanhanh chậm chuyển động. Độ lớn của vận tốc được tính bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
  13. KẾT LUẬN: - Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
  14. II. Công thức tính vận tốc – Đơn vị vận tốc:  s v = t s là quãng đường đi được ( m) t là thời gian đi hết quãng đường s ( s) v là vận tốc ( m/s)
  15. - Đơn vị hợp pháp của vận tốc là mét trên giây (m/s). Ngoài ra còn dùng kilômét trên giờ (km/h) 10 1 km/h = m/s 36 1m/s = 3,6 km/h
  16. - Độ lớn của vận tốc được đo bằng dụng cụ gì? - Độ lớn của vận tốc được đo bằng tốc kế. Tốc kế xe máy
  17.  - Đơn vị vận tốc là m/s và km/h - Độ lớn của vận tốc được đo bằng tốc kế.
  18. Các câu: C4, C5, C6, C7, C8 ( tự học có hướng dẫn) C4: Tìm đơn vị vận tốc thích hợp cho các chỗ trống ở bảng 2.2 Đơn vị chiều dài m m km km cm Đơn vị thời gian s phút h s s Đơn vị vận tốc m/s m/ph km/h km/s cm/s
  19. C5 : a) Vận tốc của một ôtô là 36km/h; của một xe đạp là 10,8km/h; của một tàu hoả là 10m/s? Điều đó cho biết gì? b) Trong ba chuyển động trên chuyển động nào nhanh nhất?
  20. C6: Một đoàn tàu trong khoảng thời gian 1,5 h đi được quãng đường 81km. Tính vận tốc của tàu ra km/h, m/s và so sánh vận tốc của tàu bằng các đơn vị trên.
  21. C7: Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc 12 km/h. Hỏi quãng đường đi được là bao nhiêu km?
  22. C8: Một người đi bộ với vận tốc là 4km/h. Tìm khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc, biết thời gian để người đó đi từ nhà đến nơi làm việc là 30 phút?
  23. III. Chuyển động đều - chuyển động không đều. 1. Định nghĩa: - Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. - Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
  24. C1: Thả một bánh xe lăn trên máng nghiêng AD và máng ngang DF (Hình 3.1). Theo dõi chuyễn động của trục bánh xe và ghi quãng đường trục bánh xe lăn được sau khoảng thời gian 3 giây liên tiếp, ta được kết quả ở bảng 3.1 Hình 3.1
  25. Bảng 3.1 Tên quãng đường AB BC CD DE EF Chiều dài quãng 0,05 0,15 0,25 0,33 0,33 đường s(m) Thời gian chuyển 3,0 3,0 3,0 3,0 3,0 động t (s) Trên quãng đường nào thì chuyển động của trục bánh xe là chuyển động đều, chuyển động không đều? * Chuyển động đều quãng đường DF. * Chuyển động không đều quãng đường AD.
  26. C2. Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là đều, không đều? a) Chuyển động của đầu cánh quạt máy khi quạt đang chạy ổn định. b) Chuyển động của ôtô khi khởi hành. c) Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc. d) Chuyển động của tàu hoả khi vào ga. Câu a là chuyển động đều Câu b, c, d là chuyển động không đều.
  27. II. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều: Trên quãng đường AB, BC, CD, trung bình mỗi giây trục bánh xe lăn được bao nhiêu met thì ta nói vận tốc trung bình của trục bánh xe trên mỗi quãng đường đó là bấy nhiêu met trên giây.
  28. C3. Hãy tính độ lớn của vận tốc trung bình của trục bánh xe trên mỗi quãng đường từ A đến D. Trục bánh xe chuyển động nhanh lên hay chậm đi. s Từ công thức v = t Ta có: vAB = 0,017m/s vBC = 0,050m/s vCD = 0,083m/s Từ A đến D chuyển động của trục bánh xe là nhanh dần.
  29. II. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều: Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng công thức. s s1 + s2 + + sn vtb = = t t1 + t2 + + tn
  30. III. Vận dụng: ( Tự học có hướng dẫn) C4. Chuyển động của ôtô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động đều hay không đều? Tại sao? Khi nói ôtô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng với vận tốc 50km/h là nói vận tốc nào? - Chuyển động của ôtô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động không đều. - vận tốc 50km/h là vận tốc trung bình của ôtô.
  31. C5. Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m hết 30s. Khi hết dốc xe lăn trên quãng đường năm ngang dài 60m trong 24s rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc, trên quãng đường ngang và trên cả hai quãng đường. Giải Vận tốc trung bình trên quãng đường dốc s1 = 120m t1 = 30s Ta có: v = S 1 = 120 = 4(m/s) 1 t 30 s2 = 60m 1 t2 = 24s Vận tốc trung bình trên quãng đường ngang s 60 Ta có: v = 2 = = 2,5(m/s) v1 = ? 2 t2 24 v2 = ? Vận tốc trung bình trên cả hai quãng đường vtb = ? s1 + s2 120 + 60 Ta có: vtb = = = 3,33(m/s) t1+ t2 30 + 24
  32. C6. Một đoàn tàu chuyển động trong 5h với vận tốc trung bình là 30km/h. Tính quãng đường đoàn tàu đi được. Tóm tắt: t = 5h v = 30km/h tb Giải s =?km Quãng đường đoàn tàu đi được trong 5h S Ta có: v = s = v .t = 30.5 = 150(km) tb t tb
  33. GHI NHỚ - Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. - Công thức tính vận tốc v = s - Đơn vị vận tốc là m/s và km/h t - Độ lớn của vận tốc được đo bằng tốc kế. - Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. - Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. - Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều s s1 + s2 + + sn vtb = = t t1 + t2 + + tn
  34. Dặn dò 1. Học bài 2. Làm các bài tập trong sách bài tập: - Bài 2: Làm 5 bài tự chọn - Bài 3: Làm 5 bài tự chọn 3. Xem trước bài 4: Biểu diễn lực.