Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Chủ đề: Cấu tạo chất - Năm học 2019-2020 - Sơn Thái An

pptx 18 trang buihaixuan21 2580
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Chủ đề: Cấu tạo chất - Năm học 2019-2020 - Sơn Thái An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_lop_8_chu_de_cau_tao_chat_nam_hoc_2019_2020.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Chủ đề: Cấu tạo chất - Năm học 2019-2020 - Sơn Thái An

  1. Chủ đề: Cấu tạo chất. (tích hợp 2 bài: 19 và 20 sgk VL8 theo tinh thần giảm tải nội dung của Bộ GD&ĐT vì dịch COVID-19) Người soạn: Sơn Thái An thaian79ah2@gmail.com
  2. Nội dung chủ đề gồm các nội dung Phần 1. Khởi động Phần 2. Hình thành kiến thức Phần 3. Luyện tập. Phần 4. Tự học mở rộng kiến thức:
  3. HS học từ nội dung Phần 1. Khởi động Phần 2. Hình thành kiến thức Phần 3. Luyện tập Phần 4. Tự học mở rộng kiến thức
  4. Phần 1. Khởi động 1. Xem Clip TN và nhận xét. HS đăng nhập vào: Tại sao thể tích hỗn hợp lại nhỏ hơn 100cm3?
  5. Phần 2. Hình thành kiến thức I. Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không? - Vật chất không liền một khối mà được cấu tạo từ các hạt riêng biệt rất nhỏ, mắt thường không thể nhìn thấy được. - Những hạt riêng biệt này được gọi là nguyên tử. Các nguyên tử kết hợp lại gọi là phân tử. - Vì các nguyên tử, phân tử là các hạt vô cùng nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy được, nên các chất nhìn có vẻ như liền một khối!
  6. Hình ảnh các nguyên tử được chụp thông qua kính hiển vi điện tử hiện đại Kính hiển vi điện tử hiện đại Nguyên tử Sắt Nguyên tử Silic
  7. II. Giữa các phân tử có khoảng cách không? Nhiều thí nghiệm chứng tỏ : Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. (HS có thể tự làm thí nghiệm ở nhà theo HD ở SGK VL8 để kiểm chứng) III. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? 1. Thí nghiệm Brao - Xem Clip TN và nhận xét. HS đăng nhập vào: Khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi đã phát hiện thấy chúng chuyển động không ngừng về mọi phía
  8. Quan sát sự va chạm của các phân tử nước lên hạt phấn hoa. C3: Taị sao các phân tử nước có thể làm cho các hạt phấn hoa chuyển động?
  9. * Phải hơn năm mươi năm sau thí nghiệm của Bơ-rao, mãi tới năm 1905, nhà vật lí An- be Anh-xtanh (người Đức) mới giải thích được đầy đủ và chính xác thí nghiệm của Bơ- rao. Nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Brao là do phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng Vậy: Các nguyên tử, phân tử chuyển An-be Anh-xtanh (1879 -1955) động hỗn độn không ngừng.
  10. IV. Chuyển động phân tử và nhiệt độ Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh Nước nóng Nước lạnh
  11. Phần 3. Luyện tập Câu 1. Hãy chọn câu sai A. Không khí hòa trộn với một khí khác dễ hơn đi vào một chất lỏng B. Chất rắn hoàn toàn không cho một chất khí đi qua vì giữa các hạt chất rắn không có khoảng cách. C. Cá vẫn sống được ở sông, hồ, ao, biển. Điều này cho thấy không khí truyền được vào nước. D. Việc đường hòa tan trong nước chứng tỏ giữa các phân tử nước có khoảng cách. Đáp án Chọn B
  12. Câu 2. Tại sao quả bóng dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp? A. Vì khi mới thổi không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại. B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại. C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài. D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài. Đáp án Chọn D.
  13. Câu 3. Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử? A. Chuyển động không ngừng. B. Có lúc chuyển động có lúc đứng yên. C. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Đáp án Chọn B.
  14. Câu 4. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm dần thì đại lượng nào dưới đây của vật không thay đổi? A. khối lượng và trọng lượng. B. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng. C. Thể tích và nhiệt độ. D. Nhiệt năng Đáp án Chọn A.
  15. Câu 5. Lấy một cốc nước đầy và một thìa con muối tinh. Cho muối dần dần vào nước cho đến khi hết thìa muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài. Hãy giải thích vì sao? Đáp án Vì phân tử muối xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.
  16. Câu 6. Mở lọ nước hoa trong lớp học. Sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. Hãy giải thích tại sao? Đáp án Vì các phân tử nước hoa chuyển động không ngừng xen lẫn vào khoảng giữa phân tử không khí.
  17. Phần 4. Tự học mở rộng kiến thức * Khối lượng của trái đất lớn hơn khối lượng của quả cam bao nhiêu lần thì khối lượng của quả cam lớn hơn khối lượng của phân tử hiđrô bấy nhiêu lần. 24 m ≈ 0,15kg. mtrái đất = 5,9.10 kg quả cam 24 24 m ≈ 39.10 m mquả cam ≈ 39.10 mH trái đất quả cam 2 * Nếu xếp một triệu phân tử nước nối liền nhau thành một hàng thì cũng chưa dài đến 2cm. * Nếu tưởng tượng mỗi vật đều lớn gấp một triệu lần, nghĩa là một con muỗi trở thành một con vật khổng lồ dài tới 10km thì kích thước mỗi phân tử vẫn chưa lớn bằng một dấu chấm (.).
  18. 1. Xem Clip TN và nhận xét. HS đăng nhập vào: