Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Tiết 7: Ôn tập cơ học

ppt 16 trang buihaixuan21 8470
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Tiết 7: Ôn tập cơ học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_lop_8_tiet_7_on_tap_co_hoc.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Tiết 7: Ôn tập cơ học

  1. TIẾT 7: ÔN TẬP PHẦN I: LÝ THUYẾT Bài 1: Chuyển động cơ học 1. Chuyển động cơ học là gì? 2. Tại sao nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối? 3. Nêu các dạng chuyển động thường gặp? Bài 2: Vận tốc 1. Vận tốc là gì? 2. Công thức tính vận tốc? 3. Đơn vị vận tốc? Bài 3: Chuyển động đều – Chuyển động không đều 1. Chuyển động đều là gì 2. Chuyển động không đều là gì? 3. Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều
  2. TIẾT 7: ÔN TẬP PHẦN I: LÝ THUYẾT Bài 4: Biểu diễn lực – Quán tính 1. Thế nào là một đại lượng vectơ? 2. Nêu cách kí hiệu vectơ lực? 3. Để biểu diễn vectơ lực, ta cần biết được những yếu tố nào của lực? Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính 1. Hai lực cân bằng là gì? 2. Nêu tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động? 3. Quán tính là gì? Bài 6: Lực ma sát 1. Có những loại lực ma sát nào? 2. Những lực ma sát đó sinh ra khi nào? 3. Trong đời sống và kĩ thuật, lực ma sát có lợi hay có hại?
  3. TIẾT 7: ÔN TẬP PHẦN I: LÝ THUYẾT
  4. TIẾT 7: ÔN TẬP PHẦN II: VẬN DỤNG 1:Một đoàn môtô đang chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ôtô đang đậu bên đường. Ý kiến nhận xét nào sau đây là đúng. A. Các môtô chuyển động đối với nhau. B. Các môtô đứng yên đối với nhau. C. Các môtô đứng yên đối ôtô. D. Các môtô và ôtô chuyển động đối với mặt đường. TiÕc qu¸Hoan . . ! Em h«. chän . . ! ®óng sai råi. råi . . . !
  5. TIẾT 7: ÔN TẬP PHẦN II: VẬN DỤNG 2. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất Hai lực được gọi là cân bằng khi: A. Cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn. B. Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn. C. Cùng phương, cùng độ lớn, cùng đặt lên một vật. D. Cùng đặt lên một vật, cùng độ lớn, phương nằm trên một đương thẳng, ngược chiều nhau . Tiếc quḠHoan. . ! Em hô chọn . . . ! saiĐúng rồi. rồi . . . !
  6. TIẾT 7: ÔN TẬP PHẦN II: VẬN DỤNG 3. Ôtô đang chuyển động đột ngột dừng lại. Hành khách trong xe bị. A. Ngã về phía sau. B. Nghiêng người sang trái. C. Nghiêng người sang phải. D. Xô người về phía trước . TiÕc qu¸Hoan . . ! Emh«. .chän . ! ®óng sai råi.råi . . . !
  7. TIẾT 7: ÔN TẬP PHẦN II: VẬN DỤNG 4. Ngồi trong xe ôtô đang chạy, ta thấy hai hàng cây bên đường chuyển động theo chiều ngược lại. Giải thích hiện tượng này. ➔ Vì khi chọn ôtô làm mốc thì cây sẽ chuyển động tương đối so với ôtô và người trên xe.
  8. TIẾT 7: ÔN TẬP PHẦN II: VẬN DỤNG 5. Vì sao khi mở nắp chai bị vặn chặt, người ta phải lót tay bằng vải hay cao su. ➔ Làm như vậy để tăng lực ma sát lên nắp chai. Lực ma sát này giúp ta vặn nắp chai dễ dàng hơn.
  9. TIẾT 7: ÔN TẬP PHẦN II: VẬN DỤNG 6. Diễn tả các yếu tố của lực vẽ ở hình sau: 7. Biểu diễn trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng 50 kg theo tỉ xích 1 cm ứng với 100 N. 8. Một đầu tàu khi khởi hành cần một lực kéo 10000N, nhưng khi chuyển động thẳng đều trên đường sắt thì chỉ cần một lực kéo 5000N. a. Tìm độ lớn của lực ma sát khi bánh xe lăn đều trên đường sắt. b. Biết đầu tàu có khối lượng 10 tấn. Hỏi lực ma sát này có độ lớn bằng bao nhiêu phần trọng lượng của đoàn tàu?
  10. TIẾT 7: ÔN TẬP PHẦN II: VẬN DỤNG 6. Diễn tả các yếu tố của lực vẽ ở hình sau: Trả lời: Lực F tác dụng lên vật có: - Gốc đặt tại A. - Phương nghiêng tạo với phương nằm ngang một góc 300 - Chiều hướng lên (sang phải) - Cường độ: F = 3.15 = 45 N
  11. TIẾT 7: ÔN TẬP PHẦN II: VẬN DỤNG 7. Biểu diễn trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng 50 kg theo tỉ xích 1 cm ứng với 100 N. Trả lời: Trọng lực P tác dụng lên vật có: - Điểm đặt tại G (trọng tâm của vật). - Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. - Cường độ P = 50.10 = 500 N (ứng với 5 cm).
  12. TIẾT 7: ÔN TẬP PHẦN II: VẬN DỤNG 8. Một đầu tàu khi khởi hành cần một lực kéo 10000N, nhưng khi chuyển động thẳng đều trên đường sắt thì chỉ cần một lực kéo 5000N. a. Tìm độ lớn của lực ma sát khi bánh xe lăn đều trên đường sắt. b. Biết đầu tàu có khối lượng 10 tấn. Hỏi lực ma sát này có độ lớn bằng bao nhiêu phần trọng lượng của đoàn tàu? Lời giải: a) Khi bánh tàu lăn đều trên đường sắt thì lực kéo cân bằng lực cản, nên lực ma sát bằng 5000N. b)- Khối lượng đầu tàu là: m =10 tấn = 10000kg - Trọng lượng đầu tàu là: P = 10.m = 10.10000 = 100000N - So với trọng lượng đầu tàu thì lực ma sát bằng: 5000:100000 = 0,05 (lần) Đáp số: a) 5000N b) 0,05 lần .
  13. TỔNG KẾT
  14. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC *Đối với bài học tiết này: •Ôn lại các kiến thức đã học •Làm các bài tập trong sách bài tập *Đối với bài học tiết tiếp theo •Chuẩn bị giấy và dụng cụ học tập tiết sau kiểm tra
  15.                                                                                                              