Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Bài 42: Thấu kính hội tụ - Nghiêm Xuân Hiệp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Bài 42: Thấu kính hội tụ - Nghiêm Xuân Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_vat_li_lop_9_bai_42_thau_kinh_hoi_tu_nghiem_xuan_h.ppt
Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Bài 42: Thấu kính hội tụ - Nghiêm Xuân Hiệp
- Trường Đại Học Hùng Vương
- Kiểm tra bài củ Câu hỏi : • Hãy vẽ tia khúc xạ trong trường hợp : tia sáng truyền từ không khí sang thuỷ tinh . • Nêu mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ . S N Không khí P I Q Thủy tinh N’
- Bài 42 THẤU KÍNH HỘI TỤ Tiết 46
- Tiết 46- Bài 42 : THẤU KÍNH HỘI TỤ I. Đặc điểm của thấu kính hội tụ 1. Thí nghiệm : Em hãy bố trí thí nghiệm như hình sau, trong đó chiếu một chùm sáng tới song song theo phương vuông góc với mặt một thấu kính hội tụ . C1 : Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính có đặc điểm gì mà người ta gọi nó là thấu kính hội tụ ? Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính là chùm hội tụ .
- Tiết 46- Bài 42 : THẤU KÍNH HỘI TỤ I. Đặc điểm của thấu kính hội tụ 1. Thí nghiệm : • Tia sáng đi tới thấu kính gọi là tia tới . • Tia khúc xạ ra khỏi thấu kính gọi là tia ló .
- Tiết 46- Bài 42 : THẤU KÍNH HỘI TỤ I. Đặc điểm của thấu kính hội tụ 1. Thí nghiệm : C2 : Em hãy chỉ ra tia tới, tia ló trong thí nghiệm ?
- Tiết 46- Bài 42 : THẤU KÍNH HỘI TỤ I. Đặc điểm của thấu kính hội tụ 2. Hình dạng của thấu kính hội tụ : C3 : Em hãy tìm hiểu, so sánh độ dày phần rìa so với phần giữa của thấu kính hội tụ dùng trong thí nghiệm ? Phần rìa của thấu kính hội tụ mỏng hơn phần giữa .
- Tiết 46- Bài 42 : THẤU KÍNH HỘI TỤ I. Đặc điểm của thấu kính hội tụ 2. Hình dạng của thấu kính hội tụ : • Thấu kính được làm bằng vật liệu trong suốt ( thường là thủy tinh hoặc nhựa ) . • Tiết diện của một số thấu kính hội tụ bị cắt theo một mặt phẳng vuông góc với mặt thấu kính .
- Tiết 46- Bài 42 : THẤU KÍNH HỘI TỤ I. Đặc điểm của thấu kính hội tụ 2. Hình dạng của thấu kính hội tụ : C3a : Kí hiệu của thấu kính hội tụ được vẽ như thế nào ?
- Tiết 46- Bài 42 : THẤU KÍNH HỘI TỤ II. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ 1. Trục chính : C4 : Quan sát lại thí nghiệm và cho biết, trong ba tia sáng tới thấu kính, tia nào qua thấu kính truyền thẳng không bị đổi hướng ? Trong ba tia sáng tới thấu kính, tia ở giữa truyền thẳng không bị đổi hướng .
- Tiết 46- Bài 42 : THẤU KÍNH HỘI TỤ II. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ 1. Trục chính : C4a : Em hãy cho biết cách kiểm tra tia truyền thẳng ? . Dùng thước thẳng kiểm tra đường truyền của tia sáng đó .
- Tiết 46- Bài 42 : THẤU KÍNH HỘI TỤ II. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ 1. Trục chính : • Trong các tia tới vuông góc với mặt thấu kính hội tụ, có một tia cho tia ló truyền thẳng không đổi hướng . Tia này trùng với một đường thẳng được gọi là trục chính (r) của thấu kính . Trục chính r
- Tiết 46- Bài 42 : THẤU KÍNH HỘI TỤ II. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ 2. Quang tâm : • Trục chính của thấu kính hội tụ đi qua một điểm O trong thấu kính mà mọi tia sáng tới điểm này đều truyền thẳng, không đổi hướng . • Điểm O gọi là quang tâm của thấu kính . S Trục chính O r
- Tiết 46- Bài 42 : THẤU KÍNH HỘI TỤ II. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ 3. Tiêu điểm : C5 : Quan sát lại thí nghiệm và cho biết điểm hội tụ F của chùm tia ló nằm trên đường thẳng chứa tia tới nào ? Hãy biểu diễn chùm tia tới và chùm tia ló trong thí nghiệm này ? r O Điểm hội tụ F của chùm tia F tới song song với trục chính của thấu kính, nằm trên trục chính .
- Tiết 46- Bài 42 : THẤU KÍNH HỘI TỤ II. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ 3. Tiêu điểm : C6 : Với thí nghiệm trên, nếu chiếu chùm tia tới vào mặt bên kia của thấu kính thì chùm tia ló có đặc điểm gì ? Khi đó chùm tia ló vẫn hội tụ r O tại một điểm F F’ khác trên trục chính (điểm F’)
- Tiết 46- Bài 42 : THẤU KÍNH HỘI TỤ II. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ 3. Tiêu điểm : • Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm F nằm trên trục chính . • Điểm đó gọi là tiêu điểm của thấu kính hội tụ và nằm khác phía với chùm tia tới . • Một thấu kính có hai tiêu điểm F và F’ nằm về hai phía của thấu kính, cách đều quang tâm . r O F F’
- Tiết 46- Bài 42 : THẤU KÍNH HỘI TỤ II. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ 4. Tiêu cự : O F Tiêu cự Tiêu cự F’ OF = OF’ = f Khoảng cách từ quang tâm đến một tiêu điểm gọi là tiêu cự của thấu kính . Nếu cho tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính thì thấy tia ló song song với trục chính .
- III. Vận dụng Câu 1 : Một thấu kính hội tụ, quang tâm O, trục chính r, hai tiêu điểm F và F’, các tia tới 1, 2, 3 . Hãy vẽ tia ló của các tia này ?
- III. Vận dụng Câu 2 : Thấu kính hội tụ là thấu kính có : A . Phần rìa mỏng hơn phần giữa . B . Phần rìa dày hơn phần giữa . C . Chùm tia tới song song chùm tia ló hội tụ . D . A và C đúng .
- Tiết 46- Bài 42 : THẤU KÍNH HỘI TỤ Ghi nhớ • Thấu kính hội tụ thường dùng có phần rìa mỏng hơn phần giữa . • Một chùm tia tời song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính . • Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ : * Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia ló . * Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm . * Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính .
- Hướng dẫn về nhà. • Học phần ghi nhớ _ sách giáo khoa _ trang 115 • Làm bài tập số 42 – 43.3 trang 50 _ sách bài tập