Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Bài 42: Thấu kính hội tụ - Nguyễn Thị Thanh Tâm

ppt 16 trang phanha23b 24/03/2022 3110
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Bài 42: Thấu kính hội tụ - Nguyễn Thị Thanh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_lop_9_bai_42_thau_kinh_hoi_tu_nguyen_thi_th.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Bài 42: Thấu kính hội tụ - Nguyễn Thị Thanh Tâm

  1. VẬT LÍ 9 BÀI 42: THẤU KÍNH HỘI TỤ GV thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Tâm Trường: THCS Phương Trung
  2. Mục tiêu: 1. Kiến thức: • HS nhận dạng được TKHT • Mô tả được sự khúc xạ của các tia đặc biệt khi đi qua TKHT • Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các bài tập đơn giản về TKHT và giải thích một số hiện tượng thường gặp trong thực tế. 2. Kĩ năng: • Biết làm thí nghiệm dựa trên các yêu cầu của kiến thức trong SGK từ đó tìm ra đặc điểm của TKHT. 3. Thái độ: • Nhanh nhẹn, nghiêm túc.
  3. Câu 1: - Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. - Vẽ hình minh họa. Câu 2: - Hãy nêu quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ. - So sánh góc tới và góc khúc xạ khi ánh sáng đi từ môi trường không khí sang môi trường nước và ngược lại.
  4. Trả lời: S N Câu 1 K.Khí - Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là i hiện tượng khi ánh sáng truyền từ i môi trường trong duốt này sang môi r Nước trường trong suốt khác bị gãy khúc tại bề mặt phân cách giữa hai môi N’ trường. K Câu 2: - Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ: + khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm). + khi góc tới bằng 0 thì góc khúc xạ cũng bằng 0 - Khi ánh sáng truyền từ không khí vào nước: Góc khúc xạ góc tới.
  5. Thấu kính hội tụ là gì
  6. I. ĐẶC ĐIỂM CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ 1. Thí nghiệm - Quan sát hình vẽ 42.2 hãy kể a) Dụng cụ thí nghiệm: tên các dụng cụ thí nghiệm. - Nguồn điện. - Một thấu kính hội tụ. - Một màn chắn. - Một giá quang học. b) Mục đích thí nghiệm: - Quan sát đặc điểm đường truyền của chùm sáng khi đi qua TKHT Hình 42.2 c) Tiến hành thí nghiệm: Bước 1: Mắc mạch điện theo hình 42.2. Bước 2: Chiếu một chùm sáng tới song song theo phương vuông góc với mặt TKHT.
  7. Quan sát TN và trả lời C1. Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu câu hỏi kính có đặc điểm gì mà người ta gọi nó là TKHT ? Tia ló Tia tới Trả lời: Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính hội tụ tại một điểm nên người ta gọi nó là TKHT. • Tia sáng đi tới thấu kính gọi là tia tới. • Tia khúc xạ ra khỏi thấu kính gọi là Hình 42.2 tia ló. C2. Hãy chỉ ra tia tới, tia ló trong thí nghiệm hình 42.2.
  8. 2. Hình dạng của TKHT C3. Tìm hiểu, so sánh độ dày phần rìa với phần giữa của thấu kính hội tụ dùng trong thí nghiệm. Trả lời: - TKHT thường được làm bằng vật liệu trong suốt như thủy tinh hoặc nhựa - TKHT có phần rìa mỏng hơn phần giữa. * Kí hiệu TKHT:
  9. II. TRỤC CHÍNH, QUANG TÂM, TIÊU ĐIỂM, TIÊU CỰ CỦA TKHT 1. Trục chính. Tia tới. C4. Quan sát lại TN ở hình 42.2 và cho Tia ló biết, trong ba tia sáng tới thấu kính, tia nào qua thấu kính truyền thẳng không đổi hướng? Tìm cách kiểm tra điều này. Trả lời: Trong ba tia sáng tới thấu kính, tia ở giữa truyền thẳng không bị đổi Hình 42.2 hướng.Dùng thước để kiểm tra đường truyền của tia sáng đó. - Trong các tia tới vuông góc với O mặt TKHT, có một tia cho tia ló truyền thẳng không đổi hướng. Tia này trùng với một đường thẳng được gọi là trục chính ( ) của thấu kính.
  10. 2. Quang tâm - Quang tâm là giao của trục chính và thấu kính - Điểm O là quang tâm của thấu kính. - Mọi tia sáng qua quang tâm không bị đổi hướng. O
  11. 3. Tiêu điểm - Mỗi thấu kính có hai tiêu điểm F và F' nằm trên trục chính ở hai phía của thấu kính và cách đều quang tâm. . O . F F' 4. Tiêu cự - Khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm OF = OF' = f gọi là tiêu cự của thấu kính. O F F ' f f
  12. * Đặc điểm đường đi của ba tia sáng đặc biệt qua TKHT - Tia tới qua quang tâm thì tia ló tiếp O tục truyền thẳng. F F' -Tia tới song song với trục chính thì O tia ló đi qua tiêu điểm. F F' - Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló O song song với trục chính. F F'
  13. III. VẬN DỤNG C7. Trên hình 42.6 có vẽ TKHT, quang tâm O, trục chính , hai tiêu điểm F và F/,các tia tới 1, 2, 3. Hãy vẽ các tia ló của các tia này. S (1) (2) F/ F O (3) S/ C8. Trả lời câu hỏi bạn Kiên nêu ra ở phần mở bài. Trả lời: - TKHT là thấu kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa. -Nếu chiếu một chùm sáng tới song song với trục chính của TKHT thì chùm tia ló sẽ hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
  14. ỨNG DỤNG CỦA TKHT -TKHT được ứng dụng rất nhiều trong đời sống và kỹ thuật KÍNH KÍNH THIÊN HIỂN VĂN VI ỐNG MÁY NHÒM ẢNH
  15. TỔNG KẾT BÀI HỌC ✓ Thấu kính hội tụ được làm bằng vật liệu trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu (một trong hai mặt có thể là mặt phẳng). ✓ Phần rìa mỏng hơn phần giữa. ✓ Mỗi thấu kính đều có trục chính, quang tâm, tiêu điểm và tiêu cự. ➢ Tia tới qua quang tâm cho tia ló tiếp tục truyền thẳng. ➢ Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm. ➢ Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.
  16. Hướng dẫn học bài ở nhà • Học thuộc phần ghi nhớ. • Đọc phần có thể em chưa biết SGK trang 115. • Làm bài tập 42-43.1 đến 42-43.3 SBT. • Xem bài mới: “Ảnh của một vật tạo bởi TKHT’’ và chuẩn bị bài bằng các câu hỏi C1 đến C5 SGK.