Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Bài 7: Bài tập thấu kính phân kì - Trịnh Thị Bích Hằng

pptx 14 trang phanha23b 24/03/2022 3070
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Bài 7: Bài tập thấu kính phân kì - Trịnh Thị Bích Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_lop_9_bai_7_bai_tap_thau_kinh_phan_ki_trinh.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Bài 7: Bài tập thấu kính phân kì - Trịnh Thị Bích Hằng

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN MÔN VẬT LÍ 9 BÀI 7 - BÀI TẬP THẤU KÍNH PHÂN KÌ Cô giáo: Trịnh Thị Bích Hằng Trường THCS Như Quỳnh – Văn Lâm.
  2. Bài 7 - BÀI TẬP THẤU KÍNH PHÂN KÌ I. Kiến thức cần nhớ 1. Đặc điểm của thấu kính phân kì - Thấu kính phân kì là một khối chất trong suốt, có phần rìa dày hơn phần giữa. - Chiếu chùm tia sáng song song tới thấu kính, thu được chùm tia ló là chùm tia phân kì. - Nhìn dòng chữ trong trang sách qua thấu kính phân kì, dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn trực tiếp.
  3. Bài 7 - BÀI TẬP THẤU KÍNH PHÂN KÌ 2. Đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì. - Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới. F O F’ - Tia tới song song với trục chính thì tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm. F O F’ 3. Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì. - Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
  4. 4. Cách dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì Muốn dựng ảnh của một vật sáng AB có dạng mũi tên, vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì (A nằm trên trục chính), ta dựng ảnh của điểm sáng B bằng cách sử dụng hai tia sáng đặc biệt: - Tia tới thấu kính song song với trục chính cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm. - Tia tới thấu kính đi qua quang tâm cho tia ló truyền thẳng không bị đổi hướng. Giao điểm phần kéo dài của hai tia ló là ảnh B' của điểm sáng B. Từ B' hạ đường vuông góc cắt trục chính tại điểm A' . A'B' là ảnh của AB Lưu ý: A'B' là ảnh ảo được biểu diễn bằng đường nét đứt.
  5. Bài 7 - BÀI TẬP THẤU KÍNH PHÂN KÌ II. Bài tập Câu 1: Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với một phần 1, 2, 3, 4 để thành một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng a) Thấu kính phân kì là một khối thủy 1. mọi tia sáng đến điểm này đều tinh có hai mặt cầu lõm hoặc truyền thẳng, không đổi hướng. b) Đặt một cái cốc rỗng trên một 2. đường thẳng vuông góc với trang sách, rồi nhìn qua đáy cốc, ta mặt thấu kính mà một tia sáng thấy các dòng chữ nhỏ đi. Đáy cốc truyền dọc theo đó không bị lệch đóng vai trò như hướng. c) Trục chính của thấu kính phân kì là 3. một thấu kính phân kì. một 4. một mặt cầu lõm và một mặt d) Quang tâm của thấu kính phân kì phẳng. là một điểm trong thấu kính mà
  6. Bài 7 - BÀI TẬP THẤU KÍNH PHÂN KÌ Câu 2: Chiếu một tia sáng đến quang tâm O của một thấu kính phân kì thì tia ló ra khỏi thấu kính sẽ A. song song với trục chính. BB truyền thẳng theo phương của tia tới. C. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm F. D. đi qua tiêu điểm F. Câu 3: Chiếu một chùm tia tới song song, theo phương vuông góc với mặt một thấu kính phân kì, thu được chùm tia ló ra khỏi thấu kính là chùm tia A. phân kì và không đồng quy. B. hội tụ và không đồng quy. CC phân kì và có đường kéo dài đồng quy tại tiêu điểm F. D. hội tụ và có đường kéo dài đồng quy tại tiêu điểm F.
  7. Bài 7 - BÀI TẬP THẤU KÍNH PHÂN KÌ Câu 4: Đặt một vật trước thấu kính phân kì, thu được ảnh A. thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật. B. thật, ngược chiều, lớn hơn vật. C. ảo, cùng chiều, lớn hơn vật. DD ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật. Câu 5: Phát biểu nào đúng? A. Thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì đều cho ảnh ảo nhỏ hơn vật. B. Thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì đều cho ảnh ảo lớn hơn vật. CC. Thấu kính hội tụ cho ảnh ảo lớn hơn vật, thấu kính phân kì cho ảnh ảo nhỏ hơn vật. D. Thấu kính hội tụ cho ảnh ảo nhỏ hơn vật, thấu kính phân kì cho ảnh ảo lớn hơn vật.
  8. Câu 6: Đặt một chiếc bút trước một thấu kính, đặt mắt sau thấu kính, ta thấy một ảnh nhỏ hơn chính chiếc bút. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Ảnh của chiếc bút là ảnh ảo, thấu kính là thấu kính hội tụ. B. Ảnh của chiếc bút là ảnh thật, thấu kính là thấu kính hội tụ. CC Ảnh của chiếc bút là ảnh ảo, thấu kính là thấu kính phân kì. D. Ảnh của chiếc bút là ảnh thật, thấu kính là thấu kính phân kì.
  9. Bài 7 - BÀI TẬP THẤU KÍNH PHÂN KÌ Câu 7: Cho vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ có tiêu cự 12 cm, điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng 18 cm, AB = h = 6 cm. a) Dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính? Nhận xét đặc điểm của ảnh? b) Tính khoảng cách từ ảnh tới thấu kính và chiều cao của ảnh?
  10. Bài 7 - BÀI TẬP THẤU KÍNH PHÂN KÌ Tóm tắt Giải TKPK a) Ta có hình vẽ sau: OF = f = 12cm OA = 18cm AB = h = 6cm B I B’ a) Vẽ ảnh A’B’? O A F A’ Nhận xét đặc điểm của ảnh A’B’? b) OA’ = ? A’B’ = ? Vậy ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính phân kì là ảnh cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
  11. B I B’ O A F A’ Thay OA = 18cm, OF = 12cm, được: 18 12 b, Từ hình vẽ, có: = OA’ = 7,2cm ′ 12 − ′ c, Thay OA’ = 7,2cm; OA = 18cm; OAB ∽ OA’B’ = 1 ′ ′ ′ AB = 6cm vào (1) được: 18 6 퐹 = A’B’ = 2,4cm OIF ∽ A’B’F = = (2) 7,2 ′ ′ ′퐹 ′ ′ ′ ′ + Đáp số: a, A’B’ là ảnh ảo, cùng 퐹 퐹 chiều với vật và nhỏ hơn vật. + Từ (1) và (2), được: = = ′ ′퐹 퐹 − ′ b, OA’ = 7,2cm. c, A’B’ = 2,4cm.
  12. B I B’ O A F A’ Lưu ý:Vì TKPK chỉ cho ảnh ảo, cùng chiều với vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của TK, có: 퐹 1. = ′ 퐹 − ′ 2. = ′ ′ ′
  13. Bài 7 - BÀI TẬP THẤU KÍNH PHÂN KÌ Câu 8: Cho thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12cm. Đặt trước thấu kính một vật sáng AB vuông góc với trục chính (A nằm trên trục chính) và cách thấu kính một khoảng 36cm, ta thu được ảnh A’B’ a, khoảng cách từ ảnh A’B’ đến thấu kính là A. 36cm. B. 24cm. C. 18cm. D.D. 9cm. b, khi AB = 1cm, độ cao ảnh A’B’ là AA 0,25cm. B. 0,75cm. C. 1cm. D. 4cm. Vì TKPK chỉ cho ảnh ảo, cùng chiều với vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của TK, có: 퐹 36 12 = = OA’ = 9cm ′ 퐹 − ′ ′ 12 − ′ 36 1 Từ công thức: = = A’B’ = 0,25cm ′ ′ ′ 9 ′ ′
  14. III. Bài tập tự luyện Bài 1: Vật sáng AB cao 5cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì, cách thấu kính 50cm, cho ảnh cách thấu kính 20cm. a) Dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính? b) Tìm tiêu cự của thấu kính và chiều cao của ảnh A’B’? Bài 2: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì, cho ảnh nhỏ hơn vật ba lần và cách thấu kính 10cm. a) Tìm khoảng cách từ vật đến thấu kính? b) Tìm tiêu cự của thấu kính? HD: - Tìm hiểu ứng dụng của thấu kính phân kì trong thực tiễn như ở: đèn pha ô tô và xe máy, mắt kính cận, lỗ nhỏ gắn trên cánh cửa ra vào nhà để quan sát người ở bên ngoài - Làm bài tập47.1 đến 47.12 (SBTMHHH-tr95), phần C (SHDKHTN9/2-tr135) - Đọc và tìm hiểu bài“ Mắt ” (SGK – tr128, SHDKHTN9 - tập 2 – tr139)