Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tiết 24: Tác dụng từ của dòng điện-Từ trường

ppt 22 trang phanha23b 24/03/2022 6250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tiết 24: Tác dụng từ của dòng điện-Từ trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_lop_9_tiet_24_tac_dung_tu_cua_dong_dien_tu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tiết 24: Tác dụng từ của dòng điện-Từ trường

  1. CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ VẬT LÝ LỚP 9/1
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ: Câu 1: Nêu kết luận về từ tính của nam châm Câu 2: Khi hai nam châm đặt gần nhau thì có thể xảy ra những hiện tượng gì? Câu 3: Nêu các cách khác nhau để xác định tên các từ cực của một thanh nam châm khi màu sơn đánh dấu cực đã bị tróc hết.?
  3. TIẾT 24: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN – TỪ TRƯỜNG
  4. Thí nghiệm H22.1/SGK/61 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: - Dùng một dây dẫn đặt ở mặt trên của một chiếc la bàn sao cho dây dẫn nằm gần song song với kim nam châm. - Nối một đầu dây dẫn với một cực của viên pin - Chạm nhanh đầu dây dẫn còn lại vào cực kia của pin rồi tách ra và quan sát kim nam châm của la bàn. C1: - Quan sát và cho biết có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm. Lúc đã nằm cân bằng, kim nam châm còn song song với dây dẫn nữa không? - Rút ra kết luận gì?
  5. Kết luận: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ.
  6. Thí nghiệm: TIẾN HÀNH: Một kim nam châm (nam châm thử) được đặt tự do trên trục thẳng đứng, đang chỉ hướng Nam – Bắc. Đưa nó đến các vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện N S hoặc xung quanh thanh nam châm. C2: Có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm? C3: Ở mỗi vị trí, sau khi nam châm đã đứng yên, xoay cho nó lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Nhận xét hướng của kim nam châm sau khi đã trở lại vị trí cân bằng?
  7. Kết luận: - Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói trong không gian đó có từ trường. - Tại mỗi vị trí nhất định trong từ trường của thanh nam châm hoặc của dòng điện, kim nam châm đều chỉ một hướng xác định.
  8. - Người ta thường dùng kim nam châm (nam châm thử) để nhận biết từ trường. - Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường
  9. C4: Nếu có một kim nam châm thì em làm thế nào để phát hiện ra trong dây dẫn AB có dòng điện hay không? Trả lời: Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm lệch khỏi hướng Nam-Bắc thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua và ngược lại.
  10. C5: Thí nghiệm nào đã làm với nam châm chứng tỏ rằng xung quanh Trái Đất có từ trường? Trả lời: Đó là TN đặt kim nam châm ở trạng thái tự do, khi đã đứng yên, kim nam châm luôn chỉ hướng Nam – Bắc .
  11. C6: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định, không trùng với hướng Nam-Bắc. Từ đó có thể rút ra kết luận gì về không gian xung quanh kim nam châm? Trả lời: Không gian xung quanh kim nam châm có từ trường.
  12. Củng cố: - Mô tả một thí nghiệm chứng tỏ dòng điện tác dụng lực lên kim nam châm ở gần nó. Loại tác dụng này của dòng điện có tên gọi là gì? - Trong thí nghiệm trên, nếu ta đổi chiều dòng điện qua dây, chiều quay của kim nam châm có thay đổi không?
  13. Thí nghiệm về tác dụng từ của dòng điện lên kim nam châm (ở phần I) được thực hiện đầu tiên vào năm 1820 bởi nhà Vật Lý học người Đan Mạch Hans Christian Oersted (H.C.Ơ-xtet) (1777-1851). Thí nghiệm của Ơ-xtet cho thấy mối liên hệ giữa các hiện tượng điện và từ mà trước đó người ta vẫn cho rằng đó là hai hiện tượng độc lập với nhau. Thí nghiệm của Ơ-xtet cũng được coi như một dấu mốc khai sinh ra môn điện từ học, môn khoa học làm nền tảng cho sự ra đời của những sáng chế lớn lao trong lịch sử nhân loại: máy phát điện và động cơ điện.
  14. Con người không cảm nhận được từ trường nhưng nhiều loài sinh vật có thể nhận biết được từ trường của Trái Đất, như chim di trú, rùa biển Khả năng này giúp chúng định hướng và di chuyển rất xa, trên những quãng đường lên đến hàng ngàn km mà có thể chúng chưa từng đi qua. Một thí nghiệm minh họa cho điều đó là khi buộc nam châm vào một số loài chim di trú, chúng đã bị rối loạn phương hướng và mất khả năng định vị đường bay.
  15. Tõ trêng thêng ®îc ph¸t hiÖn ë khu vùc: - L©n cËn c¸c ®êng d©y cao thÕ. - C¸c d©y tiÕp ®Êt cña hÖ thèng thu l«i.
  16. - C¸c d©y tiÕp ®Êt cña c¸c thiÕt bÞ ®iÖn. - Khu vùc xung quanh thiÕt bÞ ®iÖn ®ang vËn hµnh: mµn hình m¸y vi tÝnh, ®ång hå ®iÖn, m¸y sÊy tãc, ®iÖn tho¹i di ®éng
  17. + Trong không gian, từ trường và điện trường tồn tại trong một trường thống nhất là điện từ trường. Sóng điện từ là sự lan truyền của điện từ trường biên thiên trong không gian. + Các sóng radio, sóng vô tuyến, ánh sáng nhìn thấy, tia X, tia gama cũng là sóng điện từ. Các sóng điện từ lan truyền mang theo năng lượng. Năng lượng sóng điện từ phụ thuộc vào tần số và cường độ sóng.
  18. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý: - Xây dựng các trạm phát sóng điện từ xa khu dân cư. - Sử dụng điện thoại di động hợp lý, đúng cách; không sử dụng điện thoại di động để đàm thoại quá lâu để giảm thiểu tác hại của sÓng điện từ đối với cơ thể, tắt điện thoại khi ngủ hoặc để xa người. - Giữ khoảng cách giữa các trạm phát sóng phát thanh truyền hình một cách hợp lý - Tăng cường sử dụng truyền hình cáp, điện thoại cố định; chỉ sử dụng điện thoại di động khi thật cần thiết.
  19. - Kh«ng nªn ngñ gÇn c¸c thiÕt bÞ ®iÖn - Giữ kho¶ng c¸ch víi ®Çu m¸y video Ýt nhÊt lµ 4,5 mÐt, h·y t¾t ®Çu m¸y khi kh«ng sö dông. - Kh«ng ngåi gÇn phía sau mµn hình vi tÝnh. - Giữ kho¶ng c¸ch vµi mÐt ®èi víi ti vi.
  20. GHI NHí • Kh«ng gian xung quanh nam ch©m, xung quanh dßng ®iÖn tån t¹i mét tõ trêng. Nam ch©m hoÆc dßng ®iÖn ®Òu cã kh¶ năng t¸c dông lùc tõ lªn kim nam ch©m ®Æt gÇn nã. • Ngêi ta dïng kim nam ch©m (gäi lµ nam ch©m thö) ®Ó nhËn biÕt tõ trêng.
  21. DẶN DÒ VỀ NHÀ: - Học bài theo Ghi nhớ - BTVN: 22.1 →22.4/SBT. - Chuẩn bị bài: Từ phổ - Đường sức từ + Lấy một ít mạt sắt đặt lên một tờ bìa cứng, bên dưới tờ bìa có một thanh nam châm thẳng. Gõ nhẹ lên tờ bìa và quan sát hình ảnh các mạt sắt tạo ra trên tờ bìa + Thử trả lời câu hỏi: Từ phổ là gì? Đường sức từ là gì?