Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tiết 38: Máy phát điện xoay chiều

ppt 26 trang phanha23b 4290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tiết 38: Máy phát điện xoay chiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_lop_9_tiet_38_may_phat_dien_xoay_chieu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tiết 38: Máy phát điện xoay chiều

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ a. Dòng điện xoay chiều là gì ? Nêu các cách tạo ra dòng điện xoay chiều ? - Dòng điện xoay chiều là dòng điện luân phiên đổi chiều - Để tạo ra dòng điện cảm ứng xoay chiều ta có thể cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín. b. Mô tả cấu tạo và hoạt động của đinamô xe đạp ? - Đinamô xe đạp gồm hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây - Khi núm quay thì trục quay,nam châm quay theo và đèn sáng
  2. Tiết 38 MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU
  3. I. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU 1. Quan sát Hình 34.1 Hình 34.2 C1. Hãy chỉ ra những bộ phận chính của mỗi loại máy phát điện này và nêu lên chỗ giống và khác nhau của chúng.
  4. Giống nhau : Gồm hai bộ phận chính là cuộn dây và nam châm .
  5. Hình 34.1 Hình 34.2 Khác nhau Máy ở hình 34.1 Máy ở hình 34.2 Rô to (phần quay) : cuộn dây Rô to(phần quay): Nam châm Stato (phần đứng yên): Nam châm Stato ( phần đứng yên) : cuộn dây Có thêm bộ góp điện: Vành khuyên và thanh quét (chổi than).
  6. Vành khuyên S N Thanh quét Máy phát điện có nam châm Máy phát điện có cuộn dây quay quay
  7. C2 : Vì sao khi ta cho nam châm ( hoặc cuộn dây ) quay ta lại thu được dòng điện xoay chiều trong các máy trên khi nối hai cực của máy với các dụng cụ tiêu thụ điện.
  8. Trả lời Khi nam châm hoặc cuộn dây quay thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm và đổi chiều liên tục. Giữa hai đầu của cuộn dây xuất hiện một hiệu điện thế. Nếu nối hai đầu của cuộn dây với mạch điện ngoài kín, thì trong mạch có dòng điện xoay chiều.
  9. 2. Kết luận Các máy phát điện xoay chiều đều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là Stato, bộ phận còn lại có thể quay được gọi là Rô to
  10. II. MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU TRONG KỸ THUẬT 1. Đặc tính kỹ thuật Nhận xét về đặc điểm của máy phát điện xoay chiều trong kỹ thuật ? Máy phát điện xoay chiều trong KT: - Cường độ dòng điện đến: 2000 A - Công suất 110 MW. - Hiệu điện thế đến 25000 V - tần số 50 Hz 2. Cách làm quay máy phát điện Nhà máy thủy điện hòa bình
  11. Nhà máy nhiệt điện
  12. Máy phát điện gia đình
  13. Nhà máy thủy điện
  14. 2. Cách làm quay máy phát điện Để làm quay Rôto của máy phát điện người ta dùng tua bin nước, động cơ nổ, cánh quạt gió để biến đổi các dạng năng lượng khác thành điện năng Các máy phát điện đều chuyển đổi cơ năng thành nhiệt năng. III. VẬN DỤNG C3. So sánh chỗ giống và khác nhau về cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp và máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp?
  15. Nhà máy điện trong công nghiệp Đi namô ở xe đạp
  16. Đinamô ở xe đạp và máy phát điện trong nhà máy điện: Giống nhau: đều có nam châm và cuộn dây dẫn khi một trong hai bộ phận quay thì xuất hiện dòng điện xoay chiều. Khác nhau: Đinamô xe đạp có kích thước nhỏ hơn, công suất phát điện nhỏ hơn, hiệu điện thế , cường độ dòng điện ở đầu ra nhỏ hơn. Muốn máy phát điện xoay chiều phát điện liên tục thì phải làm thế nào ? Trả lời : Phải làm cho nam châm hoặc cuộn dây quay liên tục. Có thể dùng tay quay hoặc động cơ . . .
  17. GHI NHỚ Một máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là Stato, bộ phận còn lại quay gọi là Rôto
  18. CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT Trong các máy phát điện lớn dùng trong công nghiệp, người ta dùng nam châm điện thay cho nam châm nam châm vĩnh cửu để tạo ra từ trường mạnh. Để đưa dòng điện một chiều vào nam châm điện. Người ta dùng một bộ góp điện. Bộ góp điện gồm hai vành khuyên gắn với hai đầu cuộn dây của nam châm điện và thanh quét ( hay chổi than ) luôn tì sát vào vành khuyên. Dây dẫn nối hai chổi than với hai cực của nguồn điện ở ngoài. Nhờ thế mà khi nam châm quay, dây dẫn nối không bị xoắn lại .
  19. Các máy phát điện của các nhà máy điện có công suất có thể đến hàng trăm MW. Trong các máy này roto là nam châm điện, stato là các khung dây . Roto quay với vận tốc 93,75 vòng /phút, có 32 cặp cực để cho ra dòng điện có tần số 50 Hz
  20. Nhà máy thủy điện
  21. Nhà máy nhiệt điện
  22. Nhà máy điện gió
  23. Nhà máy điện hạt nhân Sơ đồ nhà máy điện hạt nhân