Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tiết 41, Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều

ppt 23 trang phanha23b 24/03/2022 2810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tiết 41, Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_lop_9_tiet_41_bai_35_cac_tac_dung_cua_dong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tiết 41, Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ a. Dòng điện xoay chiều có đặc điểm gì khác so với dòng điện một chiều? Dòng điện xoay chiều: Là dòng điện có chiều và giá trị biến đổi theo thời gian. Những biến đổi này thường có chu kỳ nhất định. Dòng điện một chiều: Là dòng điện chạy theo một hướng cố định, không hề thay đổi. Cường độ có thể tăng hoặc giảm nhưng không hề thay đổi chiều. b. Dòng điện một chiều có những tác dụng gì? Với mỗi tác dụng lấy một ví dụ minh họa. Các tác dụng của dòng điện một chiều: Tác dụng nhiệt, tác dụng từ; tác dụng quang học; tác dụng sinh; tác dụng hóa.
  2. Tiết 41 – Bài 35 CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU ĐO CƯỜNG ĐỘ VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU
  3. I- CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU C1 Đinh sắt 220V Hãy mô tả và cho biết hiện tượng nào chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng từ?
  4. Thí nghiệm như hình 35.1 a) Đèn dây tóc nóng phát sáng: Tác dụng nhiệt
  5. Thí nghiệm như hình 35.1 Vina b) Đèn bút thử sáng:Tác dụng quang
  6. Thí nghiệm như hình 35.1 K AC c) Các đinh ghim sắt bị hút: Tác dụng từ
  7. Dòng điện xoay chiều có tác dụng sinh lí không ? 1. Vậy dòng điện xoay chiều có tác dụng gì ? Dòng điện xoay chiều còn có tác dụng sinh lí. Dòng điện xoay chiều thường dùng có hiệu điện thế 220v nên tác dụng sinh lí rất mạnh, gây nguy hiểm chết người, đặc biệt là dòng điện trong mạng điện sinh hoạt
  8. I . TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU: - Dòng điện xoay chiều có các tác dụng như các tác dụng của dòng điện một chiều: Tác dụng nhiệt; tác dụng quang; tác dụng từ; tác dụng sinh; Khi cho dòng điện xoay chiều vào nam châm điện thì nam châm điện cũng hút đinh sắt giống như khi cho dòng điện một chiều vào nam châm. Vậy có phải tác dụng từ của dòng điện xoay chiều giống hệt của dòng điện một chiều không? Việc đổi chiều dòng điện liệu có ảnh hưởng đến lực từ không?
  9. II. TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU 1. Thí nghiệm a. Tác dụng từ của dòng điện một chiều - + + - K K Hút một cực thanh nam châm Đẩy một cực thanh nam châm
  10. b. Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều - + ~ K Hãy dự đoán hiện tượng xẩy ra với thanh nam châm khi đóng khóa K? Một cực của thanh nam châm bị hút, đẩy liên tục
  11. 2. Kết luận Khi dòng điện đổi chiều thì lực từ của dòng điện tác dụng lên thanh nam châm cũng đổi chiều III. ĐO CƯỜNG ĐỘ VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU 1. Thí nghiệm Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện một chiều như thế nào? Mắc mạch điện như hình 35.4. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra với kim của vôn kế và ampe kế?
  12. Quan sát thí nghiệm 2 V - 3 15 2 V - 0,6 3
  13. 2 V - 3 15 2 V - 0,6 3
  14. Ampe kế và vôn kế một chiều không sử dụng được với dòng điện xoay chiều. Vậy dùng dụng cụ gì đây? Thay bằng nguồn điện xoay chiều 6V Thay vôn kế; ampe kế một chiều bằng vôn kế; ampe kế có ký hiệu AC Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra với kim của vôn kế và ampe kế?
  15. 2 V AC ~ - 3 15 2 V - 0,6 3
  16. 2 V AC * 12 36 2 A 1 5
  17. 2. Kết luận - Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều bằng ampe kế xoay chiều và vôn kế xoay chiều có kí hiệu là AC (~). - Kết quả đo không thay đổi khi ta đổi chỗ hai chốt của phích cắm vào ổ lấy điện. - Các số đo này chỉ giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều và cường độ dòng điện xoay chiều. - Ta nói rằng, cường độ và hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều được gọi tắt là cường độ và hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều.
  18. IV. VẬN DỤNG C3. một bóng đèn có ghi 6V- 3W. Lần lượt mắc vào mạch điện 1 chiều rồi vào mạch điện xoay chiều có cùng hiệu điện thế 6V. Trường hợp nào đèn sáng hơn? Tại sao? Trả lời: C3. Sáng như nhau. Vì hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều tương đương với hiệu điện thế của dòng điện một chiều có cùng hiệu điện thế 6V.
  19. C4. Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫn kín B như hình 35.6 . Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây dân B xuất hiện dòng điện cảm ứng không ? Tại sao ? C4. Có. Vì dòng điện xoay chiều chạy vào cuộn dây của nam châm đã tạo ra một từ trường biến đổi. Các đường sức từ của từ trường trên xuyên qua tiết diện của cuộn dây B biến đổi. Do đó trong cuộn dây B xuất hiện dòng điện cảm ứng.
  20. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Dòng điện xoay chiều có các tác dụng: A. Nhiệt, quang, từ B.B Nhiệt, quang, từ, sinh học, hóa học C. Quang, sinh lí, từ D. Nhiệt, từ, hóa học, sinh lí Câu 2: Cho dòng điện chạy qua nam châm điện. Nếu nam châm điện đẩy, hút thanh nam châm liên tục thì dòng điện đó là: A . Dòng điện một chiều BB . Dòng điện xoay chiều
  21. Câu 3. Để đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều ta dùng ampe kế và vôn kế: A. Một chiều kí hiệu DC (hay -) B. Một chiều kí hiệu AC (hay ~) C. Bất kì, không phân biệt AC hay DC DD. Xoay chiều kí hiệu AC (hay ~)
  22. GHI NHỚ * Dòng điện xoay chiều có các tác dụng nhiệt, quang, từ, sinh học , hóa học. * Lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều. * Dùng ampe kế hoặc vôn kế xoay chiều có ký hiệu AC (hay ~) để đo các giá trị hiệu dụng của cường độ và hiệu điện thế xoay chiều. Khi mắc ampe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều không cần phân biệt chốt của chúng.
  23. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học thuộc nội dung Ghi nhớ SGK trang 97. - Xem lại các câu trả lời từ câu C1 đến câu C4. -Làm các bài tập 35.1 đến 35.5 trang 43, 44 sách bài tập.