Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tiết 48, Chủ đề: Mắt và kính lúp

pptx 29 trang phanha23b 24/03/2022 7610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tiết 48, Chủ đề: Mắt và kính lúp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_lop_9_tiet_48_chu_de_mat_va_kinh_lup.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tiết 48, Chủ đề: Mắt và kính lúp

  1. TIẾT 48 CHỦ ĐỀ: MẮT VÀ KÍNH LÚP
  2. I. Mắt 1. Cấu tạo
  3. Màng lưới Thể thuỷ tinh - ThểCấuthuỷ tạo ctinhủa mlàắmộtt về phthấuươkínhng dihộiện quangtụ trong suốthọcvà gồmềm,m nhữcóngthể bộthayphậnđổi nào?được tiêu cự một cách tự nhiên. - Màng lưới (võng mạc) ở đáy mắt tại đó ảnh của vật mà ta nhìn thấy hiện lên rõ nét
  4. Sự giống nhau của mắt và máy ảnh  Thể thủy tinh giống vật kính của máy ảnh  Màng lưới (võng mạc) giống phim trong máy ảnh
  5. 2. Sự điều tiết Cầu mắt Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi tiêu cự của thể thuỷ tinh để ảnh rõ nét trên ảnh lưới. Cơ vận động
  6. C2: Ta đã biết khi vật càng xa thấu kính hội tụ thì ảnh của vật càng gần tiêu điểm của thấu kính hội tụ. Vậy em hãy cho biết tiêu cự của thể thuỷ tinh khi mắt nhìn các vật ở xa và các vật ở gần dài, ngắn khác nhau như thế nào? Biết rằng khoảng cách từ thể thuỷ tinh của mắt đến màng lưới là không đổi và ảnh của vật luôn luôn hiện trên màng lưới. B .F’ A’ A 0 B’
  7. Khi nhìn các vật ở càng xa mắt, thì tiêu cự của thể thuỷ tinh càng lớn (thể thuỷ tinh dẹt xuống), khi nhìn các vật càng gần mắt thì tiêu cự của thể thuỷ tinh càng nhỏ (thể thuỷ tinh phồng lên).
  8. II. Mắt cận và mắt lão 1. Cực cận và cực viễn - Điểm xa mắt nhất mà khi có một vật ở đó mắt không điều tiết có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực viễn (ký hiệu là CV). Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn gọi là khoảng cực viễn. C V . F O
  9. - Điểm gần mắt nhất mà khi có một vật ở đó mắt có thể nhìn rõ được vật gọi là điểm cực cận (ký hiệu là Cc). Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận gọi là khoảng cực cận. Cc F
  10. C V Cc F F CV Cc Khoảng cách từ điểm cực cận CC đến điểm viễn CV (CcCv) gọi là giới hạn nhìn rõ của mắt.
  11. 2. Mắt cận và mắt lão 2.1. Mắt cận - Biểu hiện: + Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. + Điểm cực viễn ở gần mắt hơn so với mắt tốt.
  12. + Khi không đeo kính, điểm cực viễn của mắt cận ở Cv (gần mắt). Mắt có nhìn rõ vật AB hay không? Tại sao? Cc + Khi không đeo kính, mắt cận không nhìn rõ vật AB vì vật này nằm xa mắt hơn điểm cực viễn Cv của mắt.
  13. C3. Nếu có một kính cận, làm thế nào để biết đó là thấu kính phân kỳ? Cách 1: Nhận dạng qua hình dạng hình học của thấu kính phân kỳ : có bề dày phần giữa nhỏ hơn bề dày phần rìa mép. Cách 2: Nhận dạng qua cách tạo ảnh của thấu kính phân kỳ : vật thật ( dòng chữ , ngón tay ) cho ảnh ảo nhỏ hơn vật.
  14. + AB ở vị trí cố định nên ta cần đeo kính để nhìn ảnh của nó. Muốn nhìn rõ ảnh A’B’ thì ảnh này phải hiện lên trong khoảng nào? Yêu cầu đó có thực hiện được không? Loại kính nào có thể thực hiện được điều đó? Cc → Ảnh này phải hiện lên trong khoảng từ điểm cực cận tới điểm cực viễn, tức là nằm gần mắt hơn so với điểm cực viễn (nằm gần mắt hơn so với vật). Yêu cầu này thực hiện được. → Cần sử dụng thấu kính phân kì.
  15. - Khắc phục tật cận thị: + Kính cận là thấu kính phân kỳ. + Mắt cận phải đeo kính phân kỳ để nhìn rõ các vật ở xa (để đưa ảnh của vật vào trong giới hạn nhìn rõ của mắt). + Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn Cv của mắt.
  16. 2.1. Mắt lão - Những đặc điểm của mắt lão: + Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, không nhìn rõ những vật ở gần. Mắt lão có những biểu hiện nào? + Điểm cực cận của mắt lão xa mắt hơn so với mắt bình thường.
  17. C5. Nếu có một kính lão, làm thế nào để biết đó là thấu kính hội tụ? Cách 1: Nhận dạng qua hình dạng hình học của thấu kính hội tụ: có bề dày phần giữa lớn hơn bề dày phần rìa mép. Cách 2: Nhận dạng qua cách tạo ảnh của thấu kính hội tụ: để vật ở gần thấy ảnh cùng chiều lớn hơn vật.
  18. + Khi mắt lão không đeo kính, điểm cực cận Cc ở quá xa mắt. Mắt có nhìn rõ vật AB hay không? Tại sao? B  Cc A + Khi không đeo kính, mắt lão không nhìn rõ vật AB vì vật này nằm gần mắt hơn điểm cực cận Cc của mắt.
  19. + AB ở vị trí cố định nên ta cần đeo kính để nhìn ảnh của nó. Muốn nhìn rõ ảnh A’B’ thì ảnh này phải hiện lên trong khoảng nào ? Yêu cầu đó có thực hiện được với kính lão nói trên? B’ B   A’ Cc F A + Khi đeo kính, muốn nhìn rõ ảnh A’B’ của AB thì A’B’ phải hiện lên xa mắt hơn điểm cực cận Cc của mắt thì mắt mắt mới nhìn rõ ảnh này. Với kính lão trên thì yêu cầu đó được thực hiện.
  20. - Khắc phục tật mắt lão: + Kính lão là thấu kính hội tụ . + Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần (đưa ảnh của vật vào trong giới hạn nhìn rõ của mắt).
  21. III. Kính lúp 1.Tìm hiểu về kính lúp : - Kính lúp là TKHT có tiêu cự ngắn. Kính lúp trong Kính lúp bán trên thị Kinh lúp kép, 2 tiêu cự phòng thí nghiệm Kính lúp đeo mắt trường khác nhau Kính lúp để bàn Kính lúp bỏ túi Kính hiển vi Kính hiển vi điện tử
  22. - Kính lúp dùng để quan sát các vật nhỏ.
  23. - Mỗi kính lúp có một số bội giác (kí hiệu G) được ghi bởi các con số 1,5x, 2x, 3x, 5x, - Số bội giác càng lớn cho ảnh quan sát càng lớn. - Quan hệ giữa số bội giác G và tiêu cự f : 25 G : Số bội giác G = f f : Tiêu cự (cm) Số bội giác
  24. 2.Quan sát vật nhỏ bằng kính lúp : B’ B I A’ F A O F’ C3 Qua kính sẽ có ảnh thật hay ảo ? To hay nhỏ hơn vật ? C4 Muốn có ảnh như ở C3, ta phải đặt vật trong khoảng nào trướcKhi quankính ?sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính sao cho thu được một ảnh ảo lớn hơn vật.
  25. Một số ứng dụng của kính lúp : Quan sát côn trùng Xâu kim Đọc chữ nhỏ Quan sát bản đồ Xem chi tiết máy Kiểm tra đồ vật
  26. - Cv ( ) - OCc = 25cm -Nhìn rõ vật ở xa - Không nhìn rõ vật ở gần - Cv (gần ) - OCc 25cm -Mang TKPK Chữa tật mắt lão - F Ξ CV -Mang TKHT - F Ξ Cc
  27. ❖Học thuộc bài . ❖Làm bài tập , 49.2 – 49.7 ; 50.3 dến 50.6 ❖ Đọc phần “Có thể em chua biết” ❖ Ôn tập kiến thức từ bài 40 đến bài 50