Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tuần 22, Tiết 44, Bài 42: Thấu kính hội tụ - Phan Thế Dũng
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tuần 22, Tiết 44, Bài 42: Thấu kính hội tụ - Phan Thế Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_vat_li_lop_9_tuan_22_tiet_44_bai_42_thau_kinh_hoi.ppt
Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tuần 22, Tiết 44, Bài 42: Thấu kính hội tụ - Phan Thế Dũng
- PHÒNG GD- ĐT PHÚ TÂN TRƯỜNG THCS LONG HÒA GV: PHAN THẾ DŨNG
- CHÀO MỪNG TẤT CẢ HS KHỐI 9 ĐẾN VỚI TIẾT HỌC TỐT HÔM NAY VẬT LÝ 9 VẬT LÝ 9
- KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì ? Câu 2. Nêu kết luận về sự khúc xạ ánh sáng khi truyền từ không khí sang nước và ngược lại. TRẢ LỜI Câu 1. Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Câu 2. * Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước: - Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. - Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. * Khi tia sáng truyền được từ nước sang không khí: - Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. - Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
- BÀI 42: THẤU KÍNH HỘI TỤ I. ĐẶC ĐIỂM CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ: 1. Thí nghiệm Bố trí thí nghiệm như hình 42.2, trong đó chiếu chùm sáng tới song song theo phương vuông góc với mặt một thấu kính hội tụ. Màn chắn Thấu kính Nguồn sáng + Dụng cụ: 1 nguồn sáng phát ra các tia sáng song song, 1 thấu kính hội tụ, 2 màn chắn, 1 giá quang học.
- BÀI 42: THẤU KÍNH HỘI TỤ I. ĐẶC ĐIỂM CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ: + Tiến hành thí nghiệm: Tia ló Tia tới . Chiếu một chùm tia sáng tới song song theo phương vuông góc với mặt một thấu kính hội tụ thì chùm tia ló hội tụ tại một điểm. . Tia sáng đi tới thấu kính gọi là tia tới. Tia khúc xạ ra khỏi thấu kính gọi là tia ló.
- BÀI 42: THẤU KÍNH HỘI TỤ I. ĐẶC ĐIỂM CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ: 2. Hình dạng của thấu kính hội tụ: Thấu kính hội tụ làm bằng vật liệu trong suốt, có phần rìa mỏng hơn phần giữa. Ký hiệu của thấu kính hội tụ:
- BÀI 42: THẤU KÍNH HỘI TỤ II. TRỤC CHÍNH, QUANG TÂM, TIÊU ĐIỂM, TIÊU CỰ CỦA TKHT: 1. Trục chính(r) : C4: Trong ba tia sáng tới thấu kính, Trục chính tia nào qua thấu kính truyền thẳng không bị đổi hướng . Trong các tia tới vuông góc với mặt thấu kính hội tụ, có một tia cho tia ló truyền thẳng không đổi hướng. r (r) gọi là trục chính của thấu kính.
- BÀI 42: THẤU KÍNH HỘI TỤ II. TRỤC CHÍNH, QUANG TÂM, TIÊU ĐIỂM, TIÊU CỰ CỦA TKHT: 2. Quang tâm(O): O Là một điểm của thấu kính mà mọi tia sáng tới điểm đó đều truyền thẳng. ( kí hiệu là O). 3. Tiêu điểm(F): Là điểm hội tụ trên trục chính của chùm tia ló khi chiếu chùm tia tới song song với trục chính. r O F Mỗi thấu kính có 2 tiêu điểm đối xứng nhau qua O. ( kí hiệu là F và F/ ). Tiêu điểm
- BÀI 42: THẤU KÍNH HỘI TỤ II. TRỤC CHÍNH, QUANG TÂM, TIÊU ĐIỂM, TIÊU CỰ CỦA TKHT: 4. Tiêu cự: Khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm: OF = OF’ = f , O r F gọi là tiêu cự của thấu kính r O F F O F’ r Tiêu cự Tiêu cự
- BÀI 42: THẤU KÍNH HỘI TỤ II. TRỤC CHÍNH, QUANG TÂM, TIÊU ĐIỂM, TIÊU CỰ CỦA TKHT: 5. Các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ: - Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới. - Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm. - Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính. F’ ∆ F O
- Thấu kính hội tụ được ứng dụng rất nhiều trong đời sống và kỹ thuật KÍNH THIÊN VĂN
- Kính hiển vi Ống nhòm
- MÁY ẢNH
- NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NHỚ * Hình dạng của thấu kính hội tụ: Thấu kính hội tụ làm bằng vật liệu trong suốt, có phần rìa mỏng hơn phần giữa. * Các khái niệm của thấu kính hội tụ: 1. Trục chính 2. Quang tâm 3. Tiêu điểm 4. Tiêu cự r O F, F’ OF=OF’=f * Các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ: - Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới. - Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm. - Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.
- 1. Những kết luận về đường truyền của tia sáng qua thấu kính hội tụ sẽ càng đúng khi thấu kính có bề dày phần giữa càng nhỏ ( thấu kính mỏng ) và khi tia ló lệch càng ít so với trục chính. 2. Trục chính cắt thấu kính ở hai điểm trên hai mặt của thấu kính. Đối với thấu kính mỏng có thể có hai điểm đó trùng nhau, đó là quang tâm của thấu kính.
- Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc các nội dung kiến thức của bài - Chuẩn bị bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi Thấu kính hội tụ . * Tìm hiểu về đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi Thấu kính hội tụ như sgk . * Tìm hiểu về cách dựng ảnh * Quan sát các hình vẽ 43.2 → 43.4 sgk. - Đọc phần “có thể em chưa biết”.
- BÀI HỌC KẾT THÚC ! Xin chân thành cảm ơn các em học sinh đã hợp tác vui vẻ! Thầy chúc các em thành công!!!