Bài giảng Vật lý Lớp 8 - Chủ đề: Nhiệt năng. Các hình thức truyền nhiệt - Năm học 2019-2020 - Sơn Thái An

pptx 32 trang buihaixuan21 5420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lý Lớp 8 - Chủ đề: Nhiệt năng. Các hình thức truyền nhiệt - Năm học 2019-2020 - Sơn Thái An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_ly_lop_8_chu_de_nhiet_nang_cac_hinh_thuc_truye.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lý Lớp 8 - Chủ đề: Nhiệt năng. Các hình thức truyền nhiệt - Năm học 2019-2020 - Sơn Thái An

  1. Chủ đề NHIỆT NĂNG - CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT (tích hợp 3 bài: 21 và 22 SGK VL8 theo tinh thần giảm tải nội dung của Bộ GD&ĐT vì dịch COVID-19) Người soạn: Sơn Thái An thaian79ah2@gmail.com Đơn vị: THCS Thạnh Thới An, Trần Đề, Sóc Trăng
  2. Nội dung chủ đề gồm các nội dung Phần 1. Khởi động Phần 2. Hình thành kiến thức Phần 3. Luyện tập. Phần 4. Tự học mở rộng kiến thức:
  3. HS học từ nội dung Phần 2. HÌNH THÀNH Phần 1. KHỞI ĐỘNG KIẾN THỨC Phần 3. LUYỆN TẬP Phần 4. VẬN DỤNG Phần 4. TỰ HỌC MỞ RỘNG
  4. Phần 1. Khởi động 1. Quan sát Em có nhận xét gì về độ cao của quả bóng sau mỗi lần nảy lên ? Ta thấy, mỗi lần quả bóng nảy lên, độ cao của nó lại giảm dần. Cuối cùng không nảy lên được nữa. Trong hiện tượng này rõ ràng cơ năng đã giảm dần. Vậy cơ năng đã biến mất hay chuyển thành một dạng năng lượng nào khác?
  5. Hãy ghi lại dự đoán của em vào vở? Nhớ lại kiến thức đã học ở chủ đề trước. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động không ngừng. Khi nhiệt độ của vật càng cao thì chuyển động của các nguyên tử, phân tử này nhanh. Nên các phân tử đó có động năng.
  6. Chuyển động phân tử và nhiệt độ Nước nóng Nước lạnh
  7. Phần 2. Hình thành kiến thức I – NHIỆT NĂNG Định nghĩa: Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật. Khi nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
  8. II – CÁC CÁCH LÀM THAY ĐỔI NHIỆT NĂNG 1. Thực hiện công cọ xát (mài ), va chạm (đập, gõ, ) Hãy đọc thông tin mục II SGK và ghi ra các cách có thể làm thay đổi nhiệt năng của một vật? 2. Truyền nhiệt Phơi nắng, nung nóng, cho tiếp xúc với vật có nhiệt độ cao hơn,
  9. III – NHIỆT LƯỢNG Ghi nhớ thông tin Định nghĩa: Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng. Nhiệt lượng kí hiệu bằng chữ: Q Đơn vị của nhiệt lượng là jun (J)
  10. IV – DẪN NHIỆT 1. Sự dẫn nhiệt a. Quan sát Clip TN nhận xét trả lời các câu hỏi SGK (HS truy cập vào: uQ9bg b. Nhận xét - Thanh đồng AB đã nóng dần từ A – B lên làm tan chảy sáp, các đinh bị rơi xuống theo trật từ a-b-c- d-e. - Sự lan truyền nhiệt năng dần từ phần này sang phần khác của một vât, từ vật này sang vật khác gọi là sự dẫn nhiệt.
  11. 2. Tính dẫn nhiệt của các chất a. Quan sát Clip TN nhận xét trả lời các câu hỏi SGK (HS truy cập vào: sự dẫn nhiệt của các chất rắn) (HS truy cập vào: sự dẫn nhiệt của lỏng) (HS truy cập vào: sự dẫn nhiệt của khí)
  12. b. Nhận xét: - Thí nghiệm 1: Các đinh rơi xuống không đồng c. Kếtthờiluận. Chứng tỏ các chất rắn khác nhau có tính dẫn nhiệt khác nhau (đồng >nhôm>thủy tinh) - Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong các chất rắn kim -loạiThídẫnnghiệmnhiệt2,3:tốt nhấtCục sáp không tan . Chứng tỏ chất lỏng, chất khí dẫn nhiệt kém. - Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
  13. V- ĐỐI LƯU Trong thí nghiệm về sự dẫn nhiệt của nước, nếu ta gắn miếng sáp ở miệng ống và đun nóng đáy ống nghiệm thì chỉ một thời gian ngắn sáp đã nóng chảy. Trường hợp này nước đã truyền nhiệt bằng cách nào? a. Quan sát Clip TN nhận xét trả lời các câu hỏi SGK (HS truy cập vào: sự đối lưu của nước)
  14. - Lớp nước đáy cốc được đun nóng, nóng lên nở ra và nhẹ đi (có trọng lượng riêng nhỏ )di chuyển thành dòng từ dưới lên trên. Lớp nước phía trên chưa được đun nóng (trọng lượng riêng lớn) sẽ di chuyển thành Sựdòngtruyềnxuốngnhiệtdướinăngđáy cốcnhờvàtạolạithànhđược đuncácnóngdòng .chất lỏngKết quảhaytạo chấtthànhkhíhaigọidònglà sựnướcđối lưunóng. – lạnh đối nhau. Sau một thời gian nước trong cốc đều được đun nóng. - Hiện tượng này gọi là đối lưu. Sự đối lưu cũng xảy ra trong chất khí.
  15. VI- BỨC XẠ NHIỆT Ngoài lớp khí quyển bao quanh Trái Đất, khoảng không gian còn lại giữa Trái Đất và Mặt Trời là chân không. Trong khoảng chân không này không có sự dẫn nhiệt và đối lưu. Vậy năng lượng của Mặt Trời truyền đến Trái Đất bằng cách nào? a. Quan sát Clip TN nhận xét trả lời các câu hỏi SGK (HS truy cập vào: bức xạ nhiệt)
  16. Lúc đầu khí trong bình cầu nhận nhiệt từ nguồn nhiệt nóng lên nở ra đẩy giọt nước dịch chuyển về B (hình 23.4), khi dùng miếng gỗ chắn giữa nguồn nhiệt vàSựbìnhtruyềncầu thìnhiệtkhíbằngtrongcácbìnhtiacầunhiệtnguộiđi thẳngdần hútgọigiọtlà nướcbứcmàuxạ nhiệttrở lại. (hình 23.5). Miếng gỗ có tác dụng ngăn không cho nhiệt truyền từ nguồn nhiệt tới bình cầu. Trong hiện tượng này không có sự dẫn nhiệt hay đối lưu mà nhiệt được truyền bằng các tia nhiệt đi thẳng từ nguồn nhiệt đến bình cầu.
  17. Nhiều thí nghiệm cho thấy khả năng hấp thụ tia nhiệt của một vật phụ thuộc vào tính chất bề mặt. Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng tốt.
  18. Phần 3. Luyện tập Câu 1. Khi một người cưa lâu khúc gỗ, lưỡi cưa bị nóng lên là do A. Lưỡi cưa nhận một nhiệt lượng từ gỗ B. Lưỡi cưa nhận một công từ gỗ C. Công của người cưa làm tăng nhiệt năng của lưỡi cưa. D. Nhiệt lượng truyền từ người cưa sang lưỡi cưa Đáp án Chọn C
  19. Câu 2. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng? A. Nhiệt độ C. Nhiệt năng B. Khối lượng D. Thể tích Đáp án Chọn B
  20. Câu 3. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì A. Động năng của vật càng lớn B. Thế năng của vật càng lớn C. Cơ năng của vật càng lớn D. Nhiệt năng của vật càng lớn Đáp án Chọn D
  21. Câu 4. Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt chỉ có thể tự truyền từ vật có A. nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. B. nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. C. khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn D. thể tích lớn hơn sang vật có thể tích nhỏ hơn Đáp án Chọn C
  22. Câu 5. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của A. chất rắn B. chân không C. chất lỏng D. chất khí Đáp án Chọn A
  23. Câu 6. Bản chất của sự dẫn nhiệt là A. sự truyền nhiệt độ từ vật này đến vật khác B. sự truyền nhiệt năng từ vật này đến vật khác C. sự thực hiện công từ vật này lên vật khác D. sự truyền động năng của các nguyên tử , phân tử này sang nguyên tử phân tử khác. Đáp án Chọn D
  24. Câu 7. Đứng gần một ngọn lửa trại hoặc một lò sưởi, ta sẽ cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến ta bằng cách nào? A. Sự dẫn nhiệt của không khí B. Sự đối lưu C. Sự bức xạ nhiệt D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt Đáp án Chọn D
  25. Câu 8. Ngăn đá của tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn là để tận dụng sự truyền nhiệt bằng A. dẫn nhiệt B. Bức xạ nhiệt C. Đối lưu D. Bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt Đáp án Chọn C
  26. Câu 9. Bức xạ nhiệt không phải là hình thức truyền nhiệt chủ yếu nào dưới đây? A. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng tới đầu không bị nung nóng của thanh đồng. B. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng tới vỏ bóng đèn. C. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất D. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp Đáp án Chọn A
  27. Câu 10. Tại sao trong ấm đun nước bằng điện, dây đốt nóng được đặt gần sát đáy ấm, còn trong tủ lạnh thì ngăn đá lại được đặt ở trên cùng? Đáp án Trong ấm khi đun lớp nước sát đáy được dây đốt nóng được đặt gần sát đáy ấm đun nóng, nó trở thành nhẹ hơn và nổi lên, lớp nước phía trên nặng hơn thì chìm xuống dưới đáy và tiếp tục được đun nóng còn trong tủ lạnh thì ngăn đá lại được đặt trên cùng đó là người ta sử dụng sự dẫn nhiệt đối lưu ngược lại.
  28. Phần 4. Vận dụng HS trả lời các câu hỏi sau vào vở C3, C4 trang 75 C9, C10, C11 trang 78 C10, C11 trang 82
  29. Đáp án C3. trang75. Khi thả một miếng đồng đã đun nóng vào nước thì nhiệt năng của miếng đồng giảm, của nước tang. Đây là sự truyền nhiệt. C4. trang 75. Khi xoa tay vào nhau ta thấy tay nóng lên, sự chuyển hóa năng lượng ở đây là từ cơ sang nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công.
  30. C9. trang 78. Nồi xoong làm bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt, nấu cơm , nấu thức ăn mau chin hơn. Bát chén làm bằng sứ vì sứ dẫn nhiệt kém khi bưng bát, chén không bị nóng. C10. trang 78. Mặc nhiều áo mỏng ấm hơn một áo dày vì giữa các lớp áo mỏng có các lớp không khí mà không khí dẫn nhiệt kém. C11.trang 78 Vào mùa đông. Mục đích là để tạo ra các lớp không khí giữa các lớp long chim.
  31. C10. trang 82. Trong thí nghiệm bình được phủ muội đen vì để tăng khả năng hấp thụ tia nhiệt. C11. trang 82. Mùa hè ta thường mặc áo trắng vì để giảm khả năng hấp thụ tia nhiệt
  32. Phần 5. Tự học mở rộng Hãy vẽ lại sơ đồ tư duy của chủ đề bài học Đọc thêm mục “ có thể em chưa biết” ở SGK Xem thêm các clip về đối lưu, bức xạ nhiệt nguồn internet, youtube Trả lời câu hỏi sau: Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền vào ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?