Bài thuyết trình Một số vấn đề văn hóa phương Đông - Nhóm 3: Những thành tựu văn hóa của Nhật Bản - Triệu Thị Ánh Minh

pptx 81 trang Hải Phong 14/07/2023 2240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thuyết trình Một số vấn đề văn hóa phương Đông - Nhóm 3: Những thành tựu văn hóa của Nhật Bản - Triệu Thị Ánh Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_thuyet_trinh_mot_so_van_de_van_hoa_phuong_dong_nhom_3_nh.pptx

Nội dung text: Bài thuyết trình Một số vấn đề văn hóa phương Đông - Nhóm 3: Những thành tựu văn hóa của Nhật Bản - Triệu Thị Ánh Minh

  1. THUYẾT TRÌNH NHÓM 3 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS LÊ ĐÌNH KHANH
  2. NHÓM 3 TRIỆỤ THỊ ÁNH MINH PHẠM NGUYỄN KIM NGÂN TRẦN THỊ MỘNG MƠ NGUYỄN THỊ NGỌC MINH PHẠM THỊ XUÂN PHƯỚC
  3. 1 2 3 Những thành tựu văn hóa Nhật bản nổi bật nhất
  4. I. GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ VĂN HÓA NHẬT BẢN Khái niệm Đặc trưng về văn hóa của văn hóa 1.2 1.1 Nhật Bản
  5. Văn hóa là sản phẩm của con người tạo ra trong suốt quá trình lao Khái niệm động sản xuất. Nhờ có văn hóa mà đời sống con về văn hóa người trở nên phong phú .Tuy nhiên, để hiểu hơn 1.1 về khái niệm “văn hóa” đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, do đó có những định nghĩa khác nhau về Văn hóa.
  6. Các định nghĩa trên cơ bản thống nhất về nội hàm khái niệm văn hóa: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, gồm nhiều yếu tố , trong nhiều lĩnh vực. Như vậy văn hóa là hệ thống các phạm trù giá trị. Có thể hiều: “Tất cả những gì không phải là tự nhiên đều là văn hóa”. Văn hóa là nơi thể hiện rõ nhất tinh thần, ý thức, bản sắc dân tộc. Tầm quan trong của văn hóa đối với vận mệnh của một quốc gia đã được Viện sĩ D.S. Likhatrov nhấn mạnh: “Chủ quyền của quốc gia được xác định ở cả tiêu chí văn hóa nữa đấy”.
  7. Văn hóa của mỗi quốc gia luôn là phần linh hồn Đặc trưng của quốc gia đó, nó được của văn hóa xây dựng trong suốt tiến Nhật Bản trình hình thành và phát triển của mỗi dân tộc. 1.2 Văn hóa Nhật Bản cũng mang những đặc trưng riêng biệt mà chúng ta không thể nhầm lẫn với nền văn hóa của bất kì nước nào.
  8. Nhật Bản là một quốc gia biệt lập về địa lí và thuần nhất về văn hoá. Nền văn hóa Nhật Bản từ truyền thống đến hiện đại là một nguồn mạch dồi dào giàu bản sắc, nhất quán trong đặc điểm dân tộc và tính thời đại. Có nhiều cách giải thích khác nhau về bản sắc dân tộc của văn hóa Nhật. Có người cho rằng, do quần đảo Nhật Bản ở xa khơi, đất nước Nhật chưa hề bị một đạo quân xâm lược nào chiếm đóng, kể từ trước 1945. Những điều kiện tự nhiên và xã hội đó dễ tạo cho dân tộc phát triển thuần nhất, phẩm chất của dân tộc thấm sâu và tạo thành truyền thống lâu bền, phong tục tập quán thành nếp sống bền vững, sở thích trong cuộc sống trở thành thị hiếu thẩm mỹ.
  9. Bên cạnh đó, văn hóa Nhật Bản còn tiêu biểu cho một nền văn hóa cân đối, phát triển về nhiều mặt: văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại, văn hóa đô thị và văn hóa làng quê, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, văn hóa đa chủng loại của dân tộc. Khi bàn về cách thức tiếp nhận nền văn minh bên ngoài của người Nhật, GS. Vĩnh Sính viết rằng: “Có thể nói rằng không có dân tộc nào nhạy bén về văn hóa nước ngoài cho bằng người Nhật. Họ không ngừng theo dõi những diễn tiến trên thế giới bên ngoài, đánh giá và cân nhắc ảnh hưởng của những trào lưu và xu hướng chính đối với Nhật Bản. Một điều đáng chú ý khác là khi họ biết trào lưu nào đang thắng thế thì họ có khuynh hướng chấp nhận, học hỏi, nghiên cứu để bắt kịp trào lưu đó, không để mất thời cơ”.
  10. Nhận xét: Là một quần đảo xa lục địa, Nhật có đủ khoảng cách để tránh xâm lăng nhưng cũng gần đủ để tiếp nhận ảnh hưởng của văn hóa đại lục. Cái thế biệt lập tốt đẹp ấy khiến cho dân tộc Nhật dễ dàng tiếp nhận cái mới từ bên ngoài đến, nhưng do cách biệt mà họ cũng thích giữ gìn nền xưa nếp cũ hơn ai hết. Chính “thái độ kép” ấy đã tạo nên nền văn hóa độc đáo, gây nhiều sự ngạc nhiên, thán phục; tạo nên các ấn tượng các nhau về các “phép lạ” của nó. Một cái nhìn tổng quan về văn hóa Nhật cũng dủ cho chúng ta nhận ra các yếu tố cấu thành nó, các nguồn mạch của truyền thống Phù Tang: Văn hóa bản địa, văn hóa Trung Quốc và văn hóa Ấn Độ. Các yếu tố ấy không tồn tại rời rạc mà được kết hợp rất thành công. Các tín ngưỡng dân gian, thế giới quan Thần đạo, nhân sinh quan Võ Sĩ đạo, Phật giáo đại thừa, tư tưởng Lão Trang, Khổng giáo, Thiền tông, nghệ thuật phương Đông, thơ văn Trung Quốc, tất cả được thu thập, dung hợp, chuyển hóa và hòa tan vào tính cách Nhật Bản.
  11. Nhận xét: Trong quá trình phát triển, văn hóa Nhật không bảo thủ đóng kín mà nhạy cảm tiếp nhận những cái mới. Tuy nhiên, người Nhật luôn biết giữ gìn bản sắc dân tộc. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và phương Tây đến văn hóa Nhật Bản là không nhỏ, nhưng người Nhật đã biết tiếp nhận ở một cách riêng, tạo nên nét độc đáo trong văn hóa Nhật. Có thể nói văn hóa Nhật Bản là nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc. Không thể nói một cách đơn thuần rằng văn hóa Nhật Bản hoàn toàn là sự phát triển riêng của nước Nhật, mà ở đây nó là sự kết hợp thông minh, một sự phát triển biến những cái gì tiên tiến hiện đại thành cái của mình và từ đó chuyển hóa nó thành những thành công của riêng họ.
  12. II. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA NHẬT BẢN NỔI BẬT 2.1 Lễ hội
  13. LỄ HỘI JIDAI MATSURI Jidai Matsuri là lễ hội lớn mang những trang phục lịch sử lâu đời của Nhật Bản được tổ chức vào ngày 22 tháng 10 tại Đền Heian Jingu, Kyoto. Lễ hội Jidai Nhật Bản hay lễ hội của các triều đại là một trong những lễ hội truyền thống của Nhật Bản. Tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể tham dự lễ hội Jidai, tham gia vào lễ diễu hành hóa trang cùng những bộ trang phục tái hiện lại các thời kì quan trọng của Nhật Bản như thời kì phong kiến.
  14. LỄ HỘI GION Đã từ lâu, Kyoto là vùng đất phải chịu nhiều thiên tai như động đất, lũ lụt, hỏa hoạn và dịch bệnh triền miên. Người Nhật tin rằng việc tổ chức lễ hội có thể cầu xin các vị phần phù hộ tránh khỏi thiên tai, giữ cho tinh thần được thanh thản, tránh mọi sợ hãi và phiền muộn. Lễ hội Gion được ra đời với lý do đó. Như một hình thức gìn giữ truyền thống văn hóa, lễ hội Gion ở Kyoto đã trở thành một lễ hội cực quan trọng của người Nhật Bản. Mục đích ban đầu của lễ hội là cầu xin thần linh để tránh thiên tai, bệnh dịch và mãi đến ngày nay, mục đích này cũng không thay đổi. Lễ hội Gion ở Kyoto và rất nhiều lễ hội khác ở Nhật Bản là những nét đẹp văn hóa được lưu giữ, trân trọng và còn mãi với thời gian.
  15. LỄ HỘI AOI - LỄ HỘI HOA THỤC QUỲ Aoi Matsuri - hay "lễ hội hoa Thục Quỳ", là tên của một trong ba lễ hội lớn được tổ chức tại Kyoto, Nhật Bản. Lễ hội Aoi là lễ hội của hai đền thờ thần Kamo ở phía bắc Kyoto: Đền Shimogamo và Đền Kamigamo. Nó được tổ chức vào ngày 15 tháng 5 hàng năm. Theo tài liệu lịch sử cổ đại là cuốn sách Nihon Shoki thì lễ hội Aoi bắt nguồn từ triều đại của vua Kinmei (trị vì thời kỳ 539-571).
  16. MÙA XUÂN LỄ HỘI HOA ANH ĐÀO Được tổ chức vào cuối tháng 3 đầu tháng 4, lễ hội Hanami là một trong các lễ hội Nhật Bản đặc sắc được nhiều du khách yêu thích nhất hiện nay. . Lễ hội Hanami Nhật Bản cũng là lễ hội lâu đời nhất của xứ sở hoa anh đào này. Cứ vào khoảng thời gian đầu tháng 4, hoa anh đào tại khắp mọi nơi trên đất nước Nhật Bản đều cùng nhau khoe sắc thắm. Lúc đó người Nhật lại cùng nhau háo hức đón chờ lễ hội Hanami diễn ra. Nó được xem là lễ hội mùa xuân của cuộc sống. Trong số các lễ hội Nhật Bản đặc sắc thì Hanami được xem là quốc lễ của Nhật. Lễ hội này ngoài việc giúp lưu giữ những nét đẹp văn hóa của người Nhật mà nó còn là niềm tự hào của người dân nơi đây.
  17. MÙA XUÂN LỄ HỘI HOA ANH ĐÀO
  18. MÙA HẠ Nhật Bản vào mùa hè nổi bật với 4 lễ hội sôi động và đặc sắc: Lễ hội pháo hoa, lễ hội thất tịch, lễ hội Awa Odori Matsuri Lễ hội pháo hoa Sumidagawa Lễ hội này được đánh giá là “bữa tiệc pháo hoa” nổi bật ở Nhật Bản thu hút hàng triệu lượt khách đổ về Tokyo hàng năm. Hình ảnh pháo hoa đánh dấu sự trở mình của Nhật Bản sau những tổn thất chiến tranh và thiên tai, để tưởng niệm, ăn mừng chiến thắng và thể hiện tinh thần yêu nước của người dân Nhật Bản.
  19. MÙA HẠ Lễ hội Tanabata (Lễ thất tịch) Lễ hội Tanabata – Ngắm sao, là một trong những lễ hội đẹp và lãng mạn nhất trong các lễ hội của Nhật Bản. Ngày lễ này có nguồn gốc từ Trung Hoa - lễ hội (Ngưu Lang Chức Nữ) và được biết đến ở khá nhiều nước, nhưng không nơi nào trên thế giới lại có được một ngày lễ thi vị như ở xứ sở Phù Tang. Đặc biệt là ở 3 thành phố Sendai (tỉnh Miyagi); Anjou (tỉnh Aichi) và Hiratsuka (tỉnh Kanagawa) với hình ảnh những cây tre treo nhiều mảnh giấy đủ màu, đó chính là lễ hội Tanabata.
  20. MÙA HẠ Lễ hội Awa Odori Matsuri Khi đến tham quan lễ hội Awa Odori Matsuri, du khách cũng được hòa mình vào nhiều điệu múa, bài hát truyền thống được biểu diễn bởi các nhóm mặc trang phục truyền thống cầu kì, đẹp mắt.
  21. MÙA HẠ Lễ hội Bon Odori Ở Nhật Bản phát triển rất nhiều loại hình nghệ thuật múa, nhưng nổi tiếng hơn cả phải kể đến điệu Bon, còn gọi là “Bon Odori”. Lễ hội múa truyền thống Bon Odori được tổ chức vào tháng 8 hàng năm, thường diễn ra trong khoảng 1 tuần, đây cũng là dịp để các gia đình ở Nhật sum họp, vui chơi bên nhau.
  22. MÙA THU Lễ hội mừng ngày con khôn lớn “Shichi-go- san” Lễ hội Shichi-go-san còn được gọi với cái tên đầy cảm xúc là lễ “Ngày con khôn lớn”. Đây là một lễ hội thường niên hàng năm diễn ra vào giữa tháng 11 trên khắp cả nước. Người dân bản xứ tổ chức lễ hội Shichi-go-san để mừng các bé trai 3 tuổi và 5 tuổi, bé gái 3 tuổi và 7 tuổi, đánh dấu một dấu mốc quan trọng trên đường trưởng thành của một con người, họ cảm tạ thần linh đã bảo vệ những đứa trẻ suốt năm tháng đầu đời và chúc phúc cho sức khỏe của chúng mãi về sau.
  23. Lễ hội cá thu Meguro thơm lừng Một lễ hội độc đáo được tổ chức ở khu vực khá gần ga Meguro của thủ đô Tokyo. Du khách sẽ thấy dọc hai bên đường có các gian hàng nướng cá thu thơm lừng. Hơn 6,000 con cá thu đao Sanma sẽ được nướng trong lễ hội. Đặc biệt, mọi người còn có cơ hội thưởng thức cá thu miễn phí nữa. Sở dĩ có lễ hội này vì mùa Thu ở Nhật cũng là mùa đánh bắt cá thu nhiều nhất và thịt cá lúc này có hương vị ngon nhất. Đây chắc chắn sẽ là lễ hội ẩm thực đáng được mong chờ đấy.
  24. Lễ hội lửa rực rỡ ở Kyoto Lễ hội lửa Kurama là một sự kiện được yêu thích với khách du lịch Nhật Bản và du khách trên toàn thế giới khi họ ghé thăm Kyoto. Đền Kurama được thắp lửa sáng từ 6 giờ tối, các thanh thiếu niên và trẻ em sẽ cầm đuốc và gia nhập vào đoàn rước. Từ 8 giờ tối, 100 cây đuốc tại bậc đá trước chùa Kurama sẽ được đốt lửa. Khi có hiệu lệnh, người ta sẽ cắt dây thừng và toàn bộ đuốc sẽ được tập trung lại và châm lửa. Hai thanh niên sẽ dang chân ở phía dưới kiệu rước để vẽ nên chữ Đại. Người ta còn nói rằng thanh niên vùng Kurama trải qua lễ hội này sẽ trưởng thành. Lễ hội kéo dài đến nửa đêm, cực kì sôi nổi. Điểm nổi bật của Kurama là các đám cháy rất lâu, với chiều cao lên tới 3m, những ngọn đuốc thông thắp sáng rực cả thành phố, một cảnh tượng hết sức ngoạn mục.
  25. Lễ hội mùa thu thị trấn Tanagura Lễ hội diễn ra vào mùa thu ở thị trấn Tanagura và được tổ chức tại thành phố Shirakawa - Fukushima. Lễ hội này đã có lịch sử gần 200 năm, thường diễn ra ngày 12-13/10 hàng năm. Người dân nơi đây sẽ đứng trên những con thuyền được trang trí đẹp mắt, cùng nhau đánh trống và hát múa tưng bừng.
  26. Lễ hội cười Warai Matsuri Cùng thời điểm này, ngày 12/10 sẽ diễn ra lễ hội cười “Warai Matsuri” tại thị trấn Hidakagawa - Kawayama. Lễ hội này rất đặc biệt, một người bê đồ lễ dẫn đầu đoàn diễu hành, tiếp sau đó là một yêu tinh mũi dài gọi là Tengu, một con quỷ Oni và nối tiếp là đoàn người nhảy điệu Sasaramai, tất cả đều hô vang “Warai, warai” nghĩa là “Cười, cười”. Khi đến cổng đền thờ, tất cả mọi người phá lên cười thật to. Tạo nên không khí lễ hội náo nhiệt, rộn rã trên khắp nẻo đường.
  27. Lễ hội rước kiệu Takayama Lễ hội Takayama Matsuri được bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 16 đến thế kỷ 17 được xem là 1 trong 3 lễ hội lớn nhất Nhật Bản. Với các gian hàng thể hiện tay nghề của người thợ Hida, tỉ mẩn đến từng chi tiết ví dụ như các sản phẩm điêu khắc, thêu, phụ kiện. Lễ hội còn biểu diễn múa rối với chuyển động đầy khéo léo trên sân khấu. Lồng đèn được treo và quầy thức ăn được xếp đặt. Trong suốt buổi diễu hành, nhiều cỗ xe (yatai) di chuyển xung quanh thị trấn. Nó càng trở nên đông đúc với du khách thập phương muốn tận mắt chứng kiến trang phục truyền thống Nhật Bản và những hoa văn điêu khắc tinh tế của yatai.
  28. MÙA ĐÔNG LỄ HỘI TUYẾT Lễ hội tuyết Sapporo là lễ hội của băng và tuyết được tổ chức vào đầu tháng 2 hàng năm tại thành phố Sapporo, thuộc tỉnh Hokkaido. Lễ hội Nhật Bản này được tổ chức hàng năm vào đầu tháng 2 và thu hút hơn 2 triệu khách du lịch nỗi năm. Người ta đến đây để chiêm ngưỡng những bức tượng điêu khắc bằng tuyết đặc sắc, một vài trong số đó có kích thước lớn, có thể cao tới hơn 15 mét.
  29. LỄ HỘI TUYẾT
  30. Lễ đốt núi Wakakusayama - Thời gian diễn ra lễ hội: thứ bảy tuần thứ tư của tháng 1 hàng năm - Địa điểm: núi Wakakusayama tại thành phố Nara Lễ hội Nhật này vô cùng đặc biệt. Bởi thông thường trong mỗi lễ hội người ta chỉ đốt pháo hoa, pháo bông, tổ chức các buổi nói chuyện giao tiếp, giao lưu giữa mọi người với nhau hay tổ chức các hoạt động, cuộc thi đấu, nhưng trong dịp lễ hội Nhật Bản đặc sắc này người dân Nhật sinh sống ở thành phố Nara lại "đốt nguyên một ngọn núi". Họ tôn sùng thần núi, cũng như cầu nguyện cho đất đai của mình ngày càng phát triển.
  31. Lễ hội ném đậu đuổi quỷ Thời gian diễn ra lễ hội: khoảng mồng 3 hoặc mồng 4 tháng 2 hàng năm Lễ hội ném đậu đuổi quỷ tuy không phải là một trong những lễ hội quốc gia nhưng đây lại là một trong những sự kiện văn hóa lớn được tổ chức khá rộng rãi không chỉ tại các đền chùa mà còn được tổ chức trên khắp vùng miền nước Nhật. Trong lễ hội đặc sắc tại Nhật Bản này người ta thường rắc những hạt đậu nhằm mục đích trừ tà, xua đuổi ma quỷ. Nghi lễ trong lễ hội còn được gọi với tên Mamemaki. Trong quan niệm từ xa xưa, người Nhật coi đậu nành là một “vũ khí” để đánh đuổi những thứ xấu xa như linh hồn xấu, sự không may mắn.
  32. Lễ thanh minh Thời gian diễn ra lễ hội: thường kéo dài trong cả tuần của cuối tháng 3, trong 3 ngày trước và sau Xuân Phân hàng năm Giống như lễ Thanh Minh của người Việt Nam, trong những ngày cuối tuần của tháng 3 người dân Nhật Bản sẽ đi tảo mộ, tức là đi dọn dẹp phần mộ và viếng thăm mộ ông bà, tiên tổ của gia đình, dòng họ.
  33. Lễ hội “quỷ Namahage” dọa trẻ con Địa điểm: tỉnh Akita, Nhật Bản Lễ hội này ta sẽ được chứng kiến cảnh quỷ dọa trẻ em tại Nhật Bản.Vì theo như quan niệm của người Nhật. Trẻ em tại Nhật thường bị quỷ “viếng thăm” hàng năm.Đó là những con quỷ con quỷ “Namahage” mặc áo rơm và đeo mặt nạ trông khá đáng sợ. Đóng giả quỷ “Namahage” thường là những người lớn tuổi hơn cùng khu vực sinh sống. Họ cải trang và đến từng nhà những đứa trẻ hư, không ngoan ngoãn, hay ngủ dậy muộn, ngịch bẩn, vứt đồ đạc lung tung, Quỷ thường dọa kéo đi bất cứ đứa trẻ nào vi phạm những phép tắc của trẻ nhỏ vào trong những ngọn núi phủ đầy tuyết. Khi đó, những người lớn trong gia đình sẽ cống hiến vật phẩm như bánh snack, rượu sake và hứa hẹn những đứa trẻ sẽ sửa đổi để được tha.
  34. còn còn bi ph c hi Nh đ ủ i i còn mà s có ệ a công công a ngh ả n n ậ n n ánh t t B đạ ế ả i m i t t t n n là ớ đặ ộ i i là qu t t cách nét.Vì rõ v đấ c tính c tính xã h ệ ự t n t thì thì các giá tr thay thay ố ướ c c gia s có c luôn c luôn h đổ ộ i i và con ng i, i, đặ ự ị ướ c bi c ậ v y, bên bên y, c đ ă an an xen gi ng ng t n n ngh hóa ệ Nhật Bản là đất t, m nước luôn hướng tới sự ườ ớ i i s ỗ ạ hoàn hảo. Hơn i Nh hết Nhật còn biết tới là quốc i i lo nh nh s ự ữ gia có sự đan xen giữa văn hóa hoàn h truyền thống ạ a v a ệ ậ i hình i hình ngh ự t t B thu và hiện đại một cách rõ nét.Vì vậy, bên ă phát phát tri n n hóa truy ả ậ cạnh sự phát n triển nhanh chóng của công ả t t n nghệ thì các giá trị văn hóaH o. nghệ thuật nơi ơ i i ể ệ ơ đ n n nhanh chóng đây không mất đi mà còn có sự thay đổi, thu n n h ây không ây không m đặc biệt, mỗi loại hình nghệề thuật đều phản n n th ậ ế t t ánh đặc tính xã hội và con người t Nh Nhật Bản đề ố ng ng và u u ậ t t ấ t t
  35. KABUKI TRÀ ĐẠO KIẾM ĐẠO NGHỆ THUÂT NHẬT BẢN THƯ ĐẠO CẮM HOA KỊCH NOH
  36. Trà đạo được xem là loại hình nghệ thuật nổi tiếng và phổ biến nhất, ngay cả những người khi chưa đến Nhật cũng đã nghe tới loại hình nghệ thuật này. NGHỆ THUẬT TRÀ ĐẠO Tuy nhiên để thưởng thức trà đạo một cách “chuẩn” nhất còn cần sự kết hợp của nhiều yếu tố: Không gian trà thất, dụng cụ pha trà đến phong cách Thiền cùng các nghi lễ trong Trà. Tất cả điều đó đã tạo nên loại nghệ thuật trà đạo tinh tế nhất Nhật Bản. Bên cạnh đó, một chén trà có thể toát nên được những ý nghĩa sâu xa và tóm gọn lại trong 4 chữ: Hòa (Hòa bình) - Kính (Kính trọng) - Thanh (Thanh tịnh) - Tịch (Giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo).
  37. Kendo (Kiếm đạo), Ken có nghĩa là kiếm, Do có nghĩa là đạo; Kendo - Kiếm đạo hay Đạo dùng kiếm, là một môn võ thuật đánh kiếm hiện đại của Nhật Bản, phát triển từ các kỹ thuật truyền thống của kiếm sĩ NGHỆ THUẬT Nhật.Người học Kendo không chỉ tập luyện kỹ thuật sát KIẾM ĐẠO thủ mà còn nhắm vào một lẽ đạo cao hơn. Bởi vậy ngay khi nhập môn , người võ sinh Kendo được truyền dạy 5 đức tính: - Nhân đức: học Kendo để thực hiện mục tiêu nhân đức, tự cảm hóa và cảm hóa người khác thành người nhân hậu. - Công bằng chính trực: bênh vực những kẻ cô thế, tôn trọng lẽ phải, công bằng. (nhưng cũng nên lượng sức khi cần) - Tư cách cao thượng: giữ mình ở bên trên những hận thù nhỏ nhen. -Trí tuệ minh mẫn: nhận định được lẽ phải và sự tốt đẹp ở đời. - Trung tín: luôn luôn có lòng trung thành với mục tiêu cao cả, với đạo lý và giữ chữ tín ở đời.
  38. Nghệ thuật thư pháp Nhật Bản ra đời vào khoảng thế kỷ VI, tuy chịu ảnh hưởng lớn từ nghệ thuật thư pháp Trung Hoa nhưng người NGHỆ THUẬT Nhật đã có những cách tân riêng để tạo ra một THƯ ĐẠO trường pháp nghệ thuật thư pháp riêng của xứ sở mặt trời mọc, trong đó tiêu biểu nhất là hệ thống chữ Kana. Bao hàm trong nó là cảm quan mang tính tâm linh và tinh thần, không những vậy, những nét chữ viết ra cũng thể hiện phần nào khí chất và tâm hồn người viết thư pháp. Những ký tự tượng hình này được các nghệ nhân thư pháp truyền tải lên mặt giấy trắng vô cùng tài tình, tạo nên những bức thư pháp đầy ý nghĩa biểu trưng, thể hiện khí khái, tâm hồn của người nghệ sĩ. Đây là một trong những bộ môn nghệ thuật được đánh giá cao nhất ở xứ sở hoa anh đào.
  39. Nhắc tới Nhật Bản, không thể NGHỆ THUẬT CẮM HOA không nhắc tới nghệ thuật cắm hoa Ikebana. Không giống với cách cắm hoa của người phương Tây, người dân Nhật Bản cắm hoa theo những quy chuẩn khắt khe, liên quan tới các triết lý về cuộc sống và nhân sinh. Có tới 500 trường phái cắm hoa Ikebana khác nhau, trong đó trường phái Ikenobo là cổ xưa. Có thể nói Ikebana thể hiện rõ nhất cái tinh túy trong tính cách người Nhật: sự trầm tĩnh, nét quyến rũ tiềm ẩn, sự tỉ mỉ và niềm yêu mến giao hòa với thiên nhiên.
  40. NGHỆ THUẬT Bằng sự kết hợp nhiều loại KABUKI nghệ thuật như múa, diễn xuất, âm nhạc, Kabuki trở thành loại hình nghệ thuật độc đáo không chỉ ở phạm vi nước Nhật mà nó đã vươn ra thế giới, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
  41. Noh là loại hình kịch nghệ truyền thống mà Nhật Bản tự hào với thế giới. Ban đầu được gọi là Sarugaku, tuy nguồn gốc không NGHỆ THUẬT rõ ràng nhưng người ta cho rằng nó được KỊCH NOH truyền đến từ Trung Quốc vào khoảng thế kỉ thứ 7. Noh, nói một cách đơn giản thì là một vở kịch được dựng lên bởi bài hát gọi là Utai và âm nhạc Hayashi. Được diễn trên một sân khấu được gọi là sân khấu Noh, chuyên để diễn kịch Noh và Kyogen. Đặc trưng lớn nhất của Noh là có sử dụng mặt nạ, gọi là Nomen. Nomen là mặt nạ theo kiểu cổ xưa được diễn viên chính (gọi là Shite) đeo, hiện tại có trên 200 loại mặt nạ. Nó được đeo với mục đích che đi gương mặt, tuổi tác của diễn viên chính.
  42. Một trong những yếu tố làm nên sự nổi tiếng của Nhật Bản đối với Thế giới, ngoài những kì tích kinh tế là nền văn học Nhật bản với những đặc trưng tiêu biểu không thể trộn lẫn. Ngay từ thời cổ đại, mảnh đất Nhật Bản đã sinh ra bộ tiểu thuyết đầu tiên trên Thế giới – kiệt tác văn học “Genji monogatari” (Truyện kể Genji được viết vào khoảng thế kỉ X). Các giai đoạn lịch sử tiếp theo vẫn tiếp tục dòng chảy 2.3 dồi dào cho những tác phẩm tiểu thuyết bất hủ, các bộ biên niên sử vĩ đại và thơ ca đặc trưng của Nhật Bản như thể thơ VĂN HỌC Waka, Haiku ra đời. Thời cận – hiện đại (khởi đầu từ giai đoạn Minh Trị) đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sáng tác của các nhà văn Nhật Bản, sự tiếp thu các tư tưởng của văn học phương Tây đêm lại cho văn học Nhật Bản một diện mạo mới. Trên thực tế chưa có một nền văn học nào trên Thế giới có các tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài nhiều như Nhật Bản. Phải chăng đây là một tín hiệu chứng tỏ sức cuốn hút của văn học Nhật Bản.
  43. Phần lớn các tác phẩm văn học từ trước đến nay của Nhật Bản tính chất trữ tình và cảm tính rất mạnh mẽ. Trữ tình là một khái niệm đối lập với tự sự, ở Nhật Bản hầu như không xuất hiện các tác phẩm thuộc thể loại sử thi anh hùng, các tác phẩm tanka vốn là chủ lưu của văn nghệ từ thời kỳ trung đại thể hiện nỗi buồn đau cá nhân 2.3 hay tình cảm luyến ái mang đậm nét trữ tình chiếm tỉ lệ áp đảo. Yếu tố văn học chủ đạo ở đó là nỗi buồn chứ VĂN HỌC không phải niềm vui, nước mắt chứ không phải nụ cười, bởi thế mà văn học Nhật Bản hướng tới những mưu cầu mang tính trữ tình của nội tâm cá nhân hơn là đối diện với các yếu tố mang tính xã hội, lịch sử.
  44. Mặt khác, cảm tính là khái niệm đối lập với lý trí, trong văn học Nhật Bản từ trước đến nay, các biểu đạt mang đậm chất cảm tính chủ quan được đề cao hơn các cấu trúc mang tính lý trí, logic, khi đó, có thể nhận định rằng khuynh hướng coi trọng các giá trị mỹ học mạnh hơn tính luân lý. Trong văn học và văn hóa Nhật Bản, khi xem xét các từ ngữ thể hiện các đặc trưng quan trọng nhất trong mỗi thời kỳ, người ta sẽ nghĩ ngay đến các từ 2.3 khóa mononoaware, u huyền, wabi/sabi, tuy nhiên có thể thấy VĂN HỌC đây đều là những khái niệm liên quan đến ý thức thẩm mỹ mà không mấy liên quan đến tính luân lý hay xã hội cũng như không cảm thấy một cách mạnh mẽ các yếu tố siêu việt (như cái nhìn về thần thánh trong tôn giáo).
  45. Ở bài viết này, chúng tôi tập trung làm rõ về cảm thức AWARE trong nền văn học Nhật bản. Cảm thức aware thấm đẫm nền văn học Phù Tang ngay từ buổi sơ khai chính là nguyên nhân tạo nên tính chất duy tình và duy mĩ ấy. Aware là một niềm bi cảm trước mọi vẻ đẹp não lòng của thiên nhiên và nhân thế. Aware là một trực giác thẩm 2.3 mĩ chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo, gợi tả cái Đẹp phù du chóng tàn với một nỗi buồn phảng phất khi chúng tàn phai. VĂN HỌC Motoori biện luận rằng, trong số rất nhiều xúc cảm nảy sinh trong trái tim con người, niềm vui thích khuấy động trái tim ở tầng nông, còn nỗi buồn và cảm xúc yêu đương rung động sâu sắc hơn.
  46. Đến thời hiện đại, đại văn hào Kawabata Yasunari, do yêu mến và chịu ảnh hưởng sâu đậm từ dòng văn chương nữ lưu Heian, đã tái hiện một cách sáng tạo trong tác phẩm của mình niềm bi cảm aware đặc trưng của thời đại ấy: sự rung động, xao xuyến, nỗi buồn dịu 2.3 dàng trước cái Đẹp vô thường của thiên nhiên và con người. Có thể nói các nhân vật nam của Kawabata là những người rất VĂN HỌC mẫn cảm, tâm hồn họ sẵn sàng rung lên trước những xao động dù rất khẽ khàng của vạn vật cũng như có thể xúc động mãnh liệt trước những hình ảnh đơn sơ nhất của cảnh vật và con người. Đó là những người có trái tim biết aware.
  47. Khác với Xứ tuyết, Cố đô, Ngàn cánh hạc thể hiện niềm tiếc nuối trước sự phai tàn của các ngành nghệ thuật truyền thống (nghệ thuật tẩy trắng vải chimiji, nghệ thuật dệt vải kimono, trà đạo, kịch truyền thống, gheisha, ), Tiếng rền của núi và Người đẹp say ngủ lại đề cập đến những biến động và đổ vỡ tinh thần của thế hệ Nhật Bản trong xã hội hiện đại hôm nay. Có thể nói, đọc các sáng tác của Kawabata, ta như thấy lại hình bóng của nàng Murasaki của một nghìn năm trước. Song, khác với Murasaki thường 2.3 nói đến sự tàn úa của cái Đẹp theo thời gian, Kawabata còn nói đến các yếu tố bên ngoài tác động vào cái Đẹp. Theo ông, cái Đẹp không mất đi theo lẽ VĂN HỌC thông thường mà còn mất đi vì sự thờ ơ, ghẻ lạnh của người đời, vì sự phát triển của xã hội làm mất đi nhiều giá trị xưa cũ. Thông điệp mà Kawabata muốn gửi đến bạn đọc thông qua niềm bi cảm aware, có lẽ là sự phục sinh những truyền thống tốt đẹp cũ trong sự dung hòa với thế giới hiện tại. → Tìm hiểu thiên nhiên trong thơ ca chính là tìm hiểu mối giao cảm của con người với thiên nhiên, nó thể hiện văn hóa tinh thần của dân tộc đó.
  48. Một trong những tôn giáo bản địa ở Nhật Bản là Thần Đạo. “Thần Đạo trong yếu tính của nó là tôn thờ kami như thiên nhiên và tôn thờ thiên nhiên như kami”. Thần Đạo thờ rất nhiều vị thần, các vị thần đều được nhân cách hóa nhưng đa số có liên quan đến thiên nhiên như linh hồn của đất, trời, cây, cỏ, hoa, lá thậm chí ngay cả núi, đá thì đều là Thần. Tín ngưỡng đó đã ăn sâu vào nếp nghĩ của người Nhật, thế nên đối với thiên nhiên, 2.3 họ không chỉ ngắm nhìn, thụ hưởng đơn thuần mà trong sự thụ cảm thiên nhiên luôn có lòng thành kính và sự linh thiêng. VĂN HỌC Người Nhật giao cảm với thiên nhiên với một thái độ cộng sinh. “Người Nhật Bản yêu tự nhiên và tôn trọng vẻ đẹp của chúng và luôn tạo ra sự hài hòa với chúng kể cả trong những điều kiện khắc nghiệt nhất”. Họ tin rằng con người được thừa hưởng những điều mà thiên nhiên ban tặng, thế nên con người phải sống gắn bó, hòa hợp với thiên nhiên.
  49. Người Nhật cảm thụ thiên nhiên không chỉ bằng con mắt yêu thiên nhiên mà còn bằng cả tâm hồn nhuốm màu Thần Đạo và Thiền tông, vì thế mà hình ảnh thiên nhiên mang tâm hồn linh thiêng của tôn giáo. Tình yêu thiên nhiên của người Nhật không chỉ thể hiện qua nhu cầu tìm đến thiên nhiên mà còn mong muốn mang thiên 2.3 nhiên vào cuộc sống hàng ngày. VĂN HỌC Những đặc trưng trong cách đón nhận thiên nhiên của Nhật Bản đã đưa đến một hệ quả là sự lựa chọn hình thức phô diễn nghệ thuật phù hợp, đó chính là thể loại thơ haiku. Nói như thế không có nghĩa chỉ có thơ haiku mới có thiên nhiên mà nơi nào có sáng tạo nghệ thuật thì nơi đó có thiên nhiên. Trong số đó, haiku chứng tỏ một vị thế nổi trội.
  50. Văn học Nhật Bản đã phát triển cùng với thiên nhiên phong phú và đa dạng được tạo nên bởi sự đa dạng của khí hậu. Đặc biệt, yếu tố ảnh hưởng sâu sắc nhất tới văn học là "bốn mùa" xuân, hạ, thu, đông. Ở Nhật Bản, ranh giới của bốn mùa rất rõ nét, người Nhật Bản từ xưa đến nay luôn biết cách thưởng thức vẻ đẹp độc đáo của mỗi mùa và thể hiện những vẻ đẹp ấy bằng 2.3 văn học. Ta sẽ không thể hình dung được một nền văn học với các thể loại phát triển từ xa xưa như waka, tùy bút, haikai nếu không VĂN HỌC tính tới yếu tố mỹ học bốn mùa này. Văn chương Nhật, đó là “sự rung cảm, sự phập phồng nhịp nhàng theo vận tiết của vũ trụ. Chỉ vỏn vẹn có mấy chữ, một bài thơ Nhật muốn nhắc ta nhớ lại nhịp rung của vũ trụ vô hình mà chúng ta thường quên; thơ Nhật muốn gợi cho tâm hồn nỗi niềm tưởng nhớ một quê hương vô hình”. (Osawa)
  51. Ở Nhật, nghệ sĩ và thi nhân biết cách dùng “cái vô hình” và “chân không” (khoảng trống trên bức tranh, khoảng 2.3 trống trong ngôn từ) như một phương tiện diễn đạt hiệu quả. Đó là một nghệ thuật thấm nhuần tư tưởng Thiền VĂN HỌC tông: “trực chỉ nhân tâm”. Từ thơ tanka, haiku đến văn phẩm của Kawabata, ta đều nhận thấy sự rung cảm, sự phập phồng nhịp nhàng theo vận tiết của vũ trụ ấy.
  52. Các nhà thơ Nhật Bản sử dụng quý ngữ rất tài tình, như là một nhu cầu tất yếu. Sử dụng quý ngữ làm 2.3 cho thế giới thơ haiku được mở rộng, những khoảng VĂN HỌC trống, khoảng trắng trong thơ được lấp đầy, thông qua những ẩn ý của quý ngữ mà có thể cảm nhận được thế giới thiên nhiên và vòng luân chuyển của vũ trụ.
  53. Khi những chiếc lá úa vàng bắt đầu rời và cái se lạnh thoang thoảng thổi về là lúc mùa thu bắt đầu: “Luân hồi âu rồi đến lúc nhặt lá vàng rơi” (Takaoka Osamu – Quỳnh Như dịch) Lá vàng rơi là sự biểu hiện của thời gian. “Lá xanh nay đã thành cây lá vàng” (Nguyễn Bính). Thời gian là một vòng “luân hồi” của vũ 2.3 trụ. Đó là quy luật hằng thường của tự nhiên mà con người ta không thể cưỡng lại. VĂN HỌC Từ cái se lạnh cuối thu, nhiệt độ xuống thấp và những bông tuyết rơi báo hiệu mùa đông về: “Con quạ ô sáng mai trong tuyết đẹp không ngờ” (Basho) Như vậy, sự luân chuyển của mùa thể hiện thể hiện nhịp điệu của thế giới thiên nhiên và đời sống con người. Đây là một biểu hiện của thời gian nghệ thuật trong thơ haiku mang đậm chất Thiền.
  54. Núi non, những cánh rừng tràn ngập cỏ hoa là đặc điểm địa hình của đất nước Nhật Bản. Song, thiên nhiên trong tiểu thuyết của Kawabata hoàn toàn không phải là những bức ảnh được chụp lại mà đó là những không gian được tái hiện qua thế giới thẩm mĩ của nhà văn, trở thành một hình 2.3 tượng nghệ thuật độc đáo. Bước vào những câu chuyện của Nhật, người đọc sẽ thấy những cảm VĂN HỌC thức vô cùng tinh tế, cầu kì của người Nhật khi đối đãi với thiên nhiên, bởi họ luôn quan niệm rằng, vẻ đẹp thực sự rất dễ tàn phai, nên cần nâng giữ từng khoảnh khắc. Người Nhật rất yêu thiên nhiên, sống gần gũi với thiên nhiên, và luôn lưu giữ những khoảnh khắc đẹp nhất, rung cảm nhất của thiên nhiên trong những sáng tạo nghệ thuật của mình, trong đó có văn học.
  55. Nhật Bản được biết đến là một đất nước có nền giáo dục đứng hàng đầu Thế giới. Đối với Nhật Bản, một đất 2.4 nước nghèo tài nguyên thiên nhiên thì yếu tố “con GIÁO DỤC người” đã từ lâu được chú trọng và giáo dục con người được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển đất nước. Hệ thống và tư tưởng giáo dục của Nhật Bản được thực hiện theo mô hình của các nước phương Tây
  56. * Hiện đại hóa giáo dục thời Minh Trị (1868 – 1912) Vào năm 1868, chính quyền được chuyển từ tay Shogun sang Thiên Hoàng, mở đầu cho thời kỳ Minh Trị. Chính quyền nhận định giáo dục là một bộ phận then chốt trong việc hình thành hình thái ý thức, sẽ cho phép Nhật Bản trở thành môt quốc gia giàu có và hùng mạnh. Giáo dục tạo điều kiện thuận lợi tiếp thu tri thức kĩ thuật hiện đại làm phương tiện thực hiện mục đích đó. Tư tưởng mới được đưa ra trong cải cách giáo dục lần này: - Từ bỏ hệ thống giáo dục phong kiến. Cơ hội học tập phải được mở ra cho mọi công dân. - Mục đích của giáo dục nhà trường là khoa học thực tiễn bổ ích cho con người. - Chi phí giáo dục do người dân đóng góp.
  57. Trường học cận đại được tổ chức theo mô hình phương Tây khi đó là thực thể hoàn toàn mới với người Nhật vì vậy mà nó đã vấp phải sự chống đối của chính người dân. Nhiều người dân không muốn cho con đến trường vì sợ mất đi nhân công lao động và khoản chi phí dành cho giáo dục. Trong bối cảnh đó, để đảm bảo cho trẻ trong độ tuổi đi học đến trường và duy trì tỉ lệ học sinh đi học, chính quyền Minh Trị phải tiến hành song song hai biện pháp. Một là cưỡng chế người dân đưa con đến trường bằng các sắc lệnh. Hai là hỗ trợ người dân về mặt tài chính. Chẳng hạn trẻ em sẽ được cấp phát đồ dùng thiết yếu khi đi học như sách giáo khoa, phấn, bút chì Hệ thống trường tiểu học mới được xây dựng cũng tiêu tốn một khoản tiền khổng lồ. Ngoài ra để đẩy mạnh tốc độ khai hóa văn minh, chính quyền Minh Trị đã không ngần ngại chi tiền mời những chuyên gia nước ngoài đến Nhật làm việc.
  58. Nói đến hiện đại hóa giáo dục thời Minh Trị, không thể bỏ qua ba nội dung được chú trọng trong giảng dạy thời kì này là dạy tiếng mẹ đẻ, khoa học kĩ thuật và rèn luyện đạo đức. Thứ nhất, hệ thống hóa việc giảng dạy tiếng Nhật được chú trọng vì nó có quan hệ mật thiết với việc hình thành và thống nhất ý thức của cả dân tộc. Tiếng Nhật đã nhanh chóng trở thành môn học chính và các phương pháp giảng dạy mới được tích cực tìm tòi, sách giáo khoa cũng được biên soạn, chỉnh lí lại nhiều lần. Chỉ trong vòng chưa đầy ¼ thế kỉ, nước Nhật đã trở thành quốc gia có tỉ lệ người biết chữ cao nhất thế giới.
  59. Thứ hai, các môn khoa học được đưa vào giảng dạy trong nhà trường, có hệ thống với chủ đích của các nhà lãnh đạo nhằm xây dựng một quốc gia “phú quốc cường binh”. Giảng dạy về khoa học thời kì này được tích cực thực hiện tại các trường đại học và trường chuyên nghiệp với mục đích cung cấp nhân tài phục vụ cho công nghiệp hóa. Các môn khoa học và công nghệ phương Tây trực tiếp được các giáo viên nước ngoài giảng dạy, sinh viên Nhật Bản được cử ra nước ngoài học tập tất cả những điều này đã đặt nền móng cho sự phát triển của giáo dục khoa học kỹ thuật trong giai đoạn sau.
  60. Thứ ba, các nhà lãnh đạo đưa bộ môn giáo dục đạo đức công dân với mục tiêu đào tạo ra những công dân có nhân cách hiện đại, biết y thức về tính độc lập, coi trọng sự bình đẳng và tự do cá nhân Tuy nhiên, điêm đặc biệt là giáo dục đạo đức công dân thời Minh Trị được thực hiện như một môn học hiện đại, song vẫn lồng ghép vào đó những tư tưởng Khổng giáo như đề cao lòng trung thành với Thiên Hoàng và phục tùng chính phủ → Tóm lại, sự cách tân trong hệ thống trường học, phương pháp và nội dung giảng dạy, chính phủ Minh Trị đã xây dựng một hệ thống trường học hiện đại đầu tiên ở Nhật Bản, đặt cơ sở cho sự phát triển của nền giáo dục đứng hàng đầu Thế giới hiện nay.
  61. * Giai đoạn từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay Hệ thống giáo dục – đào tạo ở Nhật Bản có nhiều thay đối. Nguyên tắc giáo dục bình đẳng được đặt lên hàng đầu. Lần đầu tiên trong lịch sử, mọi người dân Nhật Bản có quyền như nhau trong việc tiếp thu giáo dục phù hợp với khả năng của bản thân. Hệ thống giáo dục nhà trường đã được thay đổi theo mô hình của Mỹ 6-3-3-4: 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông và 4 năm đại học. Giáo dục bắt buộc ở cấp tiểu học và trung học cơ sở đã tạo điều kiện cho mọi trẻ em từ 6 đến 15 tuổi được học tập miễn phí, nâng tỉ lệ phổ cập giáo dục ở Nhật Bản lên đến 99,98%, một tỉ lệ cao so với Trong lớp học ở Fukuoka (1959) các nước Âu Mỹ.
  62. Để chuẩn bị bước vào thế kỷ 21, năm 1984 Nhật Bản tiếp tục tiến hành cải cách giáo dục với tư tưởng chủ đạo là hình thành hệ thống giáo dục suốt đời xây dựng xã hội học tập, chuẩn bị một thế hệ trẻ phát triển toàn diện, năng động, tự chủ, sáng tạo, đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội hiện đại trong nền kinh tế tri thức với quá trình toàn cầu hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh của Nhật Bản trên trường quốc tế. Nhờ đa dạng hóa các chương trình giúp Nhật Bản đạt được các kết quả cao trong các kỳ đánh giá chất lượng giáo dục quốc tế PISA (Programme for International Student Assesment) trong các năm 2000, năm 2003, năm 2006 và những năm gần đây.
  63. *Những điểm độc đáo của nền giáo dục Nhật Bản. Coi trọng nhân cách hơn kết quả học tập, bữa trưa được tiêu chuẩn hóa, học sinh tự dọn dẹp mà không cần lao công là những điều ấn tượng ở trường học Nhật Bản. “Tiên học lễ, hậu học văn” Ở Nhật Bản, học sinh không phải trải qua kỳ thi nào cho đến khi lên lớp 4 (10 tuổi). Các em chỉ làm những bài kiểm tra nhỏ. Quốc gia này tin rằng mục tiêu của 3 năm đầu tiên không phải đánh giá trình độ kiến thức của các em mà là hình thành những quy chuẩn về hành vi và phát triển tính cách. Học sinh được dạy cách tôn trọng người khác, đối xử nhẹ nhàng với động vật và thiên nhiên. Rộng lượng, từ bi và đồng cảm là những phẩm chất được định hướng cho trẻ em Nhật Bản. Bên cạnh đó, các em cũng cần học tính can đảm, tự chủ và công bằng.
  64. Khai giảng vào đầu tháng 4 Trong khi các trường học trên thế giới bắt đầu năm học mới vào tháng 9 hoặc 10, Nhật Bản chọn tháng 4. Ngày đầu tiên ở trường học trùng với hiện tượng thiên nhiên đẹp nhất trong năm –-mùa hoa anh đào nở rộ. Một năm có 3 học kỳ. Học sinh Nhật Bản nghỉ hè trong 6 tuần lễ, đồng thời có hai tuần nghỉ đông.
  65. Trường học không cần lao công Học sinh tự dọn lớp học, nhà ăn, thậm chí nhà vệ sinh. Các em chia thành từng tốp nhỏ và phân công lịch trực nhật trong cả năm. Hệ thống giáo dục ở Nhật Bản tin rằng yêu cầu học sinh vệ sinh trường học giúp các em học được cách làm việc nhóm và giúp đỡ người khác. Dành thời gian quét dọn cũng khiến mỗi người biết tôn trọng lao động của người khác.
  66. Tiêu chuẩn hóa bữa trưa Hệ thống giáo dục Nhật Bản luôn muốn đảm bảo dinh dưỡng lành mạnh và cân bằng cho học sinh. Tại các trường tiểu học và trung học cơ sở, bữa trưa được nấu theo thực đơn tiêu chuẩn được chuẩn bị bởi không chỉ những đầu bếp chất lượng mà còn các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Bạn học cùng ăn với nhau trong lớp, có sự tham gia của giáo viên. Điều này cũng đồng thời giúp phát triển mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh.
  67. Luôn biến mình thành 1 phần của cộng đồng Từ mà bất cứ học sinh nào ở Nhật cũng được dạy và biết đến là "rentai", có nghĩa là tình đoàn kết. Ngay từ những ngày đầu tiên đi học, học sinh đã luôn được nhắc nhở rằng mình là thành viên của một tập thể. Khi bắt đầu một mới quan hệ mới, "Aisatsu" là câu chào hỏi được dùng. Từ này nhấn mạnh vào tinh thần đồng đội giúp trẻ học cách chấp nhận lẫn nhau, hòa nhập với các thành viên trong tập thể. Từ đó tất cả học sinh có một bước đệm hoàn hảo, sẵn sàng làm quen với môi trường đại học một cách suôn sẻ.
  68. Tự đi học không cần ai đưa đón, tạo cơ hội cho học sinh đi loanh quanh thành phố Có một điều đặc biệt là tất cả trẻ em Nhật Bản đều tự đi học, không hề có cha mẹ. Phụ huynh không đi cùng con sau ba tuần đầu tiên của lớp 1. Đôi khi, thằng bé ngủ thiếp đi và để lỡ điểm dừng, và đôi khi tàu bị hoãn. Mỗi lần như vậy trở thành một chuyến phiêu lưu, tạo cơ hội cho nó tìm nhân viên hướng dẫn hoặc thử dùng điện thoại công cộng. Do vậy, giờ thằng bé dễ dàng tìm đường quanh khu vực trường đại học và xa hơn thế.
  69. Phải ăn hết những thức có trên bàn ăn Mọi đứa trẻ ở trường học Nhật Bản đều phải ăn hết những thứ được phục vụ trong bữa trưa, trừ khi bị dị ứng. Để thừa thức ăn bị xem là lãng phí và thiếu tôn trọng người nấu. Học sinh học được cách nấu ăn tại trường, thái và hầm củ cải do mình tự trồng, thực hành gọt táo sao cho lớp vỏ thành một dải dài, không bị đứt đoạn. Cũng giống như tại Việt Nam, nghi thức trước khi bắt đầu ăn cơm thì chúng ta phải mời cha mẹ, anh chị, mọi người trong gia đình ăn cơm rồi mới được dùng bữa. Tại Nhật Bản, qua từng thế hệ, người Nhật cũng luôn được dạy phải chắp tay và hơi cúi đầu nói “Itadakimasu” trước khi thưởng thức món ăn ở trước mặt họ để cảm ơn những động vật, thực vật đã phải đánh đổi mạng sống để được làm ra món ăn ngon và để cảm ơn những người nông dân, những người lao động đã tốn công sức góp phần làm nên món ăn. “Itadakimasu” có thể được hiểu là “Xin phép dùng ạ” hoặc “Cảm ơn vì món ăn”. Việc nói “Itadakimasu” là một cách nói đầy trang trọng và lịch sự, dần dần về sau câu nói này không còn ý nghĩa quá nặng nề nữa, khi đi cùng bạn bè nó có thể được dịch một cách gần gũi hơn là “Cùng ăn thôi”.
  70. Trẻ em Nhật Bản tự mang cặp sách đến trường Gia đình và xã hội Nhật nhất trí cho rằng, không được nuông chiều trẻ em, không được khiến các em không có khả năng sinh tồn. Tự đi học được xem là bước đầu tiên trong việc học cách độc lập. Học sinh tiểu học tự mình đến trường là thông lệ được giao ước giữa nhà trường và phụ huynh. Nếu gần nhà, trẻ em mẫu giáo cũng sẽ tự đi bộ đến trường. Dù có được đưa đón thì các bé cũng tự mang cặp sách. Ngay cả công chúa Nhật Bản cũng không ngoại lệ. Công chúa của Nhật tự mang cặp sách khi đi học.
  71. Người Nhật nổi tiếng trong lịch sử là dân tộc đọc sách vào bật nhất thế giới. Quyển “Tự lo”, Self-Help của Samuel Smiles từng là best-seller tại Anh, Mỹ, bán được 250.000 quyển cuối thế kỳ XIX, nhưng khi được dịch sang tiếng Nhật đầu thời Minh Trị (1868) bán đến một triệu bản! Một con số thật “khủng”, dân số Nhật Bản lúc đó chỉ khoảng 30 triệu. Nhiều quyển sách khác cũng được bán với con số tương tự. Rồi đầu thế kỷ XX, tuyển tập Einstein, tuyển tập Mác- Ăng Ghen đã ra đời đầu tiên tại Nhật Bản, không phải ở phương Tây. Sự tò mò của người Nhật có thể nói là vô hạn. Thời Minh Trị, Công ty TNHH ra đời đầu tiên là Công ty nhập khẩu và kinh doanh sách Maruzen. Sách là nền tảng tri thức để chấn hưng đất nước.
  72. Hạn chế trong giáo dục Nhật Bản Hiện tượng Futoko: Việc bỏ học có thể gây ra hậu quả lâu dài đến tương lai của trẻ em Nhật. Trẻ có nguy cơ sống tách biệt khỏi xã hội và tự nhốt mình trong phòng. Hiện tượng này gọi là "Hikikomori".Không chỉ vậy, nhiều học sinh còn chọn cách cực đoan như tự tử. Vào năm 2018, số lượng học sinh tự tử tại Nhật Bản là 332, cao nhất trong 30 năm trở lại đây.Vào năm 2016, chính phủ Nhật Bản phải thông qua một đạo luật ngăn ngừa học sinh tự tử với các khuyến nghị đặc biệt cho các trường học.
  73. III. GIỚI THIỆU MỘT VÀI ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA NHẬT BẢN TỚI CÁC NƯỚC CHÂU Á 3.3 3.1 3.2
  74. III. GIỚI THIỆU MỘT VÀI ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA NHẬT BẢN TỚI CÁC NƯỚC CHÂU Á Có thể nói, văn hóa Nhật Bản ảnh hưởng khá sâu đậm tới nền văn hóa của các nước Đông Nam Á. Bởi văn hóa Nhật Bản là sự dung hòa giữa nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc với những thứ mới tạo nên sự nổi bật so với các nước khác. Đặc biệt, Nhật Bản là một quốc gia liên tục chịu ảnh hưởng của thiên tai với những trận động đất, sóng thần kinh hoàng trong lịch sử, nhưng nước Nhật đã khiến cả thế gới phải nghiêng mình ngưỡng mộ bởi sự kiên cường, đoàn kết của mình. Tất cả những điều này đều xuất phát từ yếu tố nội lực mạnh mẽ, chính là văn hóa. Trong đó không thể không kể tới sự giao thoa giữa văn hóa Nhật bản và văn hóa của các nước Châu Á. Đều có nét tương đồng bởi xuất phát từ cái nội chung của nền văn hóa Châu Á và nhất là chịu ảnh hưởng khá sâu đậm từ nền văn hóa Trung Hoa.
  75. 3.1 Trang phục Ngoài văn hóa thì trang phục cũng là một nét văn hóa nổi bật của Nhật Bản, do nhu cầu giao lưu và phát triển kinh tế. Cũng đã phần nào có sự giao thao với các nước trên thế giới nói chung và Châu á nói riêng. Và đây cũng là một đặc trưng nổi bật của Nhật Bản, bộ quốc phục của đất nước mặt trời mọc được hầu hết các nước biết tới.Kimono không chỉ đơn giản là đồ mặc mà giờ đây còn được sử dụng để mô tả các sản phẩm may mặc truyền thống của Nhật bản.
  76. Ngày nay do sự mở rộng giao thoa văn hóa với các nước Châu Á mà trang phục Kimono có ảnh hưởng đến trang phục của các nước trên thế giới. Tạo nên một nét văn hóa khó trộn lẫn. Ảnh hưởng ra sao, trang phục một phần sẽ quảng cáo nét văn hóa truyền thống của người Nhật đến hầu hết các nước Châu Á. Cho nên ngày nay có nhiều xu hướng may những bộ trang phục theo kiểu cách tân từ Kimono của Nhật. Và đặc biệt hơn với sự giao thương kinh tế giữa các nước, những quán ăn cũng mặc những trang phục Kimono, hoặc cho chính khách hàng mặc những trang phục này tạo ra nhiều điểm khác biệt khá ấn tượng. Chẳng hạn ở một số trường học ở Việt Nam khi diễn những tiết mục văn nghệ hoặc diễn kịch cũng sử dụng những bộ đồ này. Và trong xu thế mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực, Nhật bản cũng đã và đang mở cửa giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực Châu Á nhằm đẩy mạnh quảng cáo văn hóa truyền thống tới các nước bạn.
  77. 3.2 Giao tiếp .Người Nhật đề cao văn hóa giao tiếp, đặc biệt là trong mối quan hệ với tập thể, nó được thể hiện ngay từ trong cách xưng hô với người ngoài khi nói chuyện. Đặc biệt hơn họ để lại ấn tượng khá sâu sắc về một đất nước hiếu khách và đạt đến đỉnh cao trong kĩ năng giao tiếp.
  78. 3.3 Ẩm thực Ẩm thực Nhật được thưởng thức và cảm nhận đầy đủ về sự đa dạng và bề ngoài lộng lẫy trong các món ăn nổi tiếng cũng như truyền thống của đất nước này. Món ăn thường thanh tao, nhẹ nhàng, hợp với không khí thiên nhiên mỗi mùa, mang đậm bản sắc riêng. Cũng chính vì vậy mà ẩm thực Nhật cũng ảnh hướng khá đậm nét tới văn hóa ẩm thực của các nước thuộc khu vực châu á nói riêng và thế giới nói chung.
  79. Ở đây,món ăn không chỉ ngon miệng mà nó còn độc đáo và đậm chất nghệ thuật. Ẩm thực Nhật còn có một tên gọi khác là Washoku. Một phần do sự giao thoa ẩm thực giữa các nền văn hóa trong khu vực Châu á và sự tiếp thu có chọn lọc tạo nên một nét riêng và độc đáo trong ẩm thực Nhật Bản. Chẳng hạn như món Ramen món ăn khá phổ biến ở Nhật, nhưng không khó có thể tìm thấy những món này ở Việt Nam, Hàn Quốc, bởi sức hút ở món ăn. Ẩm thực cũng chính là một yếu tố để bảo tồn truyền thống văn hóa và quảng cáo văn hóa tới các nước khác.
  80. Đối với ẩm thực cũng mang những triết lý sâu sắc,đó là việc tuân thủ một triết lý chung là “tam ngũ” gồm ngũ sắc, ngũ vị. Ngũ pháp gồm chiên, hấp, ninh, nướng và sống. Ngũ sắc ở đây sẽ có các màu như đỏ, đem, trắng, xanh và vàng. Với ngũ vị sẽ gồm chua, cay, mặn, đắng và ngọt. Điều đặc biệt mang đến điểm khác biệt với ẩm thực của nhiều nước ở chỗ chú trọng đến hương vị tinh khiết tươi ngon của món ăn từ nguyên liệu món ăn như đậu nành, cá rong biển, rau củ và gạo và hạn chế trong việc sử dụng các gia vị.
  81. Nếu nhắc đến ẩm thực Nhật mà không nhắc đến Sushi có thể là một thiếu sót, bởi món ăn này khá nổi tiếng ở Nhật. Mặc dù ngày nay đồ ăn vặt, thức ăn nhanh một phần xâm lấn nhưng ẩm thực Nhật vẫn giữ được vị trí đứng của nó bởi vài trò đảm bảo sức khỏe cho con người. Chính vì vậy, văn hóa ẩm thực độc đáo đó đã được thêm vào danh sách của UNESCO. → Dù mỗi quốc gia có một truyền thống và một nét đẹp văn hóa riêng, nhưng chính sự giao lưu văn hóa giữa các nước trong khu vực châu á đã làm phong phú thêm nền văn hóa ấy. Đặc biệt là sự ảnh hưởng văn hóa Nhật bản đến các nước Châu á, tạo sự lan tỏa có văn hóa về mọi mặt. Đặc biệt là trong giao tiếp, trang phục, ẩm thực đem đến cái nhìn mới về con người và đất nước Nhật Bản.