Báo cáo SKKN Cách thức tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết nói và nghe môn Ngữ Văn 6

doc 30 trang Minh Lan 14/04/2025 130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo SKKN Cách thức tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết nói và nghe môn Ngữ Văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_skkn_cach_thuc_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_cac_t.doc

Nội dung text: Báo cáo SKKN Cách thức tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết nói và nghe môn Ngữ Văn 6

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG HƯNG TRƯỜNG THCS QUANG DƯƠNG ----------------- HỒ SƠ SÁNG KIẾN “CÁCH THỨC TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG CÁC TIẾT NÓI VÀ NGHE MÔN NGỮ VĂN 6” Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm văn Chức vụ: P. Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường THCS Quang Dương Đông Hưng, tháng 5 năm 2023 Trang-1-
  2. HỒ SƠ YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN HIỆU QUẢ ÁP DỤNG , PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SKKN 1. Đơn yêu cầu công nhận; 2. Báo cáo sáng kiến hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng; 3. Quyết định công nhận sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học cơ sở (đối với sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học đề nghị xem xét đánh giá, công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng cơ sở). CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trang-2-
  3. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN HIỆU QUẢ ÁP DỤNG, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng TĐKT công nhận sáng kiến huyện Đông Hưng. Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc, tác giả sáng kiến . Năm sinh: 26/09/1973. Nơi thường trú: Trọng Quan, Đông Hưng, Thái Bình. Trình độ chuyên môn: Đại Học Sư phạm văn. Chức vụ công tác: P. Hiệu Trưởng. Nơi làm việc: Trường THCS Quang Dương. Điện thoại: 0988106325 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100 % Là tác giả đề nghị xét công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng sáng kiến: “Cách thức tạo hứng thú cho học sinh khi dạy các tiết Nói và nghe môn Ngữ văn 6”. - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục bộ môn Ngữ văn. - Thời gian áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng trong năm học 2021-2022 và tiếp tục phổ biến áp dụng cho năm học 2022-2023. Từ ngày 10/9/2022 đến ngày 10/5/2023. - Đơn vị áp dụng sáng kiến: + Tên đơn vị: Trường THCS Quang Dương + Địa chỉ: Xã Đông Quang - Đông hưng - Thái Bình + Điện thoại: 02273795341 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong hồ sơ là trung thực, đánh giá đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đông Quang, ngày 21 tháng 5 năm 2023 Tác giả (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Ngọc Trang-3-
  4. BÁO CÁO SÁNG KIẾN Hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến I. Tên sáng kiến: “Cách thức tạo hứng thú cho học sinh khi dạy các tiết Nói và nghe môn Ngữ văn 6”. II. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: Ngôn ngữ là công cụ của lời nói và tư duy. Dạy học môn Ngữ văn trước hết là dạy cho học sinh có khả năng sử dụng công cụ ấy một cách hiệu quả nhất trong học tập và đời sống. Để có thể sử dụng ngôn ngữ một cách điêu luyện, chúng ta phải có được 4 kỹ năng cơ bản đó là: Đọc, viết, nói và nghe. Chương trình Ngữ văn mới đã lấy các 4 kỹ năng giao tiếp ấy làm trục chính xuyên suốt cả 3 cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình trình và đảm bảo tính chỉnh thể, nhất quán, liên tục của cả 3 cấp học với tất cả các khối/lớp. Bên cạnh đó, hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về văn và phần Tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động dạy đọc, viết, nói và nghe. Cấu trúc Sách giáo khoa môn Ngữ văn khá chú trọng bốn kỹ năng này ngay từ khi xây dựng chương trình. Vì vậy, trong hệ thống tri thức các bài học bao gồm có các phần như: Đọc hiểu văn bản, viết, nói và nghe. Thực tế tham gia giảng dạy bộ môn Ngữ văn theo chương trình mới, tôi nhìn nhận ra thực tế việc tổ chức dạy học các tiết Nói và nghe gặp nhiều khó khăn hơn cả. Kỹ năng nói và nghe của học sinh còn nhiều khiếm khuyết, học sinh thực hiện chưa tốt về kỹ năng nói, thuyết trình, tranh luận. Các em trong quá trình tham gia học tập bộ môn còn thụ động, rụt rè, chưa dám thể hiện bản thân. Học sinh chưa có năng lực biết lắng nghe để nhận thức, thấu hiểu, nhận xét, đánh giá. Vì vậy, hiệu quả của các tiết Nói và nghe chưa cao. Khi tiếp cận với cấu trúc Sách giáo khoa theo hướng mới, người biên soạn đã thể hiện rõ 4 kỹ năng đọc, viết, nói và nghe trong cấu trúc các bài học, trong quá trình tổ chức dạy học, tôi khá chú trọng tới việc rèn kỹ năng Nói và nghe cho học sinh và đã xây dựng được một hệ thống các giải pháp góp phần nâng cao hứng thú và hiệu quả trong các tiết học này. Tôi xin chia sẻ giải pháp: “Cách thức tạo hứng thú cho học sinh khi dạy các tiết Nói và nghe môn Ngữ văn 6”. III. Mô tả giải pháp kỹ thuật III.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 1. Ưu điểm - Kỹ năng Nói và nghe đã được chú trọng xây dựng trong mỗi bài học. Xuyên xuốt toàn bộ chương trình, tỉ lệ các tiết Nói và nghe chiếm khoảng 10%, kỹ năng này còn thể hiện tích hợp trong các tiết đọc hiểu văn bản. Trang-4-
  5. - Học sinh có điều kiện tiếp cận được với công nghệ 4.0, khả năng mở rộng tri thức, kỹ năng lắng nghe, phản hồi, giao tiếp của các em cũng được rèn luyện tốt hơn, các em có cơ hội học hỏi lẫn nhau, học hỏi từ các nguồn thông tin bên ngoài. - Giáo viên tiếp cận chương trình mới rất tích cực đổi mới trong quá trình tổ chức dạy học, đã chú trong hơn với các tiết Nói và nghe. Bước đầu, học sinh đã có sự chuyển biến, thay đổi rõ nét trong cả tư tưởng, nhận thức lẫn cách thức giao tiếp, cách thức nói và nghe. 2. Hạn chế: - Giáo viên chưa nắm rõ được cách thức tổ chức, cách thức tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả cho học sinh khi dạy các tiết Nói và nghe. - 3 năm đại dịch Covid, học sinh không có nhiều cơ hội để được giao tiếp trong tập thể, trao đổi, thảo luận cùng nhau. Vì vậy, học sinh tâm lý còn nhút nhát, ít dám thể hiện, bày tỏ trước đám đông. Kỹ năng nói và nghe của các em còn nhiều lỗi cần sửa. - Khoảng thời gian dành cho tiết Nói và nghe khá ít, chiếm từ 1-2 tiết trong mỗi bài học. Vì vậy, việc rèn kỹ năng nói và nghe cho tất cả học sinh trong lớp còn bị hạn chế bởi thời gian (Nếu lớp đông học sinh). Hồng - Các em học sinh còn có thói quen học tập theo hướng thụ động, lĩnh hội kiến thức theo hướng truyền thụ tri thức một chiều, thiếu tính sáng tạo, thiếu sự đam mê - Học sinh trong lớp đối tượng chủ yếu là người ở nông thôn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe và phản hồi của các em chưa thực sự tốt. - Để kiểm tra kết quả của giải pháp, tôi đã tiến hành khảo sát một số yếu tố trước tác động thông qua hệ thống phiếu điều tra với nhiều mức độ khác nhau và cho kết quả thực tế như sau: Tiến hành khảo sát thực trạng thông qua hệ thống phiếu khảo sát cho kết quả như sau: Câu hỏi số 1: Em luôn chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung phần Nói và nghe trước khi tới lớp. Câu hỏi số 2: Em có khả năng giao tiếp tốt, tự tin, mạnh dạn khi đứng trước đám động, đứng trước tập thể và các bạn. Câu hỏi số 3: Khi nói và nghe, em đã biết phối hợp các yếu tố phi ngôn ngữ như: Cử chỉ, điệu bộ, trang phục, giọng điệu, các phương tiện hỗ trợ bài nói. Câu hỏi số 4: Bài nói của em đã có đầy đủ cả 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Câu hỏi số 5. Em thực sự chú ý tới cách bạn nói, đưa ra được lời nhận xét, đánh giá, phản hồi với bạn. Trang-5-
  6. PHIẾU KHẢO SÁT, TỰ ĐÁNH GIÁ Câu hỏi khảo Mức điểm tự đánh giá sát 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Câu hỏi số 1 40 30 17 Câu hỏi số 2 30 35 22 Câu hỏi số 3 20 25 27 15 Câu hỏi số 4 50 37 Câu hỏi số 5 30 36 21 3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. - Thứ nhất: Tiết Nói và nghe trong chương trình cũ trước đây chưa thực sự được chú trọng. Giáo viên chưa đặt nhiều thời gian, tâm sức vào các tiết này. Kỹ năng luyện nói cho học sinh hầu hết mới chỉ dừng lại ở bài nói mà chưa hình thành kỹ năng lắng nghe và phản hồi tích cực. Giáo viên chưa nắm bắt và tiếp cận được đầy đủ chiến lược nói, chiến lược nghe. - Thứ 2: Học sinh học tập còn thụ động, thiếu tích cực, chủ động, sáng tạo, các em còn mang tâm lý nhút nhát, kỹ năng giao tiếp hạn chế. - Thứ 3: Chương trình Sách giáo khoa mới còn nhiều điểm mới, người dạy và người học vẫn trong quá trình tiệm cận với nhều bỡ ngỡ. III.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 1. Giáo viên cần phân biệt kỹ năng nói, nghe và nói nghe tương tác. Hầu hết giáo viên chưa nắm rõ kỹ năng nói, nghe và nói nghe tương tác là như thế nào? Nội dung và kỹ thuật Nói nghe có điều gì cần phải chú ý. - Phần Nói ở trong chương trình Ngữ văn là gì? Đó là nói về một chủ đề nào đó như: Kể được một truyện truyền thuyết, truyện cổ tích; kỷ niệm đáng nhớ, trình bày ý kiến về một vấn đề đáng quan tâm Với mỗi nội dung nói khác nhau, học sinh cần lựa chọn thái độ và kỹ năng nói phù hợp. - Phần Nghe: Học sinh cần nắm được nội dung phần trình bày của người khác, có thái độ và kỹ năng nghe phù hợp. - Phân biệt kỹ năng nói, nghe, nói nghe tương tác. Mỗi kỹ năng lại có một yêu cầu riêng, nhiều khi đây là một hoạt động riêng biệt, độc lập. Ví dụ: Ta có thể nói một mình (Độc thoại), nghe một mình. Khi ta trao đổi, chia sẻ, thảo luận, có sự tương tác, đối thoại qua lại từ 2 người trở lên thì đó là nói và nghe tương tác. Ví dụ: Khi dạy phần Nói và nghe “Trình bày ý kiến về một vấn đề”, với nội dung “Em có ý kiến gì về nhận xét: Đi tham quan, du lịch, chúng ta sẽ được mở rộng tầm mắt và học hỏi được nhiều điều”, học sinh luyện nói tại nhà, đứng trước gương - đây là hoạt động nói. Khi học sinh nói cho ba mẹ, người thân, bạn bè nhưng không người nghe chỉ biết lắng nghe, không có Trang-6-
  7. phản hồi tích cực thì đó là hoạt động nghe thông thường. Khi học sinh trình bày bài nói trước lớp, trong nhóm được sự đánh giá, nhận xét của thầy, cô và các bạn thì đó là Nói và nghe tương tác. Ví dụ: Các bạn có thể nhận xét về nội dung của bài nói: Lý do đưa ra đã đủ thuyết phục chưa? Nên bổ sung thêm thông tin nào? (Lợi ích của việc tham quan, du lịch, nên tham quan du lịch như nào cho hiệu quả ). Hồng 2. Giáo viên và học sinh cần xác định rõ nguyên tắc dạy phần Nói và nghe. Để xây dựng tiết Nói và nghe hiệu quả, giáo viên cần nắm chắc những nguyên tắc cơ bản trong quá trình tổ chức dạy học các tiết nói và nghe: 2.1. Nguyên tắc thứ nhất: Trong giờ nói nghe cần đảm bảo 100% học sinh phải được nói nghe. Nếu chỉ dạy lý thuyết mà k tham gia thực hành thì khả năng ghi nhớ tri thức, kỹ năng nói và nghe của học sinh sẽ chưa được hình thành. Vì vậy, để đảm bảo 100% học sinh đều được nói và nghe, giáo viên cần xác định: + Nhiệm vụ: Người nói và người nghe luân phiên nhau (Người nói phải được trình bày, người nghe phải lắng nghe, tóm tắt, phản hồi cho bài nói của bạn ) + Cơ sở của kiểu bài này: Căn cứ vào tri thức nền của kiểu bài, kết quả của phần viết (Phần viết và phần nói nghe thường liên quan tới nhau), sử dụng bảng kiểm để học sinh biết tự đánh giá. Ví dụ: Khi dạy phần Nói và nghe “Kể về một kỷ niệm của bản thân”, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh dựa vào kết quả phần viết “Viết bài văn kể về một kỷ niệm của bản thân” (Sau đó điều chỉnh nội dung bài nói dựa trên cơ sở nội dung bài viết, thay đổi ngôn từ, cách xưng hô, cách dẫn dắt, thể Trang-7-
  8. hiện). Giáo viên cũng có thể xây dựng hệ thống bảng kiểm cho dạng bài này với các nội dung cơ bản như sau: BẢNG KIỂM CHO BÀI NÓI VÀ NGHE “KỂ VỀ MỘT KỶ NIỆM CỦA BẢN THÂN” Nội dung đánh giá Đạt/chưa đạt 1. Bài trình bày có đủ 3 phần: Giới thiệu, nội dung, kết thúc. 2. Câu chuyện kể về trải nghiệm của người nói. 3. Câu chuyện giới thiệu rõ ràng về các nhân vật, không gian, thời gian xảy ra. 4. Câu chuyện được kể theo gnooi thứ nhất. 5. Các sự việc được kể theo trình tự hợp lý. 6. Kết hợp kể và tả khi kể. 7. Trình bày suy nghĩ, bài học rút ra từ câu chuyện 8. Giọng kể to, rõ ràng, phù hợp với nội dung câu chuyện, thể hiện cảm xúc. 9. Người nói tự tin, nhìn vào người nghe khi nói, sử dụng giọng kể, nét mặt, cử chỉ hợp lý. 2.2. Nguyên tắc thứ 2: Áp dụng chiến lược nói nghe. + Chiến lược nói: Phát biểu, mô tả lại vấn đề, thuyết trình, tranh luận, tạo lời thoại trong kịch. + Chiến lược nghe: Nghe và phản hồi thông tin dự đoán, nghe và sửa chữa các lỗi sai, nghe và trả lời câu hỏi, nghe và tóm tắt nội dung văn bản. 2.3. Nguyên tắc thứ 3: Hướng dẫn học sinh cụ thể cách nói nghe Đây là một điều vô cùng cần thiết, vì nếu không hướng dẫn, học sinh sẽ không biết mình sẽ nói như nào. Đặc biệt, trong các chủ đề đầu, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định kỹ lưỡng các vấn đề sau: + Với người nói. Khi nói cần xác định: Đối tượng người nghe của mình là ai? Mục đích: Nói để làm gì? Nói cái gì (Nội dung); Nói như thế nào? (Cách nói - âm lượng, tốc độ, cách diễn đạt, trình bày, thái độ, sự kết hợp các cử chỉ, điệu bộ, phương tiện hỗ trợ, sự chỉn chu về hình thức bề ngoài). Khi xác định các yếu tố đó, học sinh sẽ biết vận dụng vào quá trình giao tiếp hàng ngày. Trước học sinh chủ yếu nói và nghe theo bản năng còn bây giờ học sinh nói và nghe cần nắm rõ được các yếu tố này. + Với người nghe: - Cách nghe: Tập trung toàn bộ tâm, ý để nghe, thái độ, cử chỉ, điệu bộ khi nghe. (Tức là học sinh cần mở rộng tâm hồn, huy động tất cả các giác Trang-8-
  9. quan để tập trung vào người nói. Người nghe và người nói cần hoà vào làm một - hiệu quả giao tiếp sẽ đạt ở mức độ cao nhất. Thái độ, cử chỉ của người nghe chính là một phần động lực cho người nói) - Cách ghi chép: Ghi vắn tắt những gì đã nghe ra giấy nháp (Đây là kinh nghiệm để học hỏi từ bạn) - Cách phản hồi: Dùng kỹ thuật 3-2-1 hoặc bảng kiểm để phản hồi, góp ý cho bạn nói hoặc tự thiết kế tiêu chí đánh giá phần nói, nghe (Bảng kiểm). (Thực tế phần viết và phần đọc đã tích hợp kỹ năng nói và nghe). 2.4. Nguyên tắc thứ 4: Đa dạng hoá các hoạt động tổ chức Trong tiết nói và nghe, giáo viên có thể linh hoạt, phối kết hợp đa dạng các hoạt động tổ chức tiết học như: Nói và nghe bằng cách chia sẻ cặp đôi, chia sẻ vòng tròn, chia sẻ nhóm, chia sẻ ở trạm. Trong một giờ nên có ít nhất hai hoạt động, đặc biệt là hoạt động học sinh được chia sẻ với nhau thực sự cần thiết vì học sinh được các bạn góp ý, được có sự chuẩn bị tốt và tự tin hơn. 3. Chia sẻ với giáo viên bộ môn khác để cùng rèn kỹ năng nói và nghe cho học sinh. Khác với hoạt động viết, hoạt động Nói và nghe diễn ra trong nhiều bối cảnh, tình huống. Vì vậy, kỹ năng này được rèn luyện không chỉ trong các tiết Nói và nghe trong bộ môn Ngữ văn mà còn được rèn luyện ở rất nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp. Với kỹ năng viết, không phải ở đâu, bộ môn nào cũng có thể rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết hiệu quả, nhưng kỹ năng nói và nghe thì hầu hết ở đâu, và lúc nào, môn học nào cũng có thể rèn luyện. Có nhiều cách và nhiều giáo viên, nhiều người có thể dạy cho học sinh kỹ năng này. Vì vậy, để thực hiện tốt kỹ năng này, tôi đã trao đổi, phối hợp chặt chẽ với các giáo viên và tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong việc rèn kỹ năng nói và nghe cho học sinh. Để làm tốt điều này, tôi đã: - Thứ nhất: Nắm chắc đặc điểm của từng học sinh trong lớp, đánh giá kỹ năng nói và nghe của các em. - Thứ 2: Trao đổi với các giáo viên bộ môn khác, trao đổi với phụ huynh học sinh, nhờ sự giúp đỡ của các giáo viên trong việc rèn kỹ năng giao tiếp, nói và nghe cho các em. - Thứ 3: Trao đổi và đề nghị với Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể để học sinh có điều kiện giao tiếp, nói và nghe tốt hơn. Ví dụ: Khi dạy phần nói và nghe: “Nói và nghe trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống”, tôi đã trao đổi trong nhóm Zalo của lớp để phụ huynh nắm được nhiệm vụ của con em mình (Về chuẩn bị và thực hành trước tại nhà nội dung: “Nhiều người cho rằng nên có vật nuôi trong nhà. Em có ý kiến Trang-9-
  10. như thế nào về vấn đề này?”). tôi định hướng phụ huynh quan sát, lắng nghe phần trình bày của con, có thể đưa ra ý kiến chia sẻ về phong cách, trang phục, thái độ, ánh mắt, cách kết nối với người nghe, cách sử dụng ngôn ngữ, nội dung bài nói đã đủ ba phần mở đầu, nội dung và kêt thúc chưa? Thái độ, giọng điệu của người nói? Lý do có thuyết phục hay không? 4. Tổ chức có hiệu quả từng hoạt động trong tiết nói và nghe. 4.1. Tổ chức hoạt động mở đầu trong các tiết nói và nghe. - Yêu cầu: Phải gợi được không khí học tập gắn với chủ đề. - Cách làm: Bắt đầu bằng câu hỏi “Tại sao”, video, bản nhạc, câu chuyện. Yêu cầu học sinh viết ra giấy nhớ để thực hiện các yêu cầu này (viết là khả năng ghi nhớ lâu nhất, lưu lại hồ sơ học tập, đây là cơ sở để đánh giá quá trình) 4.2.Hoạt động thực hành nói nghe * Bước 1: Trước khi nói: Xác đinh mục đích, nội dung nói, người nghe, không gian, thời gian. Liệt kê các ý chính cần nói (Học sinh nhớ lại và bám vào tri thức cơ bản để làm tốt nhiệm vụ), những điều cần lưu ý để nói, nghe tốt) * Bước 2: Thực hiện nói và nghe + Học sinh nói nghe trong lớp: Giáo viên cho học sinh nói ở nhóm hoặc nhóm bàn. Lần lượt từng người nói, người nghe sẽ nhận xét theo bảng kiểm (Bạn A nói thì bạn B nhận xét, tiếp tới bạn B nói bạn C nhận xét. Chỉ nhận xét những cái mà bạn khác chưa nhận xét, không nhận xét trùng lặp). + Học sinh nói trước lớp. Giáo viên gọi 1,2 học sinh nói trước lớp, các nhóm sẽ nhận xét phần nói của các bạn theo kỹ thuật 3-2-1 hoặc đánh giá theo bảng kiểm. (Có thể chỉ cần nói 1 phần, có thể chỉ cần 1 bạn nói để cả lớp tập trung theo dõi và rút ra điểm được hay chưa được của học sinh đó. Học sinh này chính là mẫu để giáo viên rút kinh nghiệm cho cả lớp cùng làm theo). Bảng kiểm cho điểm từ 1-10, học sinh sẽ tham chiếu theo hệ thống bảng kiểm. + Giáo viên nhận xét, đánh giá bài nói của học sinh. Sử dụng kỹ thuật 5 ngón tay, cho điểm cá nhân hoặc cho điểm theo nhóm. * Bước 3: Sau khi nói - Học sinh tự đúc kết (3 điều em học được trong giờ này, 2 điều mình chưa làm được, 2 giải pháp khắc phục) - Học sinh chia sẻ cặp đôi - Gọi 1 -2 học sinh phát biểu trước lớp. - Giáo viên nhận xét, khuyến khích học sinh về nhà luyện tập nói trước lớp và quay lại Video gửi vào nhóm lớp (Giáo viên nên có thể chủ động chọn Trang-10-