Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tìm hiểu chung về văn tự sự

pptx 15 trang thanhhien97 3090
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tìm hiểu chung về văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_6_tim_hieu_chung_ve_van_tu_su.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tìm hiểu chung về văn tự sự

  1. TIẾT 8
  2. I. BÀI HỌC: I. 1. Khái niệm. Tự sự là gì?
  3. I. BÀI HỌC I. 1. Khái niệm. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Một văn bản tự sự cần phải có những yếu tố nàoCốt? truyện sự Nhân vật, người kể chuyện Tự Có ý nghĩa
  4. Mình buồn quá! Kể cho bạn nghe về nỗi buồn của mình. Kể cho bố mẹ nghe về chuyện trường lớp. Bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe. Đồng nghiệp kể cho nhau nghe về người bạn mới.
  5. I. Khi nghe câu chuyện, người nghe có bộ lộ cảm xúc gì không?
  6. I. BÀI HỌC: 1. Khái niệm 2. Đặc điểm của văn bản tự sự a. Mục đích giao tiếp. Người Người kể nghe Truyền đạt Tiếp nhận thông tin thông tin. (cho biết về sự (nhận thức về việc, sự vật) sự việc, bày tỏ thái độ khen, chê).
  7. Truyền thuyết “Con Rồng, Cháu Tiên” được kể bằng những sự việc nào? Nêu ý nghĩa của truyện.
  8. Giới thiệu về LLQ và Âu Cơ (1) LLQ và Âu cơ gặp nhau và nên duyên vợ chồng. (2) Âu Cơ sinh ra bọc trăm (3) trứng, nở ra trăm người con. (4) LLQ và Âu Cơ chia con: 50 xuống biển – theo cha, 50 lên non – theo mẹ. (5). Lập nước Văn Lang.
  9. Giải thích nguồn gốc dân tộc: con Lạc, cháu Hồng. Tự hào về nguồn gốc cao quý. Ý nguyện đoàn kết các dân tộc anh em trên đất nước.
  10. I. BÀI HỌC: 1. Khái niệm 2. Đặc điểm của văn bản tự sự a. Mục đích giao tiếp. b. Phương thức tự sự. Trình bày một chuỗi các sự việc. Đảm bảo: o Có mở đầu. o Có diễn biến o Có kết thúc ➢ Thể hiện một nội dung, ý nghĩa trọn vẹn.
  11. Một hôm, bà gửi cho Sẻ một hộp kê. (1) Ăn hết, sẻ vứt hộp đi, những hạt kê còn sót lại (2) văng ra khỏi hộp Sẻ và Chích chơi rất thân. (3) Chích nhặt những hạt kê ấy, gói về chia cho Sẻ một nửa. (4) Sẻ sợ phải chia cho Chích nên giấu ăn một (5) mình. Sẻ đã học được một bài học quý về tình bạn (6) Em hãy sắp xếp lại các sự việc của văn bản sao cho đúng trình tự, có sự việc mở đầu, diễn biến và kết thúc. Hãy nêu ý nghĩa của văn bản?
  12. ĐÁP ÁN - Trình tự đúng: 3, 1, 5, 2, 4, 6. - Ý nghĩa câu chuyện: Truyện đưa ra một bài học đáng quý về tình bạn: bạn tốt là phải biết chia ngọt sẻ bùi với nhau, không được ích kỷ, tham lam, nhỏ nhen.
  13. II. LUYỆN TẬP: 1. Bài 1: Trang 28 *Phương thức tự sự: Truyện kể lại một chuỗi các sự việc: + Ông già đẵn củi mang về +Mệt mỏi, kiệt sức, muốn Thần Chết đến mang ông ta đi +Thần Chết đến, lại nhờ nhấc hộ bó củi lên vai *Ý nghĩa: Thể hiện lòng yêu cuộc sống, dù khó khăn vất vả, sống còn hơn chết
  14. II. LUYỆN TẬP: 2. Bài 2: Trang 29 Bài thơ Sa bẫy có phải là văn bản tự sự vì bài thơ kể lại một chuỗi các sự việc có mở - kết như sau: o Bé Mây rủ Mèo con bẫy chuột. o Mồi để bẫy chuột là miếng cá nướng o Nhưng do miếng mối cá nướng đặt trong bẫy thơm ngon quá khiến mèo con chẳng thể nhịn được. o Thế là mèo con chui vào bẫy chuột ăn hết mồi cá rồi ngủ khì
  15. II. LUYỆN TẬP: 3. Bài 3: Trang 29 *Văn bản 1: là một bản tin: kể lại cuộc khai mạc điêu khắc quốc tế lần thứ ba tại Huế (3/4/2002) *Văn bản 2: là một đoạn văn tự sự: kể lại việc người Âu Lạc đánh tan quân xâm lược =>Với mỗi sự việc trong văn tự sự được kể bằng những chi tiết nhỏ hơn. Chính những chi tiết nhỏ hơn đó tạo nên sự việc, kết nối câu chuyện thành chuỗi các sự việc liền mạch.