Chuyên đề: Ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

pptx 30 trang phanha23b 26/03/2022 4041
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề: Ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxchuyen_de_ung_dung_mot_so_tro_choi_van_dong_nham_tao_hung_th.pptx

Nội dung text: Chuyên đề: Ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬ N 11 TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ CHUYÊNCHUYÊN ĐỀĐỀ ““ ỨNGỨNG DỤNGDỤNG MỘTMỘT SỐSỐ TRÒTRÒ CHƠICHƠI VẬNVẬN ĐỘNGĐỘNG NHẰMNHẰM TẠOTẠO HỨNGHỨNG THÚTHÚ HỌCHỌC TẬPTẬP CHOCHO HỌCHỌC SINHSINH ””
  2. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn chuyên đề : ✓ Trong chương trình giáo dục THCS hiện nay, môn Thể dục cùng với các môn học khác trong nhà trường THCS có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. ✓ Thể dục là môn khoa học tự nhiên có tính lôgíc và tính vận động cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển thể lực trí thức nhân cách cho học sinh
  3. ✓ Muốn học sinh THCS học tốt được môn Thể dục thì mỗi người Giáo viên không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.
  4. ✓ Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn Thể dục ở bậc THCS theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung Thể dục lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. Khi chúng tôi đưa ra được các trò chơi Thể dục một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn Thể dục sẽ ngày càng nâng cao.
  5. ✓ Bậc THCS là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn Thể dục cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về các môn vận động, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người. ✓ Môn Thể dục có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận lôgíc, ý thức kỷ luật, hoạt động nhóm thao tác tư duy cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới.
  6. ✓ Ở lứa tuổi THCS cơ thể của trẻ đang trong thời kỳ phát triển hay nói cụ thể là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện, vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ mệt nhất là hoạt động quá mạnh và ở môi trường thiếu dưỡng khí. ✓ Học sinh THCS nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi chúng không tập trung cao độ. Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong học tập và phải thường xuyên được luyện tập ➢ Chính vì những lý do nêu trên mà tôi đã chọn chuyên đề: "Ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh".
  7. 2. Cơ sở lý luận, thực tiễn: ✓ Phương pháp tổ chức trò chơi vận động: Là cách thức hoạt động của thầy và trò nhằm đạt được mục tiêu dạy - học. Phương pháp dạy học mang tính tích cực, độc lập, sáng tạo. Cần chú ý đến hai yếu tố: Học sinh phải được chơi trong không khí vui vẻ, phấn khởi, học mà chơi, chơi mà học, học sinh phải được tự do tìm hiểu, suy nghĩ, khám phá và tự tìm tòi ra kiến thức của bài học dưới sự dẫn dắt, gợi mở của giáo viên qua các trò chơi vận động.
  8. 2. Cơ sở lý luận, thực tiễn: ✓ Để làm tốt chức năng giảng dạy và giáo dục của mình đối với giáo viên dạy môn Thể dục nói riêng phải có những phẩm chất đạo đức, tâm lý tốt, tình cảm cao đẹp và cả ý chí, nghị lực, quyết tâm. Tất cả những đặc điểm đó có sự liên quan mật thiết với nhau để tạo thành một cấu trúc thống nhất nhằm nâng cao kết quả giảng dạy.
  9. 2. Cơ sở lý luận, thực tiễn: ✓ Đổi mới phương pháp dạy học phải thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh THCS, tạo điều kiện và khuyến khích học sinh tự giác học tập, phát huy và vận dụng kiến thức trong bài học vào thực hành luyện tập. Làm được như vậy sẽ phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của từng học sinh, rèn luyện cho các em trở thành những người có đủ năng lực, sức khoẻ để tiếp tục học lên các trường THPT hoặc chuẩn bị bắt đầu bước vào cuộc sống.
  10. 3. Mục đích chuyên đề: ✓ Thông qua giờ học Thể dục giúp cho học sinh có cái nhìn và hiểu được mục đích ý nghĩa của việc tập luyện TDTT mang lại sức khỏe và nhằm giúp phát triển toàn diện hơn con người mới trong giai đoạn hiện nay . ✓ Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Thể dục ở bậc THCS theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện.
  11. 3. Mục đích chuyên đề: ✓ Góp phần gây hứng thú học tập Thể dục cho học sinh, một môn học được coi là ít được quan tâm thì việc đưa ra trò chơi Thể dục nhằm mục đích, để các em học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi Thể dục không những chỉ giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó.
  12. II. CÁC GIẢI PHÁP ✓ Thường xuyên tổ chức các trò chơi để nhằm tạo hứng thú học tập. Giáo viên nghiên cứu kĩ các hoạt động và chuyển một số hoạt động ở những nội dung tập thành trò chơi để thay đổi không khí, giúp học sinh thoải mái học tập hơn,
  13. II. CÁC GIẢI PHÁP Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau : ❖ Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục có liên quan đến nội dung đề tài. ❖ Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo . ❖ Nghiên cứu một số trò chơi dân gian có thể áp dụng vào trong giờ Thể dục. ❖ Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung các trò chơi Thể dục. ❖ Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
  14. 1. Tổ chức trò chơi trong giờ học: Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và thiết kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau : a. Thiết kế trò chơi học trong môn Thể dục lớp 6,7,8,9: Tổ chức trò chơi học tập để dạy Thể dục nói chung và môn Thể dục lớp 6 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể đưa các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy Thể dục có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau :
  15. + Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục. + Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học. + Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 6 bậc THCS, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường. + Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo. + Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh.
  16. * Cấu trúc của Trò chơi học tập : • + Tên trò chơi • + Mục đích : Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi. • + Đồ dùng, đồ chơi : Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong Trò chơi học tập. • + Nêu lên luật chơi : Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi. • + Số người tham gia chơi : Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi. • + Nêu cách chơi
  17. b. Cách tổ chức trò chơi : Thời gian tiến hành : Thường từ 5 - 8 phút. - Đầu tiên là giới thiệu trò chơi : + Nêu tên trò chơi. + Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ quy định chơi. - Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi. - Chơi thật. - Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh. - Thưởng - phạt : Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò )
  18. 2. Giới thiệu một số trò chơi Thể dục lớp 6: Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy Thể dục lớp 6: • Chạy con thoi tiếp sức ( phát triển sức nhanh, bền) • Chạy tiếp sức chuyển vật ( phát triển sức nhanh, bền) • Ai nhanh hơn ( phát triển sức nhanh, bền) • Nhảy cừu ( phát triển sức mạnh ) • Nhảy Kănguru( phát triển sức mạnh) • Nhảy vượt rào tiếp sức ( phát triển sức nhanh, mạnh, bền) • - Lò cò tiếp sức ( phát triển sức nhanh, mạnh, bền)
  19. Nội dung Định Phương pháp tổ chức lượng A / Phần mở đầu. 5 -7 phút - Lớp trưởng (cán sự lớp) tập 1. Nhận lớp: hợp lớp thành 4 hàng ngang báo - GV nhận lớp, điểm 1 phút cáo sỉ số cho GV. danh, kiểm tra tác phong. GV - Giới thiệu bài mới: Phổ 1 phút LT  biến nhiệm vụ, nội dung  yêu cầu bài dạy.  
  20. Nội dung Định Phương pháp tổ chức lượng 2. Khởi động: 5 phút Đội hình dàn hàng khởi động - Khởi động chung : HS Mỗi đt chạy nhẹ nhàng 1 vòng 2lx8 nhịp (GV) sân trường, - Dàn hàng cự ly cách          một sải tay, xoay các nhóm khớp, các nhóm         cơ.          - Bài khởi động toàn thân.        
  21. Nội dung Định Phương pháp tổ chức lượng B / Phần cơ bản. 30 -35 Xếp đội hình v đặt tên đội chơi - Mỗi đội có 10 - 12 người chơi phút (4 đội). - Đặt tên: đội Đỏ, Xanh, Vàng, Cam. 6 phút - Các đội xếp thnh 1 hng dọc, đứng sau vạch xuất pht. Chơi thử: ( trị chơi 1 và 2) - GV cho lớp chơi thử 1 lần. - RÚt kinh nghiệm sau khi chơi. Chơi thật - Các đội sẽ chơi trong vòng một lượt (hết 10 – 12 người)
  22. Nội dung Định Phương pháp tổ chức lượng Trò chơi 1: “Ai Nhanh Hơn” - Khi có tín hiệu bắt đầu của trò chơi: + Người thứ nhất cầm bóng di chuyển     từ vạch xuất phát đi qua các chướng ngại vật theo đường zíc zắc để đến vạch     đích. Khi đến vạch đích, người chơi phải     cầm quả bóng đó di chuyển thật nhanh ngược lại về vạch xuất phát để người     tiếp theo tiếp tục chơi. + Những người tiếp theo tiếp tục thực GV hiện như người thứ nhất cho đến người cuối cùng. + Người nào hoàn thành phần chơi của mình xong phải chạy về đứng vào cuối hàng của đội mình. + Đội nào hoàn thành phần chơi nhanh nhất là đội thắng cuộc. ( Đội Hang I: 10 điểm, II: 8 điểm, III: 6 điểm, IV: 4 điểm )
  23. Nội dung Định Phương pháp tổ chức lượng * Luật chơi - Nếu khi di chuyển mà làm đổ chướng ngại vật, rơi bóng thì phải quay về vạch xuất phát để chơi lại. - Nếu người chơi đứng đè lên hoặc đứng bên trên vạch xuất phát thì đội đó phạm luật. - Khi di chuyển chưa chạm đến vạch đích đã quay trở về vạch xuất phát thì không được tính điểm.
  24. Nội dung Định Phương pháp tổ chức lượng Trò chơi 2: “Nhảy Kăngkuru” - Khi có tín hiệu bắt đầu của trò chơi: + Người thứ nhất cầm bóng di chuyển từ     vạch xuất phát đi qua các chướng ngại vật (bật nhảy bằng 2 chân, 2tay cầm bóng     đưa thẳng ra phía trước) để đến vạch đích. Khi đến vạch đích, người chơi phải     cầm quả bóng đó di chuyển thật nhanh ngược lại về vạch xuất phát để người tiếp     theo tiếp tục chơi. + Những người tiếp theo tiếp tục thực GV hiện như người thứ nhất cho đến người cuối cùng. + Người nào hoàn thành phần chơi của mình xong phải chạy về đứng vào cuối hàng của đội mình. + Đội nào hoàn thành phần chơi nhanh nhất là đội thắng cuộc. (Đội Hang I: 10 điểm, II: 8 điểm, III: 6 điểm, IV: 4 điểm )
  25. Nội dung Định Phương pháp tổ chức lượng * Luật chơi - Nếu khi di chuyển mà làm đổ chướng ngại vật, rơi bóng thì phải quay về vạch xuất phát để chơi lại. - Nếu người chơi đứng đè lên hoặc đứng bên trên vạch xuất phát thì đội đó phạm luật. - Khi di chuyển chưa chạm đến vạch đích đã quay trở về vạch xuất phát thì không được tính điểm.
  26. Nội dung Định Phương pháp tổ chức lượng Trò chơi 3: “Trò chơi liên hoàn” - Khi có tín hiệu bắt đầu của trò chơi: + Người thứ nhất cầm bóng di chuyển từ     vạch xuất phát đi qua các chướng ngại vật (giống trò chơi 1) để đến vạch đích. Khi     đến vạch đích, người chơi phải cầm quả bóng đó di chuyển thật nhanh qua các     chướng ngại vật (giống trò chơi 2) về vạch xuất phát để người tiếp theo tiếp     tục chơi. + Những người tiếp theo tiếp tục thực GV hiện như người thứ nhất cho đến người cuối cùng. + Người nào hoàn thành phần chơi của mình xong phải chạy về đứng vào cuối hàng của đội mình. + Đội nào hoàn thành phần chơi nhanh nhất là đội thắng cuộc. ( Đội Hang I: 10 điểm, II: 8 điểm, III: 6 điểm, IV: 4 điểm )
  27. Nội dung Định Phương pháp tổ chức lượng * Luật chơi - Nếu khi di chuyển mà làm đổ chướng ngại vật, rơi bóng thì phải quay về vạch xuất phát để chơi lại. - Nếu người chơi đứng đè lên hoặc đứng bên trên vạch xuất phát thì đội đó phạm luật. - Khi di chuyển chưa chạm đến vạch đích đã quay trở về vạch xuất phát thì không được tính điểm.
  28. Nội dung Định Phương pháp tổ chức lượng Tổng kết điểm và thông báo kết quả GV LT    
  29. Nội dung Định Phương pháp tổ chức lượng C / Phần kết thúc. - Đội hình dàn hàng thả lỏng. + Thả lỏng tay, chân, toàn thân, phối hợp hít (GV) thở.                  GV + Nhận xét, đánh giá buổi học. LT   + Giao bài tập về nhà.   + Xuống lớp - GV hô “giải tán” HS đồng thanh hô “khỏe”.
  30. III. KẾT LUẬN: Mục đích của các trò chơi trên đều nhằm tạo cho học sinh hứng thú, vui vẻ, tinh thần thoải mái, bổ trợ các kĩ thuật có liên quan tới các nội dung tiết học. Việc tập luyện các động tác kĩ thuật, bài tập bổ trợ dập khuôn nhàm chán thì việc giáo viên tổ chức sáng tạo, biến các bài tập thành các dạng trò chơi để các em thi đua vừa học vừa chơi. Qua đó giúp các em phát triển đầy đủ các tố chất cần thiết, nắm bắt các kĩ thuật nhanh hơn, thực hiện các động tác tốt hơn. Từ đó các em áp dụng vào học tập, kiểm tra và thi đấu các nội dung thể thao có thành tích cao hơn. Ngoài ra nó còn tạo cho các em sự say mê, hứng thú học tập trong các tiết học kế tiếp.