Đề khảo sát chọn nguồn học sinh giỏi năm học 2022-2023 môn Ngữ Văn Khối 8 (Có đáp án)

doc 6 trang Minh Lan 14/04/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chọn nguồn học sinh giỏi năm học 2022-2023 môn Ngữ Văn Khối 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chon_nguon_hoc_sinh_gioi_nam_hoc_2022_2023_mon_n.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chọn nguồn học sinh giỏi năm học 2022-2023 môn Ngữ Văn Khối 8 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KHẢO SÁT CHỌN NGUỒN HỌC SINH GIỎI Năm học 2022- 2023 MÔN: NGỮ VĂN( Khối 8) Thời gian làm bài: 120 phút ( Đề thi gồm 02 câu, 01 trang) Câu 1.(6.0 điểm): Ph. Ăng - ghen cho rằng: "Trang bị quý nhất của một người là khiêm tốn và giản dị." Bằng một bài văn ngắn, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Câu 2.(14.0 điểm): Nhận định về thơ, có ý kiến cho rằng: “Thơ ca là tiếng lòng người nghệ sĩ”. Em hãy cảm nhận về tiếng lòng mà nhà thơ Tố Hữu gửi gắm trong bài thơ Khi con tu hú. ------------------ HẾT ------------------
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHỌN NGUỒN HỌC SINH GIỎI Năm học 2022- 2023 MÔN: NGỮ VĂN( Khối 8) Câu Nội dung Điểm Nghị luận xã hội Về kỹ năng - Biết cách viết một bài văn nghị luận xã hội. - Bố cục ba phần, bài viết mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục; không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt... Về nội dung Thí sinh có thể viết bài theo nhiều cách, dưới đây là những gợi ý định hướng chấm bài: 1 a. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề nghị luận và trích nguyên văn câu nói của Ph. Ăng 0.5 - ghen. b. Thân bài: 5.0 * Giải thích: 1.5 - Khiêm tốn: Là thái độ hòa nhã, nhún nhường, luôn tự cho mình là kém, cần phải học hỏi thêm. - Người khiêm tốn là những người: luôn có ý thức học hỏi, tôn trọng người khác; không khoe khoang, tự mãn; luôn biết lắng nghe để tự hoàn thiện mình; dè dặt, nhã nhặn khi nhận những lời khen... - Giản dị: Là đơn giản và bình dị, giản dị đối lập với cầu kì. - Người giản dị là những người: không cầu kì, kiểu cách; không phô trương; luôn hướng tới sự hài hòa giữa mình và mọi người xung quanh. => Câu nói của Ph. Ăng - ghen khẳng định: hành trang không thể thiếu và đáng quý nhất của mỗi người trong cuộc sống là đức tính khiêm tốn và giản dị. * Bàn luận: Câu nói đưa ra một quan niệm hoàn toàn đúng. Vì: 2.5 - Người khiêm tốn bao giờ cũng dễ hòa đồng với những người xung quanh. Bởi tâm lý chung của con người là không thích thói hung hăng, kiêu ngạo, tự phụ, chuộng những người ham học hỏi, từ tốn, điềm đạm. - Khiêm tốn rất cần thiết vì sự hiểu biết của con người hữu hạn trong khi tri thức của nhân loại là vô hạn. Khi khiêm tốn con người sẽ luôn có ý thức học hỏi để ngày càng tiến bộ, hoàn thiện bản thân.
  3. - Khiêm tốn không hạ thấp con người, trái lại nó nâng con người lên. --> Khiêm tốn là một phẩm chất rất cần thiết giúp con người thành công trong cuộc sống. - Giản dị, ngoài việc giúp con người dễ hòa đồng, chiếm được cảm tình của số đông còn giúp con người tiết kiệm thời gian chăm sóc bản thân, có thêm thời gian làm việc; tiết kiệm tiền của, vật chất... (Kết hợp bàn bạc, đánh giá với những dẫn chứng trong văn học, trong cuộc sống) *Bài học nhận thức: 1.0 - Câu nói của Ph.Ăng - ghen ngắn gọn và gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc. Nó giúp con người nhận thức được rằng: để hạn chế những vấp ngã, thất bại, con người cần phải rèn luyện cho mình những phẩm chất cần thiết, trong đó có đức tính khiêm tốn và giản dị. c. Kết bài: 0.5 - Khẳng định khiêm tốn, giản dị là những đức tính quý báu của con người. - Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân. Nghị luận văn học 1. Về kĩ năng + Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng làm bài nghị luận văn học. Biết kết hợp nhuần nhuyễn các phép lập luận đã học, + Có kĩ năng xây dựng luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, dẫn chứng chọn lọc, lí lẽ thuyết phục, không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. + Văn viết trong sáng, có cảm xúc, thể hiện được năng lực cảm nhận sâu sắc. 2. Về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: a. Mở bài 0,5 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận b. Thân bài * Giải thích vấn đề: 0,5 + Thơ là hình thức sáng tác nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu để diễn tả những xúc cảm trào dâng nơi tâm hồn nhà thơ. + Nói “thơ là tiếng lòng”: chính là những rung động mãnh liệt bật ra trong một phút thăng hoa cảm xúc của nhà thơ. 0,5 => Ý kiến đã khẳng định đặc trưng quan trọng nhất của thơ ca: là
  4. tiếng nói của tình cảm. + Tiếng lòng mà Tố Hữu gửi gắm qua bài thơ “Khi con tu hú” là lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống , niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ Cách mạng trong cảnh tù đày. * Chứng minh vấn đề: - Lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống , niềm khao khát tự do cháy 6,0 2 bỏng được thể hiện qua cảnh đất trời vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng. (HS Phân tích sáu câu thơ đầu). + Bức tranh thiên nhiên mùa hè tràn trề nhựa sống được cảm nhận bằng nhiều giác quan với tiếng chim tu hú, tiếng ve ngân, hình ảnh đồng lúa chín, sân bắp vàng, nắng hồng, đôi con diều sáo tự do bay lượn... + Tiếng chim tu hú đã thức dậy, mở ra tất cả và bắt nhịp cho tất cả: mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, không gian tự do, khoáng đạt ->Sức cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời nhưng đang mất tự do và khao khát tự do đến cháy ruột cháy lòng . - Tiếng lòng, cảm xúc của nhà thơ Tố Hữu còn được thể hiện qua tâm 4,5 trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt của người tù cách mạng. (phân tích bốn câu thơ cuối) + Bốn câu lục bát ngắt nhịp bất thường 6/2, 3/3, dùng hai câu cảm thán liên tiếp cùng với việc sử dụng các động từ mạnh: đạp tan phòng, chết uất, các thán từ Ôi, thôi, làm sao đoạn thơ trở thành tiếng kêu phẫn uất của người mất tự do. + Cùng với tiếng kêu ấy chính là tâm trạng bực bội, ngột ngạt muốn phá tanxiềng xích của người tù cách mạng + Niềm khát khao tự do cháy bỏng của người tù muốn thoát ra khỏi tù ngục trở về với cuộc sống tươi đẹp tự do bên ngoài. Cảnh bên ngoài đẹp bao nhiêu rực rỡ bao nhiêu thì người tù càng đau đớn sôi sục bấy nhiêu. Đó là ý chí bất khuất kiên cường của người tù cách mạng. + Tiếng kêu của con chim tu hú là tiếng gọi thiết tha của tự do, của sự sống đầy quyến rũ với người tù cách mạng trẻ tuổi. * Đánh giá khái quát: 1,5 - Thơ Tố Hữu có sức lay động mạnh mẽ tới độc giả, đánh thức trái tim ta tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, biết trân trọng giá trị của cuộc sống tự do. - Đánh giá về nghệ thuật: thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển; giọng điệu tự nhiên, cảm xúc nhất quán, khi tươi sáng khoáng đạt, khi dằn vặt u uất phù hợp với cảm xúc; ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh, gợi cảm - Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Đây là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ dạt dào tình cảm của Tố Hữu và cũng là một trong những bài thơ hay nhất của thơ ca cách mạng.
  5. c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận và bộc lộ suy nghĩ riêng. 0,5 * Lưu ý: Đây chỉ là những gợi ý, người chấm cần vận dụng linh hoạt, trân trọng những bài viết sáng tạo, cảm nhận sâu sắc,biết xây dựng luận điểm, chứng minh luận điểm để làm sáng tỏ đề bài (dù chứng minh nông hay sâu,đủ ý hay chưa đủ ý... nhưng có ý thức biện luận HẾT
  6. ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2022- 2023 Môn: Ngữ văn 8 TỔNG SỐ TRANG( GỒM ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 05 TRANG NGƯỜI RA ĐỀ NGƯỜI THẨM ĐỊNH XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG CỤM TRƯỞNG ( Họ tên, chữ kí) ( Họ tên, chữ kí) ( Họ tên, chữ kí, đóng dấu) ( Họ tên, chữ kí, đóng dấu) Hoàng Thị Hồng Nguyễn Thị Nhài Phạm Thị Dung