Đề kiểm tra cuối khóa lớp Bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn - Nguyễn Thị Hồng Nhung

doc 3 trang baigiangchuan 30/11/2023 270
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối khóa lớp Bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn - Nguyễn Thị Hồng Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_khoa_lop_boi_duong_to_truong_chuyen_mon_ngu.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối khóa lớp Bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn - Nguyễn Thị Hồng Nhung

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KHÓA LỚP BỒI DƯỠNG TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN NĂM 2017 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung Đơn vị: Trường Mầm Non Huỳnh Hữu Nghĩa Huyện Mỹ Tú Tỉnh Sóc Trăng. Đề kiểm tra : Để làm tốt nhiệm vụ tổ trưởng chuyên môn trong trường mầm non, bạn cần thực hiện những nhiệm vụ trong nhà trường như thế nào? Trả lời: - Trong cơ sở giáo dục mầm non hoạt động tổ trưởng chuyên môn giữ vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. - Căn cứ theo điều lệ trường mầm non của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành. - Điều 14 của tổ chuyên môn và nhiệm vụ của chuyên môn. - Để thực hiện tốt nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn cần thực hiện nội dung công việc như sau: + Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn trong năm học. ghi cụ thể chỉ tiêu biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của tổ của mình. + Xác định được đặc điểm tình hình, thuận lợi khó khăn của tổ, đơn vị trường từ đó xây dựng nhiệm vụ trọng tâm các kế hoạch và đưa ra nhiệm vụ cụ thể và các biện pháp thực hiện về các mặt thực hiện như kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn chuyên đề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho tổ viên, kế hoạch kiểm tra, thanh tra giám sát trong tổ . và công tác của giáo viên trong tổ mình phụ trách. + Thực hiện đầy đử các loại hồ sơ sổ sách theo qui định. + Thực hiện tốt việc tổ chức chuyên đề thao giảng, dự giờ theo quy định. + Tổ chức tốt nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn 2 lần / tháng. + Xây dựng nề nếp dạy và học của tổ viên và học sinh trong tổ. + Nâng cao công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cho các tổ viên của mình. 1
  2. + Phân tích đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục của tổ viên trong tổ của mình. + Động iên tổ viên của mình viết sáng kiến kinh nghiệm, ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả. + Đề xuất, tham mưu với lãnh đạo khen thưởng những tổ viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy cũng như tham gia tốt các hoạt động mà nhà trường phân công. Cũng như đề nghị phê bình những giáo viên vi phạm qui chế chuyên môn hoặc chưa hiệt tình tham gia vào các hoạt động mà nhà trường và tổ chuyên môn phân công. - Những công việc trên được cụ thể hóa qua các hoạt động sau: + Qua kiểm tra hồ sơ sổ sách hàng tháng, tổ trưởng phải nắm rõ tiến độ thực hiện chương trình của tổ viên, từ đó động viên nhắc nhở thường xuyên việc soạn giảng và ký duyệt hồ sơ sổ sách kịp thời. + Tổ trưởng phải nắm rõ nề nếp của từng lớp, kiểm tra theo dõi uốn nắn kịp thời những lớp chưa có nề nếp. + Trong sinh hoạt chuyên môn, tổ trưởng phải chuẩn bị nội dung họp một cách chu đáo, cụ thể, những vấn đề khó khăn vướng mắc trong tổ cần đem ra thảo luận, bàn bạc và đi đến thống nhất. + Khi họp các tổ viên cũng phải nghiêm cứu, chuẩn bị trước để sôi nổi đóng góp cho nội dung họp tổ, giúp buổi sinh hoạt đạt kết quả cao hơn. + Dự giờ thăm lớp sát sao, và xây dựng tiết học trên tinh thần rút kinh nghiệm để học hỏi. + Người tổ trưởng phải nắm rõ kiến thức, nắm rõ tình hình đặc điểm tổ viên của mình quản lí, và giúp giáo viên tự tin khi lên lớp để các giờ dạy đạt kết quả tốt hơn. + Khuyến khích tổ viên trong tổ nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy. + Tổ trưởng chuyên môn ngoài thực hiện tốt nhiệm vụ được giao còn giữ gìn tốt phẩm chất đạo đức lối sống. + Bên cạnh đó tổ trưởng chuyên môn cần phải gần gũi, tạo niềm tin cho các thành viên trong tổ, tương thân, tương trợ lẫn nhau, giữ vững đoàn kết trong tổ và trong tập thể nhà trường. + Ngoài yêu cầu về phẩm chất đạo đức tổ trưởng chuyên môn còn phải có khả năng quản lí và năng lực chuyên môn tốt. + Phải thường xuyên nghiên cứu văn bản hướng dẫn các tài liệu có liên quan đến chuyên môn. 2
  3. + Đồng thời phải có ý thức tự học tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề của bản thân. Và là một tổ chuyên môn thực hiện đầy đủ các nội dung công việc theo chức năng nhiệm vụ của mình phụ trách với tinh thần trách nhiệm cao thì hoạt động của tổ chuyên môn nhà trường sẽ đạt hiệu quả cao, qua đó cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường sẽ hiệu quả hơn./. 3