Đề kiểm tra cuối năm môn Ngữ Văn Lớp 9 năm học 2022-2023 - Trường THCS Trọng Quan (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối năm môn Ngữ Văn Lớp 9 năm học 2022-2023 - Trường THCS Trọng Quan (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
de_kiem_tra_cuoi_nam_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2022_2023_tru.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối năm môn Ngữ Văn Lớp 9 năm học 2022-2023 - Trường THCS Trọng Quan (Có đáp án)
- PHÒNG GD-ĐT ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM- MÔN NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS TRỌNG QUAN NĂM HỌC 2022-2023 Thời gian làm bài: 120 phút PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Lòng nhân ở mỗi con người, luôn tiềm ẩn và nếu nó được dung dưỡng và bồi đắp thì sẽ tạo ra những nhân cách sống đẹp và giúp ích cho xã hội. Câu chuyện bé gái Hải An 7 tuổi mất vì bệnh hiểm nghèo để lại giác mạc cho người sống đang tiếp tục lan tỏa, và đặc biệt là nó đã đánh thức lòng nhân trong nhiều người chúng ta... Nó đã tạo ra được sự xúc động lan truyền trong xã hội, thúc đẩy sự mạnh dạn trong suy nghĩ của nhiều người về việc đăng kí hiến mô tạng. Và hơn thế nữa,“đốm lửa nhỏ” Hải An cùng người mẹ của bé đã gợi cảm hứng về một suy nghĩ khác cho nhiều người: Trong cái chết nghĩ về sự sống, ta tiếp tục được sống trong một sự sống khác với tình yêu và sự chở che. Sự đánh thức lòng nhân và gợi cảm hứng về một cách sống đẹp luôn là điều mà mỗi con người hướng đến, qua đó, chúng ta mới tạo được những giá trị sống về mặt tinh thần mạnh mẽ có thể lay động bao người. (http:laodong.vn/dien-dan/tu-be-hai-an-long-nhan-duoc-danh-thuc) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả, câu chuyện của Hải An đã mang lại điều gì ? Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra 02 phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 4 (1,0 điểm). Qua đoạn trích trên, em rút ra được bài học gì cho mình ? PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của những việc tử tế trong xã hội ngày nay. Câu 2 (5,0 điểm). Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu (Sang thu, Hữu Thỉnh, Ngữ Văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) ---Hết---
- ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: Nghị luận 0,5 Theo tác giả, nếu không theo đuổi ước mơ, “chắc chắn nó sẽ trở lại một 0,5 2 lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày”. -Phép tu từ so sánh trong câu văn: việc “sống một cuộc đời” được so sánh 0,25 với việc “vẽ một bức tranh” - Tác dụng: 3 + Giúp người đọc hình dung được sự cần thiết của lối sống chủ động để 0,5 có thể biến ước mơ của mình thành hiện thực. I + Làm cho lời văn sinh động, giàu hình ảnh 0,25 - Hs nêu thông điệp ý nghĩa nhất rút ra từ đoạn trích. Ví dụ: Cần phải có 0.25 lối sống chủ động , hãy theo đuổi ước mơ của mình để không bao giờ phải nuối tiếc... 0,75 - Lí giải thuyết phục, hợp lí, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 4 Chẳng hạn: Hãy theo đuổi ước mơ của mình vì : + Ước mơ sẽ định hướng mục tiêu để con người vươn tới, tiếp thêm cho con người sức mạnh và nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống. +Ước mơ, khát vọng còn giúp cho cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn . LÀM VĂN 7,0 1 Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ vềem về 2,0 hậu quả của việc thiếu trung thực trong cuộc sống - Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn, chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 - Xác định đúng vấn đề nghị luận: hậu quả của việc thiếu trung thực trong 0,25 cuộc sống - Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù 1,25 hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần tập trung làm rõ ý nghĩa của tính tự lập trong cuộc sống Có thể triển khai theo hướng: - Thiếu trung thực là gian dối, không tôn trọng sự thật. II - Hậu quả của thiếu trung thực + Với bản thân: đánh mất nhân cách và lòng tự trọng, đánh mất niềm tin của mọi người, luôn sống trong trạng thái mệt mỏi + Với xã hội: gây mất công bằng trong tập thể thậm chí gây hại lớn đến cộng đồng, xã hội. (HS cần lấy dẫn chứng để chứng minh) - Rút ra bài học: cần nhận thức được hậu quả của tính trung thực, loại bỏ thói xấu này , rèn luyện cho mình đức tính trung thực trong lời nói, suy nghĩ, hành động - Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn 0,25 đạt mới mẻ Trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ cuối bài thơ Sang thu-Hữu 5,0 Thỉnh a. Đảm bảo cấu trúc bài văn: Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai 0,25 được vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về hai khổ thơ đầu của bài 0,5 thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh
- c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách 3,75 nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để bảo đảm các yêu cầu sau: * Cảm nhận về đoạn thơ: 3,5 - Những tín hiệu giao mùa độc đáo qua cảm xúc ngỡ ngàng, bất ngờ của nhà thơ + Mùa thu được cảm nhận bằng mùi hương ổi hoà quyện trong “gió se”. Mùi hương nồng nàn, đặc sánh “phả” vào trong gió đánh thức khứu giác của con người. + Mùa thu còn được cảm nhận qua hình ảnh “sương chùng chình”, làn sương mỏng giăng mắc nơi đầu thôn ngõ xóm gợi một không gian tĩnh lặng, mờ ảo; làn sương như một con người đang cố ý chậm lại trước ngưỡng cửa của thời gian + “Bỗng” là trạng thái ngỡ ngàng, ngạc nhiên, bất ngờ khi phát hiện thu đến mà không hề báo trước. + Mùa thu đến với hương ổi, gió se và những làn sương mỏng, nhẹ. Những tín hiệu báo mùa gợi cảm giác mong manh, mơ hồ, khiến nhà thơ tự hỏi lòng mình “Hình như thu đã về”. - Cảm xúc của nhà thơ trước không gian đất trời vào thu. + Không gian thu được mở rộng hơn, tầng bậc hơn với chiều dài, chiều rộng của dòng sông, chiều cao của bầu trời. + Cảnh sắc mùa thu được tái hiện thật rõ rệt: sông êm đềm được miêu tả qua từ láy “dềnh dàng”. Trái ngược với trạng thái “dềnh dàng” của dòng sông, lúc này những cánh chim đang “vội vã” vì đã cảm nhận được khí thu se lạnh. Cảnh sắc thiên nhiên còn được tái hiện độc đáo qua hình ảnh đám mây một nửa đang ở mùa hạ, nửa kia đang chuyển dần sang mùa thu. → Đằng sau bức tranh thiên nhiên mùa thu và những hình ảnh thơ độc đáo ta bắt gặp tâm hồn thi nhân với cảm xúc say sưa rạo rực - một tâm hồn giao cảm với thiên nhiên. Đánh giá: thể thơ 5 chữ, giọng điệu sâu lắng, biện pháp tu từ: nhân hoá, 0,25 đảo ngữ, từ láy gợi hình gợi cảm d. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng 0,25 Việt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc. e. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có cách diễn đạt mới mẻ. 0,25 Tổng điểm toàn bài 10.0