Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT vòng 2 năm học 2023-2024 môn Ngữ Văn - Phòng GD&ĐT huyện Đông Hưng (Có đáp án)

pdf 5 trang Minh Lan 14/04/2025 30
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT vòng 2 năm học 2023-2024 môn Ngữ Văn - Phòng GD&ĐT huyện Đông Hưng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_vong_2_nam_hoc_2023_2024_mon_n.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT vòng 2 năm học 2023-2024 môn Ngữ Văn - Phòng GD&ĐT huyện Đông Hưng (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN ĐÔNG HƯNG ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT VÒNG 2 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn (Thời gian làm bài: 120 phút) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: SỨC MẠNH CỦA LỜI NÓI Malcolm Dalkoff là một cậu bé nhút nhát, dễ bị tổn thương. Cậu có rất ít bạn và luôn phải lủi thủi một mình. Một lần, cô giáo đọc cho cả lớp một đoạn truyện ngắn “Loài vật là bạn thân của con người”, sau đó phân công mỗi học sinh tự viết đoạn kết cho câu chuyện. Dalkoff thích lắm, ngay chiều hôm ấy cậu đã hoàn thành bài viết của mình. Nhưng mãi cậu mới có đủ tự tin đem nộp truyện của mình cho cô giáo vào buổi học tuần sau. Những gì cậu viết cũng như điểm số mà cô giáo đã cho không hề quan trọng. Đối với Dalkoff, điều quan trọng nhất mà cũng là điều cậu nhớ nhất lại chính là bốn chữ cô giáo đã phê: “Em viết hay lắm”. Chỉ bốn chữ mà cũng đủ để thay đổi toàn bộ cuộc đời cậu bé. Trước khi nhận được bốn chữ đó, cậu chưa bao giờ có khái niệm về bản thân hay những điều mình đã làm. Còn sau buổi học hôm ấy, cậu đã chạy thật nhanh về nhà, ngồi ngay vào bàn và bắt đầu viết một câu chuyện ngắn, một câu chuyện về tất cả những điều cậu đã từng mơ tới và không bao giờ dám nghĩ mình có thể biến những giấc mơ đó thành hiện thực. Cậu viết ngày càng nhiều hơn và cứ được một chuyện cậu lại mang ngay tới cho cô giáo của mình nhận xét. “Cô ấy đúng là một cô giáo tuyệt vời!” Nhiều năm trôi qua, Malcolm Dalkoff đã trở thành một nhà văn nổi tiếng thay cho cậu bé Malcolm Dalkoff tự ti ngày nào. Cậu trở về thăm trường cũ và thăm lại cô giáo ngày xưa của mình. Điều cậu phải cảm ơn cô không phải vì cô đã trở thành một người bạn của cậu mà chính là bốn chữ đầu tiên cô đã từng phê: ‘Em viết hay lắm!", bởi những chữ ấy đã có thể thay đổi cả một cuộc đời. (Nhiều tác giả, Trái tim có điều kì diệu, Nhà xuất bản Trẻ, 2002) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định hai phương thức biểu đạt có trong đoạn trích. Câu 2. (0,5 điểm) Theo tác giả, (ở phần đầu đoạn trích) Malcolm Dalkoff là một cậu bé như thế nào? Câu 3. (1,0 điểm) Vì sao lời phê của cô giáo: “Em viết hay lắm!" đã làm thay đổi toàn bộ cuộc đời Malcolm Dalkoff? Câu 4. (1,0 điểm) Thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với em qua đoạn trích trên? PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm): Câu 1.(2,0 điểm) Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự thay đổi bản thân theo hướng tích cực. Câu 2.(5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Sang thu, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9 Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) -Hết-
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm: 04 trang) Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3,0 Học sinh trả lời hai trong ba phương thức biểu đạt sau: Tự sự, miêu tả, biểu 0,5 cảm. Hướng dẫn chấm: 1 -Thí sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Nêu đúng 1 phương thức được 0,25 điểm; nêu hơn hai phương thức biểu đạt không cho điểm. Theo tác giả, ở phần đầu đoạn trích Malcolm Dalkoff là một cậu bé nhút 0,5 nhát, dễ bị tổn thương. 2 Hướng dẫn chấm: -Thí sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. -Trả lời khác đáp án hoặc không trả lời: không cho điểm. -Lời phê của cô giáo: “Em viết hay lắm!” đã làm thay đổi toàn bộ cuộc đời 1,0 Malcolm Dalkoff vì: + Lời phê ấy thể hiện sự công nhận, đánh giá đối với những việc làm tốt của Malcolm Dalkoft. + Là lời động viên, khích lệ, truyền cho Malcolm Dalkoft sức mạnh, niềm tin vào khả năng của chính mình khiến cậu đã nỗ lực không ngừng và đã đạt được những thành công. 3 I Hướng dẫn chấm: -Thí sinh trả lời như đáp án hoặc trình bày bằng cách diễn đạt tương đương hoặc có cách hiểu và lí giải phù hợp,có tính giáo dục, thuyết phục thì vẫn cho :1,0 điểm. -Trả lời được 2 ý, mỗi ý:0,5 điểm. -Trả lời còn chung chung, sơ sài:0,25 điểm. -Trả lời không thuyết phục: không cho điểm. Thí sinh có thể chọn một trong những bài học theo hướng sau: 1,0 -Hãy nói những lời khen, lời khích lệ chân thành xuất phát từ trái tim yêu thương. Nó có sức mạnh kì diệu có thể làm thay đổi cả cuộc đời của con người. - Trong cuộc sống, con người cần có sức mạnh, niềm tin vào bản thân mình, dám thay đổi và dũng cảm đối diện, bước qua các rào cản, trở ngại; vượt qua yếu đuối, nhút nhát để thành công. 4 - Cần trân trọng, biết ơn những người đã giúp đỡ quan tâm, yêu thương mình... Hướng dẫn chấm: -Thí sinh trả lời như đáp án hoặc trình bày bằng cách diễn đạt tương đương có tính giáo dục, thuyết phục thì vẫn cho: 1,0 điểm. -Trả lời còn chung chung, sơ sài: 0,25 điểm. -Trả lời không thuyết phục: không cho điểm. II LÀM VĂN 7,0
  3. Phần Câu Nội dung Điểm 1 Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý 2,0 nghĩa của sự thay đổi bản thân theo hướng tích cực. a.Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. 0,25 -Viết không xuống dòng, dung lượng khoảng 200 chữ. -Có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân- hợp hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa của sự thay đổi bản thân theo 0,25 hướng tích cực. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần tập trung làm rõ ý nghĩa của sự thay đổi bản thân theo hướng tích cực. Có thể triển khai theo hướng sau: - Thay đổi bản thân theo hướng tích cực là thay đổi về quan điểm, nhận thức, hành động học tập và làm việc sao cho hiệu quả đạt được tốt hơn trước. - Ý nghĩa: + Thay đổi bản thân sẽ giúp chúng ta dấn thân, dám dũng cảm thử nghiệm để sáng tạo, biết vượt qua những khó khăn, gian khổ, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công. + Thay đổi bản thân sẽ giúp ta tạo ra mối quan hệ hài hoà với mọi người, cải thiện và xóa nhòa những rào cản giữa bản thân và cuộc sống xung quanh, rèn luyện cho mình tính thích nghi cao, dễ dàng theo kịp sự phát triển của xã hội, không bị lạc hậu. + Thay đổi bản thân theo hướng tích cực sẽ giúp ta hoàn thiện bản thân và là con đường dẫn đến mọi thành công trong cuộc sống. + Để thay đổi bản thân cần trau dồi, tích lũy kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực, dũng cảm bỏ qua những cái lạc hậu, nắm bắt xu thế của thời đại.Trong thế kỉ 4.0 việc thay đổi bản thân là điều cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của xã hội. +...(có lí lẽ và dẫn chứng đi kèm) -Phê phán những người còn chậm hoặc lười thay đổi bản thân theo hướng tích cực, sống dựa, sống bám. Thay đổi bản thân phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, gia đình, sự tiến bộ của xã hội. -Bài học về nhận thức và hành động. Hướng dẫn chấm: -Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (1,0 điểm). -Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu. (0,5- 0,75 điểm). -Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục; lí lẽ không xác đáng không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp.(0,25 điểm). Lưu ý:Thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
  4. Phần Câu Nội dung Điểm d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm bài mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới 0,25 mẻnhưng không trái với chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Hướng dẫn chấm: Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận để có cái nhìn riêng, mới mẻ hoặc mở rộng vấn đề nghị luận; có sự sáng tạo trong diễn đạt,lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, giàu hình ảnh, giàu sức thuyết phục. (Đáp ứng được 1 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm). 2 Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:(như ở đề bài) 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc:Mở bài nêu được vấn đề.Thân bài triển khai được vấn 0,25 đề. Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,5 (Cảm nhận của em) vềGiá trị của đoạn thơ trích từ bài Sang thu của Hữu Thỉnh. Hướng dẫn chấm: Thí sinh xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5 điểm. Thí sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. 3,5 Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ giá trị của đoạn thơ. Có thể triển khai theo hướng: *Khái quát về:Tác giả, tác phẩm, vị trí của đoạn thơ 0,5 *Mùa thu hiện hữu trong không gian cao rộng qua những rung cảm mãnh 1,0 liệt của tác giả. - Không gian vào thu được gợi tả qua những hình ảnh quen thuộc, chân thực được cảm nhận bằng thị giác tinh tế, tâm hồn nhạy bén: dòng sông, cánh chim, đám mây. - Nghệ thuật đối, nhân hoá: sông - dềnh dàng, chim - vội vã, sử dụng từ láy dềnh dàng, vội vã gợi lên hai trạng thái vận động trái ngược của cảnh vật. -Nghệ thuật nhân hoá và liên tưởng sáng tạo, tài tình như thổi hồn vào cảnh vật;đám mây như một nhịp cầu mềm mại nối giữa hai mùa thu và hạ, xoá nhoà ranh giới giữa hai mùa, chuyên chở hồn thu, tình thu đến với đất trời * Bức tranh sang thu lắng vào chiều sâu suy tưởng: 0,5 -Thiên nhiên sang thu tiếp tục được gợi tả bằng những hình ảnh: nắng, mưa, sấm. Vẫn là những hiện tượng của mùa hè nhưng mọi thứ đã dần lắng xuống, đi vào thế chừng mực, ổn định. (hình ảnh đối lập: vẫn còn bao nhiêu nắng- Đã vơi dần cơn mưa; các phó từ vẫn, còn, đã; lượng từ vơi, bớt ). -Suy ngẫm của nhà thơ về mùa thu cuộc đời: 0,5 + Sấm,mưa, nắng chỉ các hiện tượng tự nhiên vừa mang ý nghĩa ẩn dụ cho những khó khăn thử thách, những tác động của ngoại cảnh của cuộc đời. + Hàng cây đứng tuổi là hàng cây lâu năm, nhiều tuổi; tượng trưng cho
  5. Phần Câu Nội dung Điểm những con người dày dặn, từng trải, điềm tĩnh, trước những sương gió của cuộc đời. →Suy ngẫm của nhà thơ: Khi con người đã từng trải thì càng vững vàng hơn trước những sóng gió, những tác động bất thường của ngoại cảnh của cuộc đời. - Đoạn thơ đã có những sáng tạo nghệ thuật độc đáo: Thể thơ năm chữ; âm 0,5 hưởng giọng điệu nhẹ nhàng mà trầm lắng, tha thiết; hệ thống ngôn từ chính xác, tinh tế, sáng tạo đặc biệt là những từ chỉ trạng thái vận động của các hiện tượng tự nhiên; sử dụng thành công một số biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hoá . Hướng dẫn chấm: -Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc về giá trị của đoạn thơ: 2,25-2,5 điểm -Cảm nhận đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc cảm nhận sâu nhưng chưa thật đầy đủ về giá trị của đoạn thơ: 1,5- 2,0 điểm. -Cảm nhận đầy đủ hoặc chung chung, chưa rõ về giá trị đoạn thơ: 0,75- 1,25 điểm. -Cảm nhận sơ lược, lan man, thiếu trọng tâm: 0,25 - 0,5 điểm. -Đánh giá chung: 0,5 + Đây là đoạn thơ hay, đặc sắc, mang phong cách thơ hiện đại, thể hiện những rung cảm mãnh liệt của tác giả trước một không gian thu vời vợi và những suy ngẫm của nhà thơ về mùa thu cuộc đời. Qua đó, ta thấy tác giả rất đỗi tinh tế trong cảm nhận và liên tưởng bằng trái tim nhạy cảm giàu tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống làng quê và sự từng trải. + Từ những dòng thơ trên, ta càng yêu mến cuộc sống làng quê, một tình yêu mùa thu nồng nàn, yêu đất nước con người Việt Nam Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý có sức thuyết phục:0,5điểm -Trả lời còn chung chung, sơ sài,thiếu ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp: 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt: 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả. e. Sáng tạo: 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; liên hệ, mở rộng hợp lí; có cách diễn đạt mới mẻ Hướng dẫn chấm: -Đáp ứng được hai yêu cầu trở lên:0,5điểm -Đáp ứng được một yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 --Hết --