Đề tuyển sinh vào Lớp 10 năm 2022 môn Ngữ Văn (Có đáp án)

doc 5 trang Minh Lan 13/04/2025 170
Bạn đang xem tài liệu "Đề tuyển sinh vào Lớp 10 năm 2022 môn Ngữ Văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tuyen_sinh_vao_lop_10_nam_2022_mon_ngu_van_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề tuyển sinh vào Lớp 10 năm 2022 môn Ngữ Văn (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM 2022 MÔN : NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút ( Đề thi gồm : 6 câu, 01 trang) PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Lòng tự trọng nằm ngay trong bản thân mỗi con người. Nó là người thầy, người bạn, người hộ vệ thân thiết và chân thành nhất của chúng ta. Lòng tự trọng giúp ta biết cách hành xử đúng mực cũng như luôn dũng cảm trong việc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác. Mọi sự khôn ngoan đều bắt đầu từ lòng tự trọng. Với lòng tự trọng, bạn sẽ trở nên năng động và can đảm, sẳn sàng tiến về phía trước để mở lối cho những người đi sau. Lòng tự trọng bắt nguồn từ việc bạn yêu thương và tôn trọng chính bản thân mình. Quả thật, nếu không tôn trọng chính mình, làm sao bạn có thể học cách yêu thương và tôn trọng người khác. (Goerge Matthew Adams – Không gì là không thể, Thu Hằng dịch NXB Tổng hợp TP HCM, 2017, tr.27) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. (0,5 điểm) Trong đoạn trích, từ “nó” được dùng để thay thế cho từ ngữ nào? Câu 3. (1,0 điểm) Dựa vào đoạn trích, em hãy cho biết: Nếu không có lòng tự trọng, con người sẽ trở nên như thế nào? Câu 4. (1,0 điểm) Em có đồng ý với ý kiến: “Lòng tự trọng bắt nguồn từ việc bạn yêu thương và tôn trọng chính bản thân mình” không ? Vì sao ? PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu (Trích Sang thu- Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9 Tập hai, NXB Giáo dục 2011) . Hết .
  2. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ( Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0, 5 điểm. - Học sinh không trả lời đúng phương thức “nghị luận”: không cho điểm. 2 Từ “nó” được dùng để thay thế cho “ lòng tự trọng”. 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời đúng không cho điểm. 3 Dựa vào đoạn trích, nếu không có lòng tự trọng chúng ta sẽ: 1.0 - Trở nên thiếu khôn ngoan, không có đủ những hành động đúng mực, chuẩn xác, ta sẽ thiếu đi sự năng động và can đảm trong cuộc sống. - Khó mà yêu thương, tôn trọng những giá trị của chính bản thân mình cũng như người khác. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 2 ý: 1.0 điểm. - Học sinh trả lời được 1trong 2 ý: 0,5 điểm. 4 Em đồng ý với ý kiến “Lòng tự trọng bắt nguồn từ việc bạn yêu 1,0 thương và tôn trọng chính bản thân mình” vì: -Lòng tự trọng chỉ xuất hiện khi chúng ta biết đề cao những giá trị của mình, yêu thương, nâng niu, thừa nhận, xác định những giá trị, phẩm chất của chính mình, khi đó chúng ta đang tôn trọng bản thân mình. -Chỉ khi chúng ta có những giá trị, chúng ta tôn trọng những giá trị đó, thì khi đó ta mới có thể có lòng tự trọng. Khi chính chúng ta không tôn trọng chính chúng ta thì lòng tự trọng không thể nào xuất hiện được. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 2 ý: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý: 0,5 điểm.
  3. Học sinh có thể phát biểu suy nghĩ khác nhau nhưng cần đảm bảo chuẩn mực đạo đức và pháp luật. II TẬP LÀM VĂN 7,0 1 Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ 2,0 về ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: 0,25 - Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành dung lượng khoảng 200 chữ. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt, trình bày sạch đẹp. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp hoặc chưa đảm bảo yêu cầu hình thức và dung lượng đoạn văn. b. Nội dung: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận và làm rõ các 1.5 ý sau: - Giải thích thế nào là lẽ phải, tôn trọng lẽ phải và biểu hiện cụ thể của người tôn trọng lẽ phải: Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội. Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.(0.25) TTLP biểu hiện ở thái độ, lời nói, cử chỉ và hành động ủng hộ và bảo vệ điều đúng đắn của con người: VD: Chấp hành nội quy nơi sống và làm việc, Phê phán việc làm sai trái, lắng nghe ý kiến của bạn, phân tích, đánh giá ý kiến hợp lý, tôn trọng các quy định của nhà trường đề ra (0.25) - Suy nghĩ về ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống: Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp; Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội; Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. Biết TTLP ta sẽ được mọi người tôn trọng, yêu mến, tin tưởng .(0.5) - Liên hệ mở rộng vấn đề. .(0.5) Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (1.5 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (1.0 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù
  4. hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về hiện tượng đời sống;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. 2 Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh. 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Cảm nhận đoạn thơ trong bài Sang Thu của Hữu Thỉnh. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: không cho điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả, bài thơ và đoạn thơ (0,25 điểm) 0,25 * Cảm nhận về đoạn thơ 3,0 - Bức tranh thiên nhiên hiện ra với nhiều vẻ đẹp: êm đềm dân dã với những tín hiệu đặc trưng của mùa thu làng quê (hương ổi, gió se, sương thu); thơ mộng gợi cảm xao xuyến (dòng sông, đám mây). - Cảm xúc của nhà thơ trước bức tranh thiênnhiên: Cảm nhận bằng nhiều giác quan với sự rung động tinh tế (phả, chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình); bâng khuâng vấn vương trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng(bỗng, hình như...). Đó là tình yêu tha thiết mà sâu lắng của con người đã trải qua bao giông tố chiến tranh nên càng thấm thía hơn giá trị của cuộc sống thanh bình... - Nghệ thuật miêu tả: Thể thơ 5 chữ nhịp nhàng khoan thai mà suy tư sâu lắng, hệ thống hình ảnh thơ mộng mà gợi cảm có hồn; sử
  5. dụng tài tình hệ thống từ ngữ diễn tả trạng thái mong manh, mơ hồ của cảm giác. Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 3,0 điểm. - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2,5 điểm – 2,75 điểm. - Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 2,0 điểm - 2,25 điểm. - Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0.5 điểm – 1.0 điểm. * Đánh giá 0,5 - Đoạn thơ thể hiện sự cảm nhận tinh tế, những rung cảm của nhà thơ trước những hình ảnh, hiện tượng thể hiện sự biến đổi của đất trời lúc sang thu; đồng thời gợi những suy ngẫm về mùa thu đời người. - Đoạn thơ góp phần thể hiện nét đặc sắc về nghệ thuật của thơ Hữu Thỉnh. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng kiến thức về thể loại trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của thơ Hữu Thỉnh; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0