Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 117: Lựa chọn trật tự từ trong câu - Nguyễn Văn Thắng

doc 13 trang Hải Phong 19/07/2023 1440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 117: Lựa chọn trật tự từ trong câu - Nguyễn Văn Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_117_lua_chon_trat_tu_tu_trong_cau.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 117: Lựa chọn trật tự từ trong câu - Nguyễn Văn Thắng

  1. TRƯỜNG THCS DŨNG TIẾN Họ tên giáo Viên: NGUYỄN VĂN THẮNG Tổ: Khoa học xã hội TÊN BÀI DẠY: "LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU" Môn: Ngữ văn; lớp 8B . Thời gian: 01 tiết, (tiết 117) I. MỤC TIÊU. 1. Về kiến thức: Giúp HS: - Hiểu được cách sắp xếp trật từ trong câu. - Nắm được tác dụng diễn đạt của những trật tự từ khác nhau. 2. Về năng lực. a. Năng lực chung - Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ b. Năng lực chuyên biệt - Rèn cho hs kĩ năng phân tích hiệu quả của việc lựa chọn trật tự từ trong một số văn bản đã học. - Phát hiện và sửa được một số lỗi trong sắp xếp trật tự từ. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ 3. Về phẩm chất. - Có ý thức lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp. II - CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Thầy. - Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2, giáo án, máy chiếu, phiếu học tập - Các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, trò chơi, kĩ thuật đánh giá, nhân xét 321, sơ đồ tư duy 2. Trò. - Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2, vở ghi, soạn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên III - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài. a. Mục tiêu: giúp Hs nhận thức được vấn đề cần tìm hiểu và tạo hứng thú học tập. b. Nội dung: Hs sẽ quan sát clip “Hoa đào nở” để trả lời câu hỏi Gv đưa ra, từ đó xác định được nội dung bài học. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, nhận thức, tình cảm của học sinh sau khi quan sát. d. Tổ chức thực hiện. - Thời gian: 5 phút - Phương pháp, kĩ thuật: thuyết trình, gợi mở. HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CẦN CỦA THẦY CỦA TRÒ ĐẠT 1
  2. - Gv cho Hs xem một đoạn clip liên - Quan sát, nhận biết - Clip Hoa đào nở, quan và đưa ra câu hỏi: dưới clip có câu: Mùa xuân đến, hoa H: Em hãy thay đổi trật tự từ trong câu - Trả lời câu hỏi đào nở. Mùa xuân đến hoa đào nở sao cho câu - Lắng nghe, nhận vẫn có nghĩa? biết. - Gv nhận xét câu trả lời của Hs và từ đó dẫn dắt vào bài: Một câu có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau và mỗi cách diễn đạt lại có hiệu quả riêng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay. 2. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới. a. Mục tiêu. - Hs hiểu được trong một câu có nhiều cách thay đổi trật tự từ mà câu vẫn có nghĩa, tuy nhiên mỗi một cách sắp xếp trật tự từ sẽ mang lại những hiệu quả diễn đạt riêng cho giao tiếp. b. Nội dung. - Hs sẽ làm việc với Sgk, máy chiếu, phiếu học tập để chiếm lĩnh các đơn vị kiến thức và phát triển các năng lực ở phần mục tiêu. c. Sản phẩm. - Các phiếu học tập cá nhân, nhóm. - Kiến thức ghi chép được trong vở. d. Tổ chức thực hiện. - Thời gian: 20 phút. - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, hợp tác, dự án. - Kĩ thuật: động não, tia chớp, khăn phủ bàn, 3-2-1 HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CỦA THẦY CỦA TRÒ CẦN ĐẠT I. NHẬN XÉT CHUNG *GV chiếu ví dụ, kết hợp - HS đọc ví dụ. 1. Ví dụ :(SGK-Tr với việc quan sát SGK GV 110,111) gọi HS đọc to ví dụ cho cả lớp cùng nghe * Bước 1: Chuyển giao 2. Nhận xét : nhiệm vụ: Gv cho HS quan sát, đọc thầm ví dụ trong Sgk và suy nghĩ trả 2
  3. lời các câu hỏi sau vào phiếu học tập: ?1. Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm bằng những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa của câu? ?2. Vì sao tác giả chọn trật tự từ như trong đoạn văn? ?3. Hãy thử chọn một trật tự từ mà em vừa sắp xếp và nhận xét tác dụng của sự thay đổi ấy? * Gv hướng dẫn Hs hoạt động cá nhân hoặc cặp đôi, theo bàn. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs đọc và suy nghĩ trả lời các câu hỏi. * Bước 3: Báo cáo, tương tác: cá nhân Hs sẽ trình bày kết quả bằng cách xung phong trình bày, sau đó các bạn sẽ nhận xét, đánh giá cho nhau. * Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - Trong một câu có nhiều - Gv đánh giá kết quả trình - Ghi kiến thức chuẩn cách sắp xếp trật tự từ mà bày và tương tác của Hs, vào vở nghĩa cơ bản của câu sau đó chốt kiến thức không bị thay đổi. chuẩn như cột Nội dung. - Khi nói hoặc viết cần phải lựa chọn trật tự từ thích hợp để đạt được mục đích giao tiếp nhất định. 3. Kết luận : - Ghi nhớ SGK-Tr 111 3
  4. * Tổ chức trò chơi củng cố kiến thức phần I. * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv chiếu các từ lên màn hình các từ được tách rời nhau cho Hs quan sát. Sau đó yêu cầu Hs sắp xếp thành câu hoàn chỉnh, có nghĩa: (Mùa hè đến tiếng ve ngân.) - Hs thảo luận cặp đôi hoặc theo bàn. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs đọc và suy nghĩ trả lời các câu hỏi. * Bước 3: Báo cáo, tương tác: cá nhân Hs trình bày kết quả. * Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - Gv đánh giá hoạt động. * Chuyển ý: Vừa rồi các em đã được tìm hiểu vài nét chung về việc lựa chọn trật tự từ trong câu, mỗi một cách sắp xếp đều đem lại hiệu quả riêng cho sự diễn đạt. Vậy việc lựa chọn, sắp xếp có những tác dụng cơ bản nào thầy và các em cùng tìm hiểu phần II một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ. II. MỘT SỐ TÁC DỤNG CỦA SỰ SẮP XẾP TRẬT TỰ TỪ. 4
  5. *GV chiếu ví dụ, kết hợp - HS đọc bài ví dụ 1.Ví dụ: SGK-Tr 111, với việc quan sát SGK. 112. GV gọi HS đọc to ví dụ cho cả lớp cùng nghe 2. Nhận xét: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv chia lớp thành 4 nhóm. Sau đó giao câu hỏi thảo luận: ?1. Đọc ngữ liệu 1(a,b) SGK- Tr 111, quan sát vào các câu có từ in đậm. Cho biết những bộ phận câu in đậm thể hiện điều gì? ?2. Đọc ngữ liệu 2(a,b,c) SGK Tr 112, quan sát vào các câu có từ in đậm. So sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận câu in đậm? ?3. Từ những phân tích ở mục I, II hãy rút ra nhận xét về tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thảo luận, bằng kĩ thuật động não tự tìm ra các kiến thức theo yêu cẩu của Gv, sau đó điền vào phiếu học tập. *Gv: Trước khi đại diện các nhóm lên nhận xét, Gv hướng dẫn cách trình bày theo phương pháp “5 xin” và nhận xét theo kĩ thuật 3-2-1. 5
  6. * Bước 3: Báo cáo, tương tác: cá nhân đại diện nhóm sẽ trình bày kết quả, sau đó các bạn sẽ nhận xét, đánh giá cho nhau. * Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: *Ngữ liệu 1: (Chiếu nội dung trên slile) - Ghi kiến thức chuẩn - a: Gv đánh giá kết quả trình vào vở + giật phắt cái thừng trong bày và tương tác của Hs, tay anh này và chạy sầm sau đó chốt kiến thức sập đến chỗ anh Dậu. chuẩn như cột Nội dung. -> Sắp xếp theo thứ tự trước sau của hoạt động. + xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn. -> Sắp xếp theo thứ tự trước sau của hoạt động. -b: + cai lệ và người nhà lí trưởng -> Thể hiện thứ bậc cao thấp của các nhân vật theo thứ tự xuất hiện + roi song, tay thước, và dây thừng. -> Liệt kê thứ tự của sự vật theo trình tự quan sát của người nói. *Ngữ liệu 2: a. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. -> Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm. 3. Kết luận: - Ghi nhớ SGK-Tr 112 6
  7. *Gv hướng giới thiệu Hs biết về sơ đồ tư duy nội dung bài học, từ đó Hs về nhà có thể sáng tạo trình bày đẹp hơn, treo trên góc học tập. Lựa chọn tật tự từ trong câu - Hs quan sát Lựa chọn tật tự từ trong câu Nhiều cách sắp Tác dụng - Ghi kiến thức chuẩn xếp vào vở Thứ Nhấn Liên Đảm tự mạnh kết bảo sự nhất hình các hàu định ảnh, câu hòa về của đặc khác ngữ các sự điểm trong âm vật của sự câu vật 3. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. a. Mục tiêu. - Từ việc học nội dung bài học, Hs biết vận dụng kiến thức vào làm một số bài tập cụ thể. - Phát triển năng lực tự học cho Hs. b. Nội dung. - Làm bài tập phần III Luyện tập SGK-Tr 112, 113. c. Sản phẩm. - Câu trả lời của Hs. d. Tổ chức thực hiện. - Thời gian: 10 phút. - Phương pháp: nêu vấn đề, thuyết trình. - Kĩ thuật: động não. HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CHUẨN KT - KN CỦA THẦY CỦA TRÒ CẦN ĐẠT III. LUYỆN TẬP. * Bước 1: Chuyển giao nhiệm * Bài tập: SGK-Tr vụ: 112,113. - Gv gọi Hs đứng lên đọc bài tập. - Gv giao nhiệm vụ hoạt động cá nhân có thể trao đổi cặp đôi hoặc nhóm bàn, làm bài tập 7
  8. nhanh. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm làm BT. * Bước 4: Đánh giá kết quả * Bước 3: Báo cáo thực hiện nhiệm vụ: kết quả và tương - Gv và Hs cùng tương tác. tác: - Gv đánh giá Hs trình bày. - Một Hs trình bày. - Trình chiếu trên slile và kết - Các bạn sẽ cho nhận luận. xét, đánh giá. - Ghi kiến thức chuẩn -a: vào vở + Bà Trưng, Bà triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, -> Kể tên các vị anh hùng theo thứ tự xuất hiện của họ gắn với lịch sử dân tộc. -b: + Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! -> Nhấn mạnh sự đẹp đẽ của Tổ quốc Việt Nam mới giải phóng, đang trên đà xây dựng và phát triển. + hò ô tiếng hát -> Gieo vần trong câu thơ tạo sự mênh mang của sông nước. -> Hài hòa về mặt ngữ âm trong câu thơ. -c: + Mật thám tôi cũng chẳng sợ, đội con gái cũng chả cần. -> Lặp lại từ ở đầu các vế câu, tạo sự liên kết giữa câu với câu. 8
  9. 4. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng. a. Mục tiêu. - Hs liên hệ, vận dụng kiến thức đã học để đặt câu có các tác dụng của sự sắp xếp từ và viết một đoạn văn thuyết minh về mẹ. - Phát triển cho Hs năng lực tạo lập văn bản, tư duy sáng tạo, tìm hiểu về xã hội. b. Nội dung. - Hs phải trình bày được một vài nét về ngoại hình và phẩm chất của mẹ trong đó có sử dụng câu vừa đặt. c. Sản phẩm. - Đặt được câu có dụng ý của việc sắp xếp. Viết đoạn văn thuyết minh hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu đề ra về hình thức và nội dung. d. Tổ chức thực hiện. - Thời gian: 10' - Phương pháp, kĩ thuật: động não, thuyết trình. HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CỦA THẦY CỦA TRÒ CẦN ĐẠT * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv chiếu bài tập cho Hs quan sát, và gọi 1 Hs đọc lại. - Gv hướng dẫn Hs xác định yêu cầu đề bài 1 bằng lời. - Gv hướng dẫn Hs bố cục đoạn văn chiếu slile. -Gv hướng dẫn Hs làm việc cá nhân kết hợp với thảo luận cặp đôi. * Bài tập 1: Lắng nghe đoạn nhạc về mẹ và đặt một câu tương ứng với nội dung đoạn nhạc, sau đó em hãy thay đổi trật tự từ trong câu em vừa đặt mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu. *Bài tập 2: Viết một đoạn văn (khoảng 6 đến 7 câu) giới thiệu về mẹ của em. 9
  10. Trong đó có sử dụng 1 trong các câu em vừa sắp xếp, gạch chân dưới câu đó. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân, kết hợp với thảo luận cặp đôi. * Bước 3: Báo cáo kết quả và tương tác: - Một Hs đứng lên trình bày bài tập 1. - Các bạn sẽ cho nhận xét, đánh giá. * Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - Gv đánh giá, kết luận bài * Bài tập 1: của Hs. - Mẹ sớm hôm làm việc - Gv chiếu bài tham khảo. không ngừng nghỉ vì tương lai của những đứa con. - Vì tương lai của những đứa con, mẹ sớm hôm làm việc không ngừng nghỉ. - Sớm hôm làm việc không ngừng nghỉ mẹ vì tương lai của những đứa con. - Một Hs đứng lên trình bày bài tập 2. - Các bạn sẽ cho nhận xét, đánh giá. - Gv đánh giá, kết luận bài *Bài tập 2: của Hs. Mẹ tôi năm nay gần 40 - Gv chiếu bài tham khảo. tuổi, mẹ làm công việc đồng áng. Mặt và tay mẹ đã bắt đầu có những nếp nhăn, đó là biểu hiện ngày một già đi của mẹ. Thân hình mẹ hao gầy biết bao nhiêu 10
  11. bởi những nỗi nhọc nhằn mẹ gánh trên vai. Vì tương lai của những đứa con, mẹ sớm hôm làm việc không ngừng nghỉ. Buổi sáng thì mẹ phải dậy từ sớm khi cả nhà còn chưa ai thức. Buổi tối mẹ chỉ đi ngủ khi nhìn thấy những đứa con thân yêu của mẹ bình yên đang trong giấc say nồng. Tôi vô cùng ngưỡng vọng mẹ, có lẽ không có một từ ngữ nào có thể kể xiết công lao của mẹ. PHỤ LỤC 1. PHIẾU HỌC TẬP: MỘT SỐ TÁC DỤNG CỦA SỰ SẮP XẾP TRẬT TỰ TỪ. *Ngữ liệu 1: a. + giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu. -> + xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn. -> b + cai lệ và người nhà lí trưởng -> . + roi song, tay thước, và dây thừng. -> . *Ngữ liệu 2: a b c So sánh Giữ làng, giữ nước, Giữ mái nhà tranh, giữ Giữ làng, giữ mái nhà giữ mái nhà tranh, đồng lúa chín, giữ tranh, giữ đồng lúa 11
  12. giữ đồng lúa chín. làng, giữ nước. chín, giữ nước. Tác dụng . . . 2. PHIẾU HỌC TẬP: SƠ ĐỒ TƯ DUY. 3. PHIẾU ĐÁNH GIÁ VIẾT ĐOẠN VĂN VẬN DỤNG. TIÊU CHÍ YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM 1. Hình - Đúng hình thức, đoạn văn. 1đ thức - Hành văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ, không mắc các lỗi 1đ (2đ) chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Nội * Hs đạt được các ý sau: dung - Giới thiệu về mẹ. 1đ (8đ) - Giới thiệu đôi nét về ngoại hình và nêu những việc làm 5đ của mẹ. 2đ - Bày tỏ tình cảm giành cho mẹ. - Tham khảo: Mẹ tôi năm nay gần 40 tuổi, mẹ làm công việc đồng áng. Mặt và tay mẹ đã bắt đầu có những nếp nhăn, đó là biểu hiện ngày một già đi của mẹ. Thân hình mẹ hao gầy biết bao nhiêu bởi những nỗi nhọc nhằn mẹ gánh trên vai. Vì tương lai của những đứa con, mẹ sớm hôm làm việc không ngừng nghỉ. Buổi sáng thì mẹ phải dậy từ sớm khi cả nhà còn chưa ai thức. Buổi tối mẹ chỉ đi ngủ khi nhìn thấy những đứa con thân yêu của mẹ bình yên đang trong giấc say nồng. Tôi vô cùng ngưỡng vọng mẹ, có lẽ không có một từ ngữ nào có thể kể xiết công lao của mẹ. 12
  13. * Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà. - Nắm được nội dung bài học. - Vẽ sơ đồ tư duy hoàn chỉnh, đẹp treo góc học tập. - Soạn bài “ Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận” - Nhắc lại đặc điểm cơ bản của yếu tố tự sự và miêu tả: Thành(8A), Phúc Anh(8C). * Rút kinh nghiệm: === 13