Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú học môn ngữ văn 9 cho học sinh thông qua hoạt động khởi động
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú học môn ngữ văn 9 cho học sinh thông qua hoạt động khởi động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_hoc_mon.docx
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú học môn ngữ văn 9 cho học sinh thông qua hoạt động khởi động
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC MÔN NGỮ VĂN 9 CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ Một nhà văn Mỹ đã nói rằng: “Người thầy trung bình chỉ biết nói Người thầy giỏi biết giải thích Người thầy xuất chúng biết minh họa Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng” Quả thực việc truyền cảm hứng (gây hứng thú) học tập cho học sinh rất quan trọng và cần thiết. Học sinh có hứng thú với môn học, yêu thích bộ môn, mới ham học và mới có được kết quả học tập tốt. Bởi vậy, vấn đề đặt ra đối với người giáo viên là: Cần làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh, lôi cuốn các em vào bài học? Phải làm gì để có thể “thắp lửa đam mê” ở các em? Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy hoạt động khởi động có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tiến trình tiết dạy, đến việc tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Nhiệm vụ của hoạt động khởi động là khơi gợi hứng thú đối với bài học, tạo tâm thế thoải mái cho các em khi bước vào giờ học, còn khơi dậy niềm đam mê, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học. Xuất phát từ những lý do mang tính thực tiễn đó cùng với kinh nghiệm đứng lớp giảng dạy của bản thân, tôi đã mạnh dạn lựa chọn giải pháp: “Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Ngữ văn 9 cho học sinh thông qua hoạt động khởi động” để chia sẻ cùng các đồng nghiệp với mong muốn được đóng góp những kinh nghiệm nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục của huyện nhà. 1. Cơ sở lý luận Mỗi tiết học là một hoạt động tổng thể diễn ra trong thời gian 45 phút bao gồm 4 hoạt động cơ bản: khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập và vận dụng. Trong đó hoạt động khởi động có nhiệm vụ khơi gợi, kích thích học sinh mong muốn được tìm hiểu, khám phá bài học bằng những hoạt động tiếp theo trong giờ học, tức là tạo hứng thú và một tâm thế tích cực để học sinh bước vào bài học mới. Đây là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động hình thành kiến thức, tìm tòi, giải quyết vấn đề. Và tất nhiên giáo viên phải là người có ý tưởng, có biện pháp gợi mở vấn đề của bài học, kích thích trí tò mò và tạo hứng thú cho các em học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn .là địa bàn thuộc huyện tỉnh . cách xa trung tâm thành phố, phụ huynh hầu hết làm nông nghiệp chưa quan tâm nhiều tới việc học của con em mình, tâm lí phụ huynh và học sinh còn chạy theo các môn học thời thượng như Toán và Anh còn xem 1
- nhẹ môn Văn. Hàng năm, chất lượng đầu vào của nhà trường thấp hơn nhiều so với các trường trong cụm, trong huyện. Đa số học sinh của trường có học lực trung bình và yếu, ít học sinh khá, học sinh giỏi hầu như không có. Đặc biệt, môn Ngữ văn lại là môn học đòi hỏi học sinh phải học thuộc nhiều hơn những môn học khác, phải có những cảm thụ riêng, đôi khi phải viết những bài văn dài đến vài trang giấy. Vì thế, nhiều em không thích học môn Văn, trong các giờ học thường mệt mỏi, buồn ngủ, nói chuyện riêng, dẫn đến không tiếp thu được kiến thức bài học. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập bộ môn. Lâu nay, trong dạy học môn Ngữ văn, đôi khi thầy cô xem nhẹ việc tạo tâm thế cho học sinh khi học bài mới. Khi thiết kế bài soạn, chúng ta thường làm theo hình thức giới thiệu qua một chút để vào bài, còn chỉ chú trọng việc truyền thụ kiến thức bài học mới. Hoặc cũng có khi giáo viên vào bài bằng những lời mượt mà, trơn tru với câu từ bay bổng. Tuy nhiên, lời vào bài có hay đến đâu cũng chỉ là hoạt động khởi động cho giáo viên là chủ yếu. Học sinh vẫn đóng vai trò thụ động lắng nghe, còn cảm xúc, hứng thú chỉ là sự “lây lan” từ giáo viên sang học sinh chứ không phải được khơi dậy từ hoạt động của học sinh. Hơn nữa, đồ dùng phương tiện dạy học thiếu, việc ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong một số tình huống chưa tốt nên còn ngại trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động khởi động. Bởi vậy rất hạn chế trong việc tạo ra ở học sinh những hứng thú, ham muốn học Văn. Vì thế để tạo tâm thế thoải mái cho học sinh trước giờ học trong hoạt động khởi động tôi thường thực hiện theo các cách sau: II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP 1. Biện pháp 1: Khởi động thông qua việc tổ chức các trò chơi, đóng vai nhân vật văn học, thi kể chuyện, đọc thơ, hát Khi bắt đầu vào tiết học giáo viên cho học sinh tham gia các trò chơi hay đóng vai, kể chuyện, đọc thơ, hát Vừa là những hoạt động giải trí vừa là những hình thức dạy học. Những hình thức này kết hợp với những hình thức dạy học khác sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tạo hứng thú cho học sinh, khiến các em chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức. Nhiều ứng dụng phần mềm trò chơi có kết hợp âm thanh và hình ảnh sinh động sẽ góp phần thu hút học sinh. Có những trò chơi đòi hỏi các em phải vận động tay chân khiến cho cơ thể tỉnh táo, giảm bớt những áp lực tâm lý do các tiết học trước gây ra. Giáo viên có thể vào bài mới bằng việc tổ chức các trò chơi nhanh như: Thả thơ, Nhìn tranh bắt truyện, Đuổi hình bắt chữ, Giải ô chữ, Thi tài hiểu biết 2
- Ví dụ 1: Khi dạy Bài “Hoàng Lê nhất thống chí” (Trích hồi thứ 14 Ngô Gia văn Phái). Mục tiêu bài học là giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc áo vải Quang Trung -Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh cuối thế kỉ XVIII. Trong phần khởi động tôi tiến hành qua việc tổ chức trò chơi “Thi tài hiểu biết lịch sử của em”. Chia lớp làm 5 đội thi. Giáo viên đọc các sự kiện có liên quan hoặc chiến công, sự nghiệp của một số nhân vật lịch sử, sau đó yêu cầu các đội nêu tên nhân vật, đội nào giơ tay trước sẽ được quyền trả lời. Đội thi nào chiến thắng sẽ nhận được một tràng vỗ tay chúc mừng của cả lớp hoặc phần thưởng của cô giáo. Câu 1: Người ban “Chiếu dời đô” vào mùa xuân năm 1010 để dời đô từ cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội). Ông là ai? (Đáp án: Lí Công Uẩn). Câu 2: Ai là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Tống vào năm 1077, tên tuổi gắn liền với chiến thắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt và được coi là tác giả của bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”? (Đáp án: Lý Thường Kiệt). Câu 3: 16 tuổi, căm thù giặc đến bóp nát quả cam ở bến Bình Than mà không hề hay biết, giương cao lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch báo hoàng ân”, góp công đánh thắng giặc Mông - Nguyên lần thứ hai. Là nhân vật lịch sử nào? (Đáp án: Trần Quốc Toản) 3
- Câu 4: Ai ba lần cầm quân đánh đuổi giặc Mông - Nguyên, được nhân dân tôn vinh là Đức Thánh Trần, là người viết áng văn bất hủ “Hịch tướng sĩ”? (Đáp án: Trần Hưng Đạo). Câu 5: Người chịu án oan Lệ Chi Viên, tác giả của tập thơ Nôm nổi tiếng “Quốc âm thi tập”, “Bài ca Côn Sơn” là ai? (Đáp án: Nguyễn Trãi) Từ các nhân vật lịch sử trên, giáo viên giới thiệu với các em về người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ, nhân vật chính của văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí” qua hồi thứ 14: 4
- Áp dụng hoạt động khởi động trên không những giúp học sinh nhớ lại kiến thức liên môn Văn - Sử mà còn giúp các em có tâm lý vui vẻ, hào hứng để bước vào nội dung chính bài học. Ví dụ 2: Khi dạy bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Mục tiêu của bài là giúp học sinh thấy được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Tôi tiến hành hoạt động khởi động bằng việc cho học sinh đọc một đoạn thơ hoặc hát một bài hát về đề tài mùa thu. Ví dụ 3: Khi dạy bài “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải. Mục tiêu của tiết học giúp học sinh cảm nhận được cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ hiến dâng cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống, của cá nhân là sống có ích để cống hiến cho cuộc đời chung. Tôi tổ chức cho học sinh trò chơi trong thời gian 3 phút kể tên các bài hát kèm tên tác giả về chủ đề mùa xuân, cả lớp chia làm 4 tổ ghi tên các bài hát ra đội nào ghi được nhiều bài hát đội đó sẽ thắng, sau đó giáo viên dẫn vào bài. 2. Biện pháp 2: Khởi động bằng việc tạo tình huống Tạo tình huống nghĩa là dẫn học sinh vào một tình huống cụ thể nào đó gần gũi với nội dung bài học để các em trải nghiệm, tưởng tượng, từ đó đặt ra những vấn đề buộc các em phải huy động vốn hiểu biết của mình để giải quyết. Các bài tập hay câu hỏi tình huống được đưa ra sẽ giúp học sinh phát triển tư duy, xâu chuỗi vấn đề một cách mạch lạc, đồng thời tạo hứng thú cho học sinh vào tiết học mới để khám phá vấn đề còn đang bỏ ngỏ. Ví dụ 1: Bài thơ “Mây và sóng” (Ta-go). Bài thơ kể về một em bé đã từ chối những lời mời gọi hấp dẫn từ thiên nhiên để luôn được ở bên mẹ, qua đó thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Tôi yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi tình huống: Một lần, em được mẹ cho phép đến nhà bạn chơi. Trò chơi đang vui và em rất muốn chơi tiếp thì đến giờ mẹ dặn phải trở về nhà. Khi ấy, em sẽ làm gì? Học sinh có thể có những lựa chọn khác nhau, từ đó, tôi liên hệ đến nhân vật em bé trong bài thơ “Mây và sóng”. Bài mới cứ thế được mở ra một cách tự nhiên. Ví dụ 2: Bài “Các phương châm hội thoại” (tiếp theo). Mục tiêu bài học là giúp học sinh tìm ra những nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại, tôi tiến hành hoạt động khởi động bài học bằng cách yêu cầu học sinh làm một bài tập tình huống (cho 2 học sinh nhìn trên máy chiếu đọc phân vai Bé Thu và Ông Sáu): 5
- “Mẹ nó dặn, ở nhà có gì cần thì gọi ba giúp cho. Nó không nói không rằng, cứ lui cui dưới bếp. Nghe nồi cơm sôi, nó giở nắp, lấy đũa bếp sơ qua - nồi cơm hơi to, nhắm không thể nhắc xuống để chắt nước được, đến lúc đó nó mới nhìn lên anh Sáu. Tôi nghĩ thầm, con bé đang bị dồn vào thế bí, chắc nó phải gọi ba thôi. Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên: - Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! - Nó cũng lại nói trổng. Tôi lên tiếng mở đường cho nó: - Cháu phải gọi "ba chắt nước giùm con", phải nói như vậy. Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên: - Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!” (Trích truyện ngắn Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng) ? Theo em lời nói của bé Thu (được in đậm) cho thấy phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Chỉ ra dấu hiệu của sự không tuân thủ đó? Việc không tuân thủ phương châm hội thoại đó là do nguyên nhân nào? Sau khi học sinh thực hiện bài tập tình huống trên, tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung tiết học. Và mục tiêu bài học sẽ dễ dàng được học sinh lĩnh hội và vận dụng. 3 Biện pháp 3. Khởi động thông qua hình ảnh, video Hình ảnh sử dụng để khởi động bài học có thể là tranh ảnh hoặc video tư liệu. Sử dụng tranh ảnh, video để dẫn vào bài là phương pháp dạy học khá phổ biến ở nhiều môn học. Giáo viên có thể vào bài bằng cách cho học sinh quan sát tranh ảnh hoặc xem một đoạn phim tư liệu có liên quan đến nội dung bài học. Câu hỏi có thể được đặt ra trước hoặc sau khi học sinh quan sát hình ảnh. Các câu hỏi thường là: Các em hãy xem đoạn video sau và nêu cảm nhận về nội dung của đoạn phim? Hoặc Những hình ảnh sau gợi cho các em suy nghĩ gì về ? Tuy nhiên, giáo viên cũng có thể vừa cho học sinh quan sát tranh vừa tạo tình huống yêu cầu học sinh phải giải quyết. 6
- Ví dụ 1: Bài “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng). Mục tiêu bài học là giúp học sinh cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Căn cứ vào mục tiêu trên, tôi cho học sinh quan sát bức tranh và giới thiệu: Một người cha đang khoác ba lô trên lưng chuẩn bị lên đường đi chiến đấu, trên tay bế một em bé đang ôm chặt lấy cha, ánh mắt và cử chỉ với cha rất âu yếm. Sau đó tôi hỏi học sinh: Theo em, trong bức tranh trên, em hãy hình dung người cha dặn dò con điều gì, và người con đã nói điều gì với cha? Từ câu trả lời của học sinh, tôi giới thiệu về tình cha con rồi dẫn vào tác phẩm “Chiếc lược ngà”. Ví dụ 2: Bài “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê). Mục tiêu của bài là học sinh cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tinh thần dũng cảm, hồn nhiên và cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn những năm kháng chiến chống Mĩ. Tôi khởi động bài học bằng việc cho học sinh xem trích đoạn phim tư liệu “Ngã ba Đồng Lộc”. Sau đó tôi hỏi học sinh: Qua đoạn video trên, em thấy hoàn cảnh sống và chiến đấu của các cô thanh niên xung phong như thế nào? Tôi đã lựa chọn đoạn video có cảnh các cô làm nhiệm vụ phá bom thông đường, cảnh các cô lao vào cứu những chiếc xe vận tải bị (Nhân vật Phương Định Trong “Những ngôi cháy do trúng bom Mĩ. Vì vậy rất dễ dàng sao xa xôi - Lê Minh Khuê) để học sinh trả lời được hoàn cảnh sống và 7
- chiến đấu của các cô là vô cùng nguy hiểm, đầy gian khổ hi sinh. Từ đó, tôi dẫn dắt để vào bài: Trong hoàn cảnh như thế, các cô thanh niên xung phong đã sống, chiến đấu như thế nào và bộc lộ những phẩm chất gì, chúng ta sẽ tìm hiểu truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê => Như vậy, với những hình thức khởi động bằng hình ảnh như trên, tôi định hướng kiến thức trọng tâm bài mới và tạo tâm lý thoải mái, hứng thú cho các em để vào học. 4. Biện pháp 4: Khởi động thông qua âm nhạc Lắng nghe một bản nhạc hay một bài hát là hình thức khởi động nhẹ nhàng, thường phù hợp với những giờ dạy tác phẩm văn học. Việc để các em lắng nghe những giai điệu âm nhạc dù trữ tình hay sôi động sẽ là cách thú vị để các em giảm căng thẳng, có được những rung động thẩm mỹ để vào bài mới thật thích hợp. Ví dụ 1: “Bài thơ về tiểu đổi xe không kính”. Mục tiêu của bài học là giúp học sinh cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ cứu nước hiên ngang, dũng cảm, lạc quan, sôi nổi. Tôi khởi động bài học bằng việc cho học sinh xem đoạn video bài hát “Tôi người lái xe” của nhạc sĩ An Chung. Trước tiên, tôi giới thiệu với học sinh: Bài hát “Tôi, người lái xe” mà các em sẽ nghe sau đây hát về những người lính lái xe vận tải chở hàng hóa, lương thực từ Bắc vào Nam trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mĩ. Sau đó, tôi cho học sinh nghe một đoạn của (Hình ảnh những chiếc xe vận tải không bài hát, đồng thời chiếu lời của đoạn bài hát kính - Phạm Tiến Duật) đó trên màn hình. Sau đó hỏi học sinh: 8
- Qua lời của bài hát trên, em cảm nhận được những điều gì về người lính lái xe Trường Sơn? Từ câu trả lời của học sinh, tôi dẫn dắt để vào bài mới. Ví dụ 2: Vẫn cách thức khởi động như trên, tôi áp dụng đối với bài thơ Bếp lửa” (Bằng Việt). Bài hát mà tôi cho học sinh nghe là “Câu chuyện bà tôi” của nhạc sĩ Nguyễn Phi Hùng. Tuy nhiên, cũng có khi sử dụng âm nhạc làm cơ sở để học sinh thực hiện bài tập Tiếng Việt trước khi vào bài học mới. Ví dụ 3: Trong chương trình Ngữ văn 9 có nhiều bài thơ được phổ nhạc, và nhiều bài thơ có nội dung liên quan đến các đề tài sáng tác của các nhạc sĩ, cách giới thiệu này dễ tạo được sự tập trung của học sinh, kích thích tính tò mò, tạo đựợc cảm xúc ngay ban đầu cho học sinh. Giáo viên có thể áp dụng cho các bài như: "Mùa xuân nho nhỏ", "Viếng lăng Bác", "Nói với con", "Mây và sóng", "Sang thu", "Đồng chí", "Bếp lửa", Ví dụ: Giới thiệu bài “Mây và Sóng” Văn 9 tập 2 . Ví dụ: Khi giới thiệu bài “Mây và sóng” của R. Ta-Go. Giáo viên cho học sinh nghe một đoạn nhạc bài hát “Ước mơ của mẹ” của tác giả Hứa Kim Tuyền. Giáo viên dẫn đây là một bài hát rất hay là tựa đề cho bộ phim truyền hình “Thương ngày nắng về”. Bài hát đã ca ngợi tình mẹ bao la. Vậy trong chương trình ngữ văn THCS các em đã được học những văn bản nào nói về tình mẹ con, hãy kể tên các văn bản đó? Học sinh trả lời sau đó giáo viên dẫn vào bài: Tình mẹ con là đề tài vĩnh cửu của văn học nghệ thuật. Đại thi hào Ta Go (Ân Độ) cũng có một trong những bài thơ hay viết về đề tài này đó là bài Mây và Sóng, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ để hiểu rõ hơn. 5. Biện pháp 5. Khởi động thông qua kể chuyện chia sẻ, đọc bài văn mẫu Hình thức này thường được áp dụng với các tiết Tập làm văn. Để làm “mềm hóa” kiến thức mà lâu nay chúng ta đều cho rằng khô khan, tôi mở đầu bài học bằng những câu chuyện về việc viết văn của chính bản thân mình hoặc những đoạn văn mẫu của những bạn gần gũi với các em. Tâm lí của lứa tuổi học sinh THCS rất thích nghe thầy cô kể chuyện và cũng thích bắt chước cái tốt của bạn. Khi được nghe kể về người thật, việc thật mà các em có thể đã biết (bây giờ họ có thể đã thành công nhưng trước đây họ đã từng thất bại hoặc phải nỗ lực rất nhiều trong việc luyện viết văn) thì càng “thắp lửa” cho các em học tập. Các em muốn mình sẽ không vấp phải những lỗi trong cách hành văn, muốn có được bí quyết viết văn hay Điều đó kích thích các em khám phá kiến thức. 9
- Ví dụ 1: Bài “Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết thuyết minh”. Mục tiêu của bài học là giúp học sinh hiểu được văn bản thuyết minh có khi phải kết hợp yếu tố miêu tả thì văn bản mới hay. Trong phần khởi động tôi thực hiện bằng cách kể chuyện về bản thân mình ngày xưa. Khi còn là học sinh lớp 6, tôi mơ ước được trở thành một hướng dẫn viên du lịch, vì thế những lúc rảnh rỗi tôi hay đứng trước gương, bắt chước các cô hướng dẫn viên, tập giới thiệu về một đồ vật nào đó trong gia đình mà tôi yêu thích. Khi ấy, tôi luôn tự nhủ phải giới thiệu sao cho thật hay, thật ấn tượng để thu hút được du khách. Vì thế, ngoài việc tập các cử chỉ, nét mặt, giọng nói, tôi còn quan sát và tìm hiểu kĩ lưỡng về đồ vật mà tôi muốn giới thiệu, lựa chọn những cách diễn đạt, câu từ, hình ảnh mượt mà bóng bẩy, đặc biệt tôi chú ý đưa các chi tiết miêu tả về hình dáng, màu sắc, kích thước, đặc điểm, Để người nghe dễ hình dung và có ấn tượng đậm nét về đối tượng. Những lời giới thiệu non nớt vụng về khi ấy đã giúp tôi sau này viết văn thuyết minh được hay, sinh sộng, hấp dẫn. Sau khi kể chuyện về mình, tôi đặt câu hỏi cho học sinh: Theo em, câu chuyện cô vừa kể có liên quan đến kiểu văn bản nào? (Thuyết minh). Để làm văn thuyết minh được hay, đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng, chúng ta cần chú ý đến yêu tố gì? (Miêu tả). Bài học mới cứ thế được dẫn dắt một cách tự nhiên. Ví dụ 2: Bài “Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống”. Một trong những mục tiêu của bài là giúp học sinh hiểu nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen hay đáng chê. Tôi thực hiện hoạt động khởi động bằng cách chiếu và cho học sinh đọc một đoạn văn bàn về một hiện tượng nào đó trong học sinh hiện nay (chẳng hạn như hiện tượng nói tục) của một học sinh giỏi Văn trong trường. Sau đó hỏi học sinh: Bài văn đó bàn về hiện tượng gì? (Hiện tượng nói tục). Hiện tượng đó có trong văn học hay ngoài đời sống? (Ngoài đời sống). Tiếp theo tôi khẳng định: Đoạn văn đó đã bàn luận rất xác đáng về hiện tượng nói tục - một hiện tượng xấu trong đời sống học đường, đây là đoạn văn hay, mẫu mực của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Sau đó tôi hỏi: Các em có biết đoạn văn đó của ai không? Cuối cùng, tôi cho biết tác giả của đoạn văn trên là bạn A nào đó trong khối, trong trường. Học sinh sẽ “Ồ!” lên kinh ngạc và bị kích thích khi biết đó là người quen. 6. Biện pháp 6: Khởi động bằng hình ảnh ấn tượng, thông tin gây sốc. Tôi áp dụng hình thức này với các tiết văn bản nhật dụng. Tâm lí con người nói chung đều tò mò, thích tìm hiểu, khám phá. Những thông tin gây sốc hay hình ảnh ấn 10