Bài giảng Đạo đức Lớp 5 - Bài 6: Kính già, yêu trẻ (Tiết 1)

ppt 23 trang thanhhien97 4560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đạo đức Lớp 5 - Bài 6: Kính già, yêu trẻ (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_dao_duc_lop_5_bai_6_kinh_gia_yeu_tre_tiet_1.ppt

Nội dung text: Bài giảng Đạo đức Lớp 5 - Bài 6: Kính già, yêu trẻ (Tiết 1)

  1. 1. Thấy bạn làm điều sai trái, em sẽ làm gì? Vì sao em làm như vậy? 2. Em sẽ làm gì để có tình bạn đẹp?
  2. Đạo đức Kính già, yêu trẻ. (Tiết 1)
  3. Đạo đức Kính già, yêu trẻ. (Tiết 1) Truyện: Sau đêm mưa Sau trận mưa đêm qua, con đường ven làng trơn như đổ mỡ. Tan học về, các bạn học sinh phải men theo bờ cỏ, lần từng bước một để khỏi trượt chân ngã. Chợt một cụ già từ phía trước đi lại, tay dắt một em nhỏ. Vất vả lắm hai bà cháu họ mới đi được một quãng ngắn. Chẳng ai bảo ai, mọi người đều đứng tránh sang một bên để nhường bước cho cụ già và em nhỏ. Bạn Hương cầm tay cụ: - Bà đi lên vệ cỏ kẻo ngã ạ! Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ: - Bà ơi, để cháu dắt em bé cho! Đi khỏi quãng đường trơn, bà cụ cảm động nói: - Các cháu biết giúp đỡ người già và em nhỏ thế này là tốt lắm. Bà cảm ơn các cháu.
  4. Đạo đức Kính già, yêu trẻ. (Tiết 1)
  5. Đạo đức Kính già, yêu trẻ. (Tiết 1) 1. Các bạn học sinh trong truyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em bé ? 2. Vì sao bà cụ cảm ơn các bạn? 3. Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn?
  6. Đạo đức Kính già, yêu trẻ. (Tiết 1) Người già và trẻ em là những người cần được quan tâm, giúp đỡ ở mọi nơi, mọi lúc. Kính già yêu trẻ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Yêu trẻ, trẻ đến nhà ; Kính già, già để tuổi cho. Tục ngữ
  7. Đạo đức Kính già, yêu trẻ. (Tiết 1) ❖Bài tập 1: Hãy viết vào ô trống chữ Đ trước những hành động, việc làm thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ và chữ S trước những hành động, việc làm chưa thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ. Đ a) Chào hỏi, xưng hô lễ phép với người già. Đ b) Dùng hai tay khi đưa vật gì đó cho người già. Đ c) Đọc truyện cho em nhỏ nghe. S d) Quát nạt em bé. - Các hành vi ở câu a, b, c là những hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ. - Hành vi ở câu d chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ.
  8. HÌNH ẢNH BÁC HỒ VỚI CÁC CỤ GIÀ VÀ EM NHỎ
  9. HÌNH ẢNH THỂ HIỆN KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ
  10. HÌNH ẢNH THỂ HIỆN KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ
  11. Người già và trẻ em là những người cần được quan tâm, giúp đỡ ở mọi nơi, mọi lúc. Kính già yêu trẻ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Yêu trẻ, trẻ đến nhà ; Kính già, già để tuổi cho. Tục ngữ
  12. Đạo đức Kính già, yêu trẻ. (Tiết 1) ❖ Câu 1: Đang chơi cùng các bạn thì có một cụ già đến hỏi đường, em sẽ: a) Để bạn khác giúp bà cụ. b) Không quan tâm. c) Ngừng chơi, hướng dẫn đường đi cho cụ. Đáp án: c
  13. Đạo đức Kính già, yêu trẻ. (Tiết 1) ❖ Câu 2: Câu tục ngữ: “Kính già yêu trẻ.” có nghĩa như thế nào? a) Tôn trọng người già cả. b) Tôn trọng lễ phép với người già, yêu thương, tôn trọng em nhỏ. c) Phân biệt người già và trẻ nhỏ. Đáp án:b
  14. Đạo đức Kính già, yêu trẻ. (Tiết 1) Trên màn hình có 9 cánh hoa. Trong đó có 7 cánh hoa mỗi cánh hoa sẽ tương ứng với một câu hỏi có nội dung về:“kính già, yêu trẻ” và có 2 cánh hoa, mất lượt hay may mắn. Các bạn tham gia chơi sẽ được quay vòng, quay đến cánh hoa ghi câu hỏi nào thì phải trả lời câu hỏi trong cánh hoa đó.
  15. Nêu một số hành vi thể hiện Rất tiếc! tình cảm kính già, yêu trẻ Bạn mất lượt aa hh rồi! Chúc bạn may mắn ở lượtm m quay sau! dd đđ Tại sao chúng ta cần c Tìmc thêm một số câu phải tôn trọng người kk ca dao, tục ngữ thể già và yêu quý em nhỏ e bb hiện sự kính già, yêu e trẻ.
  16. Đạo đức Kính già, yêu trẻ. (Tiết 1) - Về nhà xem lại bài. - Chuẩn bị bài: Kính già, yêu trẻ (tiết 2)