Bài giảng Đạo đức nhà giáo và văn hóa công sở - Đào Ngọc Báu

ppt 17 trang phanha23b 24/03/2022 5160
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Đạo đức nhà giáo và văn hóa công sở - Đào Ngọc Báu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_dao_duc_nha_giao_va_van_hoa_cong_so_dao_ngoc_bau.ppt

Nội dung text: Bài giảng Đạo đức nhà giáo và văn hóa công sở - Đào Ngọc Báu

  1. ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO VÀ VĂN HÓA CÔNG SỞ TS. ĐÀO NGỌC BÁU VIỆN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
  2. 1. Nhận thức chung về viên chức ❖ Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. ❖ Đặc điểm: Phạm vi hoạt động: đơn vị sự nghiệp công lập; Chế độ làm việc: là người làm việc cho nhà nước nhưng không thuộc biên chế nhà nước mà áp dụng chế độ hợp đồng làm việc.
  3. Đánh giá viên chức Viên chức Viên chức lãnh đạo Kết quả thực hiện công việc hoặc Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết ký kết Việc thực hiện quy định về đạo đức Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp nghề nghiệp Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc đồng nghiệp và việc thực hiện quy ứng xử của viên chức tắc ứng xử của viên chức Việc thực hiện các quy định khác của Việc thực hiện các quy định khác của viên chức viên chức Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách
  4. ❖ Kết quả đánh giá viên chức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ; Không hoàn thành nhiệm vụ. ❖ Xử lý sau đánh giá viên chức: Viên chức 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ: chấm dứt hợp đồng làm việc.
  5. 2. ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO 2.1. Giá trị của Nghề giáo ▪ Truyền thống Việt Nam: Nghề cao quý ▪ Nho giáo: xã hội phương Đông có ba mối quan hệ then chốt: Quân - Thần, Sư – Đệ, Phụ - Tử ▪ Tôn sư trọng đạo (尊师重道) ▪ Danh sư xuất cao đồ (名师出高徒)
  6. 2.2. ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO LÀ GÌ? ❖ Đạo đức nhà giáo là một dạng cụ thể của đạo đức xã hội, bao gồm những tiêu chuẩn, nguyên tắc quy định hành vi, quan hệ của nhà giáo trong thực thi nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. ❖ Đặc điểm của đạo đức nhà giáo:  Chủ thể của đạo đức nhà giáo là các nhà giáo;  Đạo đức nhà giáo là một bộ phận cấu thành đạo đức công vụ.
  7. 2.3. Pháp luật về Đạo đức nhà giáo ❖ Văn bản luật: Luật Viên chức năm 2010; Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2014, 2015); Luật Phòng, Chống tham nhũng năm 2018; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2014. ❖ Văn bản dưới luật: Nghị định 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo.
  8. 2.4. Nội dung của đạo đức nhà giáo 2.4.1. Chuẩn mực đạo đức chung của viên chức Viên chức không được:  Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao;  Gây bè phái, mất đoàn kết, tự ý bỏ việc, tham gia đình công; Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhân dân trái pháp luật; Phân biệt đối xử trong hoạt động nghề nghiệp; Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước hoặc gây tổn hại đối với thuần phong, mỹ tục;  Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác khi hoạt động nghề nghiệp.
  9. 2.4.2. Chuẩn mực đạo đức nhà giáo Tâm huyết với nghề, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo;  Tận tuỵ với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành; Đối xử khách quan, công bằng, hoà nhã với mọi người học; giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng; Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
  10. 2.4.3. Các hành vi cấm đối với giáo viên ▪ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân; ▪ Gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học, thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục; ▪ Trù dập, chèn ép, thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; tiếp tay, bao che cho hành vi tiêu cực trong giảng dạy; ▪ Xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học, đồng nghiệp, người khác; làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác; ▪ Tổ chức dạy thêm, học thêm trái quy định; ▪ Gây bè phái, cục bộ địa phương, gây mất đoàn kết tập thể; ▪ Các hành vi bị cấm thực hiện tại công sở.
  11. 3. VĂN HÓA CÔNG SỞ ❖ Văn hóa công sở là gì? Văn hóa công sở là tập hợp các giá trị, niềm tin và các chuẩn mực trong hoạt động tại công sở. ❖ Cơ sở pháp lý: Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng về ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước; Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương.
  12. 3.1. Các hành vi bị cấm thực hiện ở công sở ❖ Hút thuốc lá trong phòng làm việc; ❖ Sử dụng đồ uống có cồn tại công sở, trừ trường hợp được sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan vào các dịp liên hoan, lễ tết, tiếp khách ngoại giao; ❖ Quảng cáo thương mại tại công sở; ❖ Lập bàn thờ, thắp hương trong phòng làm việc; ❖ Đun, nấu trong phòng làm việc; ❖ Dự thảo Nghị định quy định về văn hoá công sở: Cấm: - Quấy rối tình dục; - Sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian làm việc và giờ nghỉ trưa; - Các hành vi đánh bạc; - Mê tín dị đoan.
  13. 3.2. Trang phục tại công sở ❖ Trang phục hàng ngày: gọn gàng, lịch sự, hoặc theo trang phục riêng của ngành (nếu có); ❖ Lễ phục: sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể, tiếp khách nước ngoài:  Nữ: Áo dài truyền thống hoặc comple nữ Nam: Comple, áo sơ mi và cravat; Trang phục ngày hội dân tộc của người dân tộc thiểu số cũng là lễ phục. ❖ Khi thực hiện nhiệm vụ: phải đeo thẻ cơ quan.
  14. 3.3. Giao tiếp tại công sở 3.3.1. Giao tiếp phi ngôn ngữ Giao tiếp bằng nụ cười: thường sử dụng khi bắt đầu giao tiếp. Giao tiếp bằng mắt: ❖Tránh nhìn đi chỗ khác khi giao tiếp ( tâm lý lảng tránh hoặc che dấu điều gì); ❖Tránh nhìn chằm chằm vào người giao tiếp, không nên nhìn quá 4-5 giây (tâm lý đối đầu hoặc dọa nạt). Giao tiếp bằng cử chỉ, điệu bộ: ❖Nghiêng người về phía trước thể hiện sự lắng nghe, tập trung; ❖Ngả người ra phía sau thể hiện sự thoải mái, khuyến khích người giao tiếp trải lòng.
  15. 3.3.2. Giao tiếp bằng ngôn ngữ Với nhân dân: chào hỏi, luôn thể hiện thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân; Giao tiếp bằng điện thoại: xưng danh khi nhấc máy; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào công việc, điều chỉnh âm lượng vừa nghe, tránh ảnh hưởng đến người xung quanh; chào tạm biệt khi kết thúc, tránh ngắt điện thoại đột ngột. Với đồng nghiệp: chân thành, giúp đỡ.
  16. ❖ Giao tiếp với cấp dưới: Lắng nghe tích cực; Giao tiếp biện kháng: thừa nhận giá trị của bản thân mình những vẫn tôn trọng và thừa nhận giá trị của cấp dưới. ❖ Điều gì quan trọng nhất?  Phải thường xuyên để ý và thực hiện những kỹ năng giao tiếp để cho chúng trở nên một cách tự nhiên, giống như những phản xạ không điều kiện, qua đó sẽ tạo một hình ảnh đẹp tại công sở.
  17. CẢM ƠN QUÝ VỊ!