Đối chiếu hiện tượng ngôn điệu Việt-Anh - Trương Văn Ánh

ppt 10 trang phanha23b 08/04/2022 2890
Bạn đang xem tài liệu "Đối chiếu hiện tượng ngôn điệu Việt-Anh - Trương Văn Ánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptdoi_chieu_hien_tuong_ngon_dieu_viet_anh_truong_van_anh.ppt

Nội dung text: Đối chiếu hiện tượng ngôn điệu Việt-Anh - Trương Văn Ánh

  1. Đối chiếu hiện tượng ngôn điệu Việt - Anh Trương Văn Ánh Trường Đại học Sài Gòn
  2. Đối chiếu hiện tượng ngôn điệu Việt - Anh Ngôn điệu (prosodic facts) bao gồm thanh điệu (tone), trọng âm (stress) và ngữ điệu (intonation). -Thanh điệu là một thành tố ngữ âm tạo thành âm tiết tiếng Việt. - Trọng âm là một phương tiện ngữ âm nhằm nêu bật âm tiết trong từ có nhiều âm tiết.
  3. Thanh điệu chỉ có trong tiếng Việt, Hán, Thái. Thanh điệu là âm vị siêu đoạn tính (suprasegmental phoneme), phân biệt với âm vị đoạn tính (segmental phoneme). Theo truyền thống, tiếng Việt có 6 thanh điệu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng và không dấu. 6 thanh có sự phân biệt âm vị học khác nhau: 1. Độ cao hay âm vực (register) khác nhau: “ta” (cao), “tá” (thấp) 2. Độ bằng phẳng: “ma” (bằng phẳng), “mã” (không bằng phẳng).
  4. 3. Đường nét gãy hay không gãy: âm tiết “mã”, “mả” đường nét đi xuống rôi đi lên; trong khi đó “má” chỉ đi lên và “mạ” chỉ đi xuống”. Đường nét không đổi hướng là không gãy, đổi hướng là gãy. Sự biến thiên này gọi là âm điệu (melody). Người ta dùng máy Kymographe để đo âm vực và âm điệu. b. Miêu tả cụ thể từng thanh điệu: - Thanh nặng: âm vực thấp, không bằng phẳng, đường nét gãy.
  5. - Thanh sắc: ngang thanh không dấu, nhưng đi lên và âm điệu ngang. - Thanh hỏi: âm vực thấp, không bằng phẳng và có đặc trưng gãy. - Thanh ngã: âm vực thấp nhưng kết thúc âm vực cao, không bằng phẳng và có đặc trưng gãy. - Thanh huyền: âm vực thấp, bằng phẳng. - Thanh không dấu: thanh cao nhất, âm điệu bằng phẳng. Lưu ý: thanh điệu phân lập trong âm tiết tách rời.
  6. • Phân loại và phân bố các thanh điệu: Về độ cao: a) Các thanh có âm vực cao: không dấu, ngã và sắc. b) Các thanh có âm vực thấp: huyền, hỏi và nặng. Về âm điệu: a) Bằng phẳng: không dấu, huyền. b) Không bằng phẳng: ngã, hỏi, sắc, nặng. (Xem bảng tóm tắt 1 và 2)
  7. Trọng âm (Stress) Trọng âm là một phương tiện bgữ âm nhằm nêu bật âm tiết trong từ có nhiều âm tiết. Trong các ngôn ngữ thế giới có ngôn ngữ có trọng âm cố định (tiếng Séc, Ba Lan). Tiếng Việt có thanh điệu nên vai trò trọng âm hạn chế. Ở tiếng Anh trọng âm có vai trò lớn. Trọng âm được xác định bằng 4 tiêu chí chí: độ vang, độ dài, độ trầm bổng, và đặc tính riêng.
  8. - Độ vang (loudness): trọng âm phát ra to hơn. - Độ dài (length): trọng âm phát ra kéo dài hơn. - Độ trầm bổng (pitch): trọng âm phát ra trầm bổng, lúc cao lúc thấp. - Đặc tính riêng (bối cảnh âm): trọng âm có nguyên âm khác với các nguyên âm kế cận. Trọng âm có hai mức độ: trọng âm chính (primary/tonic) và trọng âm phụ (nontonic/ secondary.
  9. Trong đối chiếu với tiếng Việt, có thể khẳng định rằng: Nếu thanh điệu là đặc trưng nổi bật của tiếng Việt thì trọng âm là đặc trưng của tiếng Anh. Tuy nhiên, trong từ ghép tiếng Việt, rõ ràng có xuất hiện trọng âm và từ chính bao giờ cũng được phát âm mạnh và rõ hơn.
  10. Good luck!