Bài giảng Dạy học môn Kĩ thuật 5 theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh

ppt 76 trang Hải Phong 14/07/2023 2200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Dạy học môn Kĩ thuật 5 theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_day_hoc_mon_ki_thuat_5_theo_huong_phat_trien_pham.ppt

Nội dung text: Bài giảng Dạy học môn Kĩ thuật 5 theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH DẠY HỌC MÔN KĨ THUẬT 5 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC HỌC SINH 1
  2. MỤC TIÊU ◦ Biết được sự điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học môn Kĩ thuật lớp 5 trong Chương trình GDPT 2006 theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong Chương trình GDPT 2018. ◦ Hiểu được sự cần thiết, cách thức điều chỉnh nội dung dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học để phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018. Việc điều chỉnh này giúp học sinh lớp 5 sẽ học lên lớp 6 trong năm học 2021-2022 theo Chương trình GDPT 2018 được thuận lợi. 2
  3. NỘI DUNG I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH MÔN KĨ THUẬT 5 II. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH MÔN KĨ THUẬT 5 III. ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC MÔN KĨ THUẬT 5 IV. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC 3
  4. I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH MÔN KĨ THUẬT 5 4
  5. II. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH MÔN KĨ THUẬT 5 2.1. So sánh mạch nội dung trong chương trình Thủ công, Kĩ thuật và chương trình môn Công nghệ ở tiểu học 2.2. So sánh mục tiêu môn Kĩ thuật 5 và môn Công nghệ 5 2.3. Về đổi mới mục tiêu và diễn đạt mục tiêu trong giáo dục phổ thông 2.4. Quan điểm chỉ đạo của Bộ GDĐT về điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá 2.5. Năng lực công nghệ trong chương trình GDPT 2018 2.6. Sự phát triển của khoa học, công nghệ 5
  6. 2.1. So sánh mạch nội dung trong chương trình Thủ công, Kĩ thuật và chương trình môn Công nghệ ở tiểu học Chương trình 2006 Chương trình 2018 Nội dung Số Nội dung Số tiết tiết LỚP 1 - THỦ CÔNG 35 1. Xé, dán giấy 2. Gấp hình 3. Cắt, dán giấy LỚP 2 - THỦ CÔNG 35 1. Gấp hình 2. Phối hợp gấp, cắt, dán hình 6
  7. 2.1. So sánh mạch nội dung trong chương trình Thủ công, Kĩ thuật và chương trình môn Công nghệ ở tiểu học Chương trình 2006 Chương trình 2018 Nội dung Số Nội dung Số tiết tiết LỚP 3 - THỦ CÔNG 35 LỚP 3 – CÔNG NGHỆ 35 1. Làm đồ chơi đơn giản 1. Tự nhiên và Công nghệ 2. Sử dụng đèn học 2. Cắt, dán chữ cái đơn 3. Sử dụng quạt điện giản 4. Sử dụng máy thu thanh 3. Đan nan 5. Sử dụng máy thu hình 6. An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình 7. Làm đồ dùng học tập 8. Làm biển báo giao thông 7 9. Làm đồ chơi
  8. 2.1. So sánh mạch nội dung trong chương trình Thủ công, Kĩ thuật và chương trình môn Công nghệ ở tiểu học Chương trình 2006 Chương trình 2018 Nội dung Số Nội dung Số tiết tiết LỚP 4 - KĨ THUẬT 35 LỚP 4 – CÔNG NGHỆ 35 1. Cắt, khâu 1. Hoa và cây cảnh trong 2. Thêu đời sống 3. Trồng rau, hoa 2. Trồng hoa và cây 4. Lắp ghép mô hình cơ khí cảnh trong chậu 3. Lắp ghép mô hình kĩ thuật 4. Làm đồ chơi dân gian 8
  9. 2.1. So sánh mạch nội dung trong chương trình Thủ công, Kĩ thuật và chương trình môn Công nghệ ở tiểu học Chương trình 2006 Chương trình 2018 Nội dung Số Nội dung Số tiết tiết LỚP 5 - KĨ THUẬT 35 LỚP 5 – CÔNG NGHỆ 35 1. Khâu, thêu 1. Vai trò của công nghệ 2. Nấu ăn 2. Nhà sáng chế 3. Nuôi gà 3. Tìm hiểu thiết kế 4. Lắp ghép mô hình cơ khí 4. Sử dụng điện thoại 5. Sử dụng tủ lạnh 6. Lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin 7. Lắp ráp mô hình máy phát điện gió 8. Lắp ráp mô hình điện mặt trời 9 Tổng số tiết 5 lớp 175 Tổng số tiết 3 lớp 105
  10. SO SÁNH NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CÔNG NGHỆ 2006 VÀ 2018 CHƯƠNG TRÌNH 2006 CHƯƠNG TRÌNH 2018 LỚP 6 - KINH TẾ GIA ĐÌNH Lớp 6. CÔNG NGHỆ TRONG (70 tiết) GIA ĐÌNH – 35 tiết 1. May mặc trong gia đình 1. Nhà ở 2. Trang trí nhà ở 2. Bảo quản và chế biến thực 3. Nấu ăn trong gia đình phẩm 4. Thu chi trong gia đình 3. Trang phục và thời trang 4. Đồ dùng điện trong gia đình
  11. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA NỘI DUNG “ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH” - Nhận biết và nêu được chức năng của các bộ phận chính, vẽ được sơ đồ khối, mô tả được nguyên lí làm việc và công dụng của một số đồ dùng điện trong gia đình (Ví dụ: nồi cơm điện, bếp điện, đèn điện, quạt điện, máy điều hoà, ). - Sử dụng được một số đồ dùng điện trong gia đình đúng cách, tiết kiệm và an toàn. - Lựa chọn được đồ dùng điện tiết kiệm năng lượng, phù hợp với điều kiện gia đình. 11
  12. 2.2. So sánh mục tiêu môn Kĩ thuật 5 và môn Công nghệ 5 a) Nội dung và yêu cầu cần đạt môn Kĩ thuật 5 Nội dung Mức độ cần đạt 1. Khâu, Kiến thức: Biết cách đính khuy, thêu trang trí thêu đơn giản và phối hợp cắt, khâu, thêu. Kĩ năng: Làm được một số công việc khâu, thêu trang trí sản phẩm đơn giản. Thái độ: Có tính kiên trì, cẩn thận và ý thức tự phục vụ. 12
  13. 2.2. So sánh mục tiêu môn Kĩ thuật 5 và môn Công nghệ 5 a) Nội dung và yêu cầu cần đạt môn Kĩ thuật 5 Nội dung Mức độ cần đạt 2. Nấu ăn Kiến thức - Biết được một số công việc nấu ăn trong gia đình. - Biết cách sử dụng một số dụng cụ nấu ăn thông thường và thực hiện một số công việc nấu ăn đơn giản trong gia đình. Kĩ năng: Làm được một số công việc nấu ăn đơn giản giúp gia đình. Thái độ: Tích cực giúp đỡ gia đình trong công việc nấu ăn. 13
  14. 2.2. So sánh mục tiêu môn Kĩ thuật 5 và môn Công nghệ 5 a) Nội dung và yêu cầu cần đạt môn Kĩ thuật 5 Nội dung Mức độ cần đạt 3. Nuôi gà Kiến thức - Biết được lợi ích của việc nuôi gà. - Biết được một số loại thức ăn cho gà ; cách cho gà ăn, uống ; chăm sóc, vệ sinh phòng dịch. Kĩ năng: Phân loại được một số loại thức ăn nuôi gà. Thái độ: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi và giữ vệ sinh môi trường. 14
  15. 2.2. So sánh mục tiêu môn Kĩ thuật 5 và môn Công nghệ 5 a) Nội dung và yêu cầu cần đạt môn Kĩ thuật 5 Nội dung Mức độ cần đạt 4. Lắp ghép Kiến thức: Biết quy trình lắp ghép một số mô hình cơ mô hình cơ khí. khí Kĩ năng: Lắp ghép được một số mô hình cơ khí đúng quy trình, đúng kĩ thuật Thái độ: Yêu thích lắp ghép mô hình cơ khí và có ý thức làm theo quy trình. 15
  16. 2.2. So sánh mục tiêu môn Kĩ thuật 5 và môn Công nghệ 5 b) Nội dung và yêu cầu cần đạt môn Công nghệ 5 Nội dung Yêu cầu cần đạt 1. Vai trò - Trình bày được vai trò của sản phẩm công của công nghệ trong đời sống. nghệ - Nhận biết được những mặt trái khi sử dụng công nghệ. 16
  17. 2.2. So sánh mục tiêu môn Kĩ thuật 5 và môn Công nghệ 5 b) Nội dung và yêu cầu cần đạt môn Công nghệ 5 Nội dung Yêu cầu cần đạt 2. Nhà sáng - Nêu được vai trò của sáng chế trong đời chế sống và sự phát triển của công nghệ. - Tóm tắt được thông tin về một số nhà sáng chế nổi bật trong lịch sử loài người. - Nêu được lịch sử sáng chế ra sản phẩm công nghệ tiêu biểu. - Nêu được một số đức tính cần có để trở thành nhà sáng chế. 17
  18. 2.2. So sánh mục tiêu môn Kĩ thuật 5 và môn Công nghệ 5 b) Nội dung và yêu cầu cần đạt môn Công nghệ 5 Nội dung Yêu cầu cần đạt 3. Tìm hiểu - Nhận thức được muốn tạo ra sản phẩm thiết kế công nghệ cần phải thiết kế; thiết kế là một quá trình sáng tạo. - Kể được tên các công việc chính khi thiết kế. - Vẽ phác thảo, nêu được ý tưởng thiết kế một sản phẩm công nghệ đơn giản. - Thiết kế được một sản phẩm thủ công kĩ thuật đơn giản theo hướng dẫn. 18
  19. 2.2. So sánh mục tiêu môn Kĩ thuật 5 và môn Công nghệ 5 b) Nội dung và yêu cầu cần đạt môn Công nghệ 5 Nội dung Yêu cầu cần đạt 4. Sử dụng - Trình bày được tác dụng của điện thoại; nhận điện thoại biết được các bộ phận cơ bản của điện thoại; nhận biết được các biểu tượng thể hiện trạng thái và chức năng hoạt động của điện thoại. - Ghi nhớ, thực hiện được cuộc gọi tới các số điện thoại của người thân và các số điện thoại khẩn cấp khi cần thiết. - Sử dụng điện thoại an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với quy tắc giao tiếp. 19
  20. 2.2. So sánh mục tiêu môn Kĩ thuật 5 và môn Công nghệ 5 b) Nội dung và yêu cầu cần đạt môn Công nghệ 5 Nội dung Yêu cầu cần đạt 5. Sử dụng - Trình bày được tác dụng của tủ lạnh trong tủ lạnh gia đình. - Nhận biết được vị trí, vai trò các khoang khác nhau trong tủ lạnh. - Thực hiện được việc sắp xếp, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, an toàn. - Nhận ra được một số biểu hiện bất thường của tủ lạnh trong quá trình sử dụng. 20
  21. 2.2. So sánh mục tiêu môn Kĩ thuật 5 và môn Công nghệ 5 b) Nội dung và yêu cầu cần đạt môn Công nghệ 5 Nội dung Yêu cầu cần đạt 6. Lắp ráp mô - Kể tên, nhận biết được các chi tiết của hình xe điện bộ lắp ghép mô hình xe điện chạy bằng chạy bằng pin. pin - Lắp ráp, vận hành được được mô hình xe điện chạy bằng pin. 21
  22. 2.2. So sánh mục tiêu môn Kĩ thuật 5 và môn Công nghệ 5 b) Nội dung và yêu cầu cần đạt môn Công nghệ 5 Nội dung Yêu cầu cần đạt 7. Lắp ráp mô - Mô tả được cách tạo ra điện từ gió. hình máy phát - Nhận biết và mô tả được các bộ phận điện gió chính của mô hình máy phát điện gió. - Lắp ráp được mô hình máy phát điện gió. - Kiểm tra được hoạt động của mô hình với các tốc độ gió khác nhau. 22
  23. 2.2. So sánh mục tiêu môn Kĩ thuật 5 và môn Công nghệ 5 b) Nội dung và yêu cầu cần đạt môn Công nghệ 5 Nội dung Yêu cầu cần đạt 8. Lắp ráp mô - Mô tả được cách tạo ra điện từ ánh sáng hình điện mặt mặt trời. trời - Nhận biết và mô tả được các bộ phận chính của mô hình điện dùng năng lượng mặt trời. - Lắp ráp được mô hình điện mặt trời. - Kiểm tra được hoạt động của mô hình với những độ sáng mặt trời khác nhau. 23
  24. 2.3. Về đổi mới mục tiêu và diễn đạt mục tiêu trong giáo dục phổ thông Mục tiêu trong chương trình GDPT 2006 Mục tiêu giáo dục/dạy học được chia ra 3 loại (còn gọi là 3 lĩnh vực): - Kiến thức - Kỹ năng - Thái độ Mỗi loại mục tiêu này lại được chia ra các mức độ khác nhau. 24
  25. 2.3. Về đổi mới mục tiêu và diễn đạt mục tiêu trong giáo dục phổ thông Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kĩ năng (Mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo Bloom) Mức Kiến thức Kĩ năng Thái độ 1 Biết Bắt chước được Chấp nhận 2 Hiểu Làm được Hưởng ứng 3 Vận dụng Thành thạo Đánh giá 4 Phân tích Kĩ xảo Cam kết thực hiện 5 Tổng hợp Sáng tạo Thành thói quen 6 Đánh giá 25
  26. 2.3. Về đổi mới mục tiêu và diễn đạt mục tiêu trong giáo dục phổ thông Mục tiêu trong chương trình GDPT 2018 Mục tiêu theo năng lực 1. Biết: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học khi được yêu cầu. 2. Hiểu: Diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích, so sánh; áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập. 26
  27. 2.3. Về đổi mới mục tiêu và diễn đạt mục tiêu trong giáo dục phổ thông Mục tiêu trong chương trình GDPT 2018 Mục tiêu theo năng lực 3. Vận dụng (thấp): Kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học. 4. Vận dụng cao: Vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống. 27
  28. 2.3. Về đổi mới mục tiêu và diễn đạt mục tiêu trong giáo dục phổ thông Diễn đạt mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực Mức Diễn đạt (thay danh từ bằng động từ) Biết Kể, Nêu, Liệt kê, Trình bày, Mô tả, Phân biệt, Hiểu Giải thích, Diễn giải, Lí giải, So sánh, Sắp xếp, Tóm tắt, Khái quát, Lập luận Vận dụng Thực hiện (tháo, lắp, vẽ, lập, mắc, ), Giải quyết, Biện luận, Chứng minh, trong điều kiện, tình huống quen thuộc. Vận dụng Thực hiện (tháo, lắp, vẽ, lập, mắc, ), Giải cao quyết, trong điều kiện, tình huống mới. 28
  29. 2.2. So sánh mục tiêu môn Kĩ thuật 5 và môn Công nghệ 5 Kĩ thuật 5 Công nghệ 5 Mức độ cần đạt 2 chương trình tương đương nhau, chủ yếu ở mức biết được (kiến thức) và làm được (kĩ năng, năng lực) Mục tiêu: kiến thức, kĩ năng Mục tiêu phát triển phẩm và thái độ chất, năng lực Biết, Hiểu Nêu, Kể tên, Trình bày, Mô tả, Làm, Thực hiện Thiết kế, Lắp ráp, Vận hành, Kiểm tra, Sử dụng, 29
  30. 2.4. Quan điểm chỉ đạo của Bộ GDĐT về điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá Ngay từ khi bắt đầu triển khai xây dựng chương trình GDPT mới, Bộ GDĐT đã có những chỉ đạo chuyển PPDH và KTĐG từ theo chuẩn kiến thức kĩ năng sang theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. - Ngày 10/9/2009: Công văn số 7975/BGDĐT-GDTH về việc Hướng dẫn dạy học môn Thủ công, Kĩ thuật Tiểu học. - Ngày 28/8/2014: Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT, ban hành quy định về đánh giá học sinh tiểu học. - Ngày 22/9/2016: Thông tư số: 22/2016/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Thông tư 30/2014/TT- BGDĐT. 31
  31. 2.4. Quan điểm chỉ đạo của Bộ GDĐT về điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá - Ngày 16/4/2020: Công văn số: 1315/BGDĐT-GDTH về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện chương trình GDPT cấp tiểu học để chuẩn bị thực hiện chương trình GDPT 2018. - Ngày 04/9/2020: Thông tư số: 27/2020/TT-BGDĐT về quy định đánh giá học sinh tiểu học khi thực hiện chương trình GDPT 2018. Theo đó, việc đánh giá học sinh tiểu học bao gồm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. - Ngày 04/9/2020, Bộ GDĐT ra Thông tư số: 28/2020/TT- BGDĐT ban hành Điều lệ Trường tiểu học. 32
  32. 2.4. Quan điểm chỉ đạo của Bộ GDĐT về điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá Theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, việc đổi mới đánh giá học sinh tiểu học sẽ được áp dụng theo lộ trình sau: - Từ năm học 2020 - 2021 với học sinh lớp 1; - Từ năm học 2021 - 2022 với học sinh lớp 2; - Từ năm học 2022 - 2023 với học sinh lớp 3; - Từ năm học 2023 - 2024 với học sinh lớp 4; - Từ năm học 2024 - 2025 với học sinh lớp 5. Để đảm bảo sự chuyển tiếp từ học ở tiểu học theo CT 2006 sang học ở THCS theo CT 2018 được thuận lợi, ngay từ năm học 2020 – 2021 này, học sinh lớp 5 cần được tiếp cận với nội dung mới, phương pháp dạy học mới và cách đánh giá mới của chương trình GDPT 2018. 33
  33. 2.5. Năng lực công nghệ trong chương trình GDPT 2018 2.5.1. Năng lực công nghệ 2.5.2. Mục tiêu năng lực công nghệ cấp tiểu học 34
  34. 2.5.1. Năng lực công nghệ Giao tiếp công nghệ Sử Thiết Nhận thức dụng kế kĩ công thuật công nghệ nghệ Đánh giá công nghệ 35
  35. 2.5.1. Năng lực công nghệ 1. Nhận thức công nghệ: là năng lực làm chủ kiến thức phổ thông cốt lõi về công nghệ. 2. Giao tiếp công nghệ: là năng lực lập, đọc, trao đổi tài liệu kĩ thuật về các sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ. 3. Sử dụng công nghệ: là năng lực khai thác sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ đúng chức năng, đúng kĩ thuật, an toàn và hiệu quả; tạo ra sản phẩm công nghệ. 4. Đánh giá công nghệ: là năng lực đưa ra những nhận định về một sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ. 5. Thiết kế kĩ thuật: là năng lực phát hiện nhu cầu, vấn đề cần giải quyết, cần đổi mới; đề xuất giải pháp kĩ thuật, công nghệ đáp ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề đặt ra. 36
  36. 2.5.2. Mục tiêu năng lực công nghệ cấp tiểu học 1. Nhận thức công nghệ: - [a1.1]: Nhận ra được sự khác biệt của môi trường tự nhiên và môi trường sống do con người tạo ra. - [a1.2]: Nêu được vai trò của các sản phẩm công nghệ trong đời sống gia đình, nhà trường. - [a1.3]: Kể được về một số nhà sáng chế tiêu biểu cùng các sản phẩm sáng chế nổi tiếng có tác động lớn tới cuộc sống của con người. - [a1.4]: Nhận biết được sở thích, khả năng của bản thân đối với các hoạt động kĩ thuật, công nghệ đơn giản. - [a1.5]: Trình bày được quy trình làm một số sản phẩm thủ công kĩ thuật đơn giản. 37
  37. 2.5.2. Mục tiêu năng lực công nghệ cấp tiểu học 2. Giao tiếp công nghệ: - [b1.1]: Nói, vẽ hay viết để mô tả những thiết bị, sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình. - [b1.2]: Phác thảo bằng hình vẽ cho người khác hiểu được ý tưởng thiết kế một sản phẩm công nghệ đơn giản. 38
  38. 2.5.2. Mục tiêu năng lực công nghệ cấp tiểu học 3. Sử dụng công nghệ: - [c1.1]: Thực hiện được một số thao tác kĩ thuật đơn giản với các dụng cụ kĩ thuật. - [c1.2]: Sử dụng được một số sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình. - [c1.3]: Nhận biết và phòng tránh được những tình huống nguy hiểm trong môi trường công nghệ ở gia đình. - [c1.4]: Thực hiện được một số công việc chăm sóc hoa và cây cảnh trong gia đình. 39
  39. 2.5.2. Mục tiêu năng lực công nghệ cấp tiểu học 4. Đánh giá công nghệ: - [d1.1]: Đưa ra được lí do thích hay không thích một sản phẩm công nghệ. - [d1.2]: Bước đầu so sánh và nhận xét được về các sản phẩm công nghệ cùng chức năng. 40
  40. 2.5.2. Mục tiêu năng lực công nghệ cấp tiểu học 5. Thiết kế kĩ thuật: - [e1.1]: Nhận thức được: muốn tạo ra sản phẩm công nghệ cần phải thiết kế; thiết kế là quá trình sáng tạo. - [e1.2]: Kể tên được các công việc chính khi thiết kế. - [e1.3]: Nêu được ý tưởng và làm được một số đồ vật đơn giản từ những vật liệu thông dụng theo gợi ý, hướng dẫn. 41
  41. 2.6. Sự phát triển của khoa học, công nghệ ◦ Khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ đã đặt ra yêu cầu và có tác động lớn đến mọi mặt từ khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh tế, văn hóa đến đời sống xã hội (CM 4.0). ◦ Nội dung giáo dục cần có sự thay đổi cho phù hợp. Một số nội dung dạy học lạc hậu, không còn phù hợp cần được thay thế bằng những nội dung mới hiện đại, phù hợp hơn. ◦ Đây là một trong những cơ sở quan trọng để điều chỉnh nội dung dạy học, nhất là đối với các nội dung dạy học về khoa học, công nghệ, kĩ thuật. 42
  42. III. ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC MÔN KĨ THUẬT 1. Đề xuất điều chỉnh mục tiêu môn Kĩ thuật 5 2. Đề xuất điều chỉnh nội dung môn Kĩ thuật 5 3. Đề xuất điều chỉnh phương pháp dạy học 4. Đề xuất điều chỉnh kiểm tra, đánh giá 44
  43. 1. Về đổi mới mục tiêu và diễn đạt mục tiêu trong giáo dục phổ thông Diễn đạt mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực Mức Diễn đạt (thay danh từ bằng động từ) Biết Kể, Nêu, Liệt kê, Trình bày, Mô tả, Phân biệt, Hiểu Giải thích, Diễn giải, Lí giải, So sánh, Sắp xếp, Tóm tắt, Khái quát, Lập luận Vận dụng Thực hiện (tháo, lắp, vẽ, lập, mắc, ), Giải quyết, Biện luận, Chứng minh, trong điều kiện, tình huống quen thuộc. Vận dụng Thực hiện (tháo, lắp, vẽ, lập, mắc, ), Giải cao quyết, trong điều kiện, tình huống mới. 45
  44. MỘT SỐ CHỦ ĐỀ THAY THẾ TRONG NỘI DUNG MÔN KĨ THUẬT 5 Chương trình 2006 Chương trình 2018 Nội dung Số Nội dung Số tiết tiết LỚP 5 - KĨ THUẬT 35 1. Vai trò của công nghệ 35 1. Khâu, thêu 2. Nhà sáng chế 2. Nấu ăn 3. Tìm hiểu thiết kế 3. Nuôi gà 4. Sử dụng điện thoại 4. Lắp ghép mô hình cơ khí 5. Sử dụng tủ lạnh 6. Lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin 7. Lắp ráp mô hình máy phát điện gió 8. Lắp ráp mô hình điện mặt trời 46
  45. 2. Đề xuất điều chỉnh mục tiêu môn Kĩ thuật 5 Nội dung Yêu cầu cần đạt 1. Nấu ăn - Trình bày được một số công việc nấu ăn trong gia đình. - Nêu được cách sử dụng một số dụng cụ nấu ăn thông thường và thực hiện một sô công việc nấu ăn đơn giản trong gia đình. - Làm được một số công việc nấu ăn đơn giản giúp gia đình - Tích cực giúp đỡ gia đình trong công việc nấu ăn. 47
  46. 2. Đề xuất điều chỉnh mục tiêu môn Kĩ thuật 5 Nội dung Yêu cầu cần đạt 2. Nhà - Nêu được vai trò của sáng chế trong sáng chế đời sống và sự phát triển của công nghệ. - Tóm tắt được thông tin về một số nhà sáng chế nổi tiếng. - Nêu được lịch sử sáng chế ra sản phẩm công nghệ tiêu biểu. -Nêu được một số đức tính cần có để trở thành nhà sáng chế. 48
  47. 2. Đề xuất điều chỉnh mục tiêu môn Kĩ thuật 5 Nội dung Yêu cầu cần đạt 3. Sử - Trình bày được tác dụng của điện dụng điện thoại; nhận biết được các bộ phận cơ thoại bản của điện thoại; nhận biết được các biểu tượng thể hiện trạng thái và chức năng hoạt động của điện thoại. - Ghi nhớ, thực hiện được cuộ gọi tới các số điện thoại của người thân và các số điện thoại khẩn cấp khi cần thiết. - Sử dụng điện thoại an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với quy tắc giao tiếp. 49
  48. 2. Đề xuất điều chỉnh mục tiêu môn Kĩ thuật 5 Nội dung Yêu cầu cần đạt 4. Sử - Trình bày được tác dụng của tủ lạnh dụng tủ trong gia đình. lạnh -Nhận biết được vị trí, vai trò các khoang khác nhau trong tủ lạnh. -Thực hiện được việc sắp xếp, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, an toàn. - Nhận ra được một số biểu hiện bất thường của tủ lạnh trong quá trình sử dụng. 50
  49. 2. Đề xuất điều chỉnh mục tiêu môn Kĩ thuật 5 Nội dung Yêu cầu cần đạt 5. Lắp - Trình bày được quy trình láp ghép một ghép mô số mô hình cơ khí. hình cơ -Lắp ghép được một số mô hình cơ khí khí đúng quy trình, đúng kĩ thuật. - Yêu thích lắp ghép mô hình cơ khí và có ý thức làm theo quy trình. 51
  50. 2. Đề xuất điều chỉnh mục tiêu môn Kĩ thuật 5 Nội dung Yêu cầu cần đạt 6. Lắp ráp - Kể tên, nhận biết được các chi tiết của mô hình xe bộ lắp ghép mô hình xe điện chạy bằng điện chạy pin. bằng pin - Lắp ráp, vận hành được mô hình xe điện chạy bằng pin. 52
  51. 2. Đề xuất điều chỉnh nội dung môn Kĩ thuật 5 Tên bài Số tiết Tên bài Số tiết 1. Một số dụng cụ nấu ăn 10. Sử dụng tủ lạnh 1 2 và ăn uống trong gia đình 2. Chuẩn bị nấu ăn 1 11. Lắp xe cần cẩu 3 3. Nấu cơm 2 12. Lắp xe ben 3 13. Lắp máy bay trực 4. Luộc rau 1 3 thăng 5. Bày dọn bữa ăn trong 1 14. Lắp rô bốt 3 gia đình 6. Rửa dụng cụ nấu ăn và 15. Lắp ghép mô hình 1 3 ăn uống tự chọn 16. Lắp ráp mô hình 4 7. Nấu ăn tự chọn 3 xe điện chạy bằng pin 8. Nhà sáng chế 2 Tổng số tiết 35 9. Sử dụng điện thoại 2 53
  52. 3. Đề xuất đổi mới phương pháp dạy học - Định hướng chung: Áp dụng các phương pháp giáo dục tích cực hoá hoạt động của HS - Nguyên tắc: Dù sử dụng bất kỳ PPDH nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. 54
  53. 3. Đề xuất đổi mới phương pháp dạy học PPDH tích cực cần đảm bảo: - Dạy học là tổ chức các hoạt động học tập của HS. - Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. - Dạy học tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. - Dạy học có sự kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. 55
  54. 3. Đề xuất đổi mới phương pháp dạy học Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục: - Trong/ngoài khuôn viên nhà trường, gắn với SX-KD- DV - Học lý thuyết, làm bài tập, thí nghiệm, thực hành, dự án, trò chơi, thảo luận, - Hoạt động trải nghiệm, tham quan, cắm trại, đọc sách, sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng - Làm việc độc lập, theo nhóm, theo lớp 56
  55. 4. Đề xuất đổi mới kiểm tra đánh giá Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp : - Đánh giá thông qua bài viết. - Đánh giá thông qua hỏi – đáp. - Đánh giá thông qua quan sát. - Đánh giá thông qua sản phẩm. - Đánh giá thông qua hồ sơ học sinh.
  56. IV. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ / BÀI HỌC 59
  57. Xây dựng kế hoạch bài học dưới dạng các hoạt động Năng lực chỉ hình thành và phát triển thông qua hoạt động và bằng chính hoạt động. Để tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, kế hoạch dạy học chủ đề/bài học cần được xây dựng dưới dạng tổ chức các hoạt động học của học sinh. Có thể tham khảo cách tổ chức hoạt động học của học sinh theo mô hình trường học mới 60
  58. Tiến trình dạy học Hoạt động 1. Xuất phát/Khởi động/Dẫn nhập Hoạt động 2. Hình thành kiến thức Hoạt động 3. Hệ thống hóa kiến thức/Luyện tập/Thực hành Hoạt động 4. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng 61
  59. Dạy học theo định hướng tổ chức hoạt động học và hướng dẫn học sinh tự học 1. Hoạt động Xuất phát/Khởi động/Dẫn nhập HS liên hệ kiến thức đã có trong học tập và thực tiễn với kiến thức chủ đề để giải quyết vấn đề. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức HS tự học cá nhân, cặp đôi hoặc theo nhóm, báo cáo, thảo luận, để lĩnh hội kiến thức mới của chủ đề/bài học. 3. Hoạt động Hệ thống hóa kiến thức/Luyện tập/Th. hành HS vận dụng những kiến thức để giải quyết nhiệm vụ hoặc hình thành kĩ năng. 4. Hoạt động Vận dụng kiến thức vào thực tiễn HS vận dụng những kiến thức đó vào tình huống, điều kiện cụ thể nào đó trong thực tiễn. 5. Hoạt động Tìm tòi, mở rộng HS tìm hiểu, nghiên cứu, vận dụng để bổ sung kiến thức, chủ yếu là kiến thức thực tiễn. 62
  60. 1. Hoạt động Xuất phát/Khởi động/Dẫn nhập - Mục đích: Giúp HS huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới, đồng thời giúp GV tìm hiểu xem HS có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung của bài học. - Phương thức hoạt động: Nêu các câu hỏi gợi mở hoặc yêu cầu đưa ra ý kiến nhận xét về những vấn đề có liên quan đến nội dung kiến thức trong chủ đề. 63
  61. 1. Hoạt động Xuất phát/Khởi động/Dẫn nhập Lưu ý: - Câu hỏi, nhiệm vụ giao cho HS vừa gắn với nội dung bài học, vừa gắn với thực tiễn. - Câu hỏi, nhiệm vụ phải có độ hấp dẫn để tạo hứng thú. - Câu hỏi, nhiệm vụ phải vừa sức để HS có thể trả lời được một phần hoặc phần lớn, nhưng không thể trả lời đúng và đầy đủ được. Điều đó khiến HS có ham muốn nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. 64
  62. 2. Hoạt động Nghiên cứu, hình thành kiến thức - Mục đích: Giúp HS tìm hiểu nội dung kiến thức của bài học. - Phương thức hoạt động: + GV giúp HS xây dựng kiến thức, kĩ năng mới của bản thân trên cơ sở đối chiếu kiến thức, kinh nghiệm sẵn có với những hiểu biết mới; kết nối/sắp xếp kiến thức, kĩ năng cũ và mới dựa trên việc phát biểu, viết ra các kết luận/khái niệm/công thức mới + HS nghiên cứu tài liệu và hoạt động cá nhân, nhóm để thực hiện nhiệm vụ. Kết thúc hoạt động, HS phải trình bày kết quả và thảo luận với GV. 65
  63. 2. Hoạt động Nghiên cứu, hình thành kiến thức Lưu ý: - GV tách nội dung của bài thành các hoạt động để tổ chức cho HS thực hiên lần lượt từng hoạt động. - Hoạt động học của HS chủ yếu là nghiên cứu, thảo luận, báo cáo kết quả thông qua hoạt động cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm nhỏ, toàn lớp. - GV đóng vai trò chủ yếu là người tổ chức, hướng dẫn, gợi ý, can thiệp và chốt kiến thức, kĩ năng của bài. - Việc thực hiện cụ thể do GV quyết định tùy theo điều kiện, tình hình cụ thể; không máy móc, cứng nhắc. 66
  64. 3. Hoạt động Hệ thống hóa kiến thức/Luyện tập/Thực hành - Mục đích: HS vận dụng những kiến thức vừa học để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể. Qua đó củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được, đồng thời, GV xem HS đã nắm được kiến thức hay chưa, ở mức độ nào. - Phương thức hoạt động: HS hoạt động cá nhân hoặc nhóm để hoàn thành các câu hỏi, bài tập, bài thực hành Kết thúc hoạt động, HS báo cáo, GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh v.v Đây là những hoạt động gắn với thực tiễn; yêu cầu HS phải vận dụng những hiểu biết đã học vào giải quyết các bài tập cụ thể. 67
  65. 3. Hoạt động Hệ thống hóa kiến thức/Luyện tập/Thực hành Lưu ý: - Nếu bài học lí thuyết thì câu hỏi, bài tập có vai trò củng cố, khắc sâu, làm rõ kiến thức lí thuyết (trình bày, giải thích, ví dụ minh họa, ); rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức, quy tắc, quy trình để giải quyết nhiệm vụ cụ thể. - Nếu bài học thực hành thì hoạt động này tương tự giai đoạn hướng dẫn thường xuyên. - Thông qua hoạt động này, GV kiểm tra mức độ nhận thức của HS để có những bổ sung, điều chỉnh kịp thời. 68
  66. 4. Hoạt động Vận dụng kiến thức vào thực tiễn - Mục đích: Khuyến khích HS nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cái mới, phương pháp giải quyết vấn đề; góp phần hình thành năng lực học tập. - Phương thức hoạt động: HS được hướng dẫn hoạt động cá nhân, nhóm; trao đổi, thảo luận với gia đình, cộng đồng về những vấn đề cần giải quyết, GV hướng dẫn HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống/vấn đề tương tự tình huống/VĐ đã học. HS có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau. 69
  67. 4. Hoạt động Vận dụng kiến thức vào thực tiễn Lưu ý: - Hoạt động vận dụng chủ yếu do HS thực hiện tại nhà. Có thể hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm. - Nhiệm vụ của HS là vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết một vấn đề nào đó trong thực tiễn như giải thích vấn đề, đề xuất biện pháp, triển khai áp dụng v.v - GV lưu ý HS khi thực hiện vấn đề có liên quan nhiều đến kinh tế, an toàn lao động, môi trường, Cần phải xin ý kiến phụ huynh hoặc người thân trong gia đình, cộng đồng. - Đây có thể là những hoạt động mang tính nghiên cứu, sáng tạo, vì thế cần hướng dẫn HS tranh thủ sự hướng dẫn của gia đình, địa phương để hoàn thành nhiệm vụ học tập. 70
  68. 5. Hoạt động Tìm tòi, mở rộng - Mục đích: Khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu và mở rộng kiến thức. Qua đó hình thành và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu. - Phương thức hoạt động: GV cần khuyến khích HS tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài những điều đã học trên lớp. HS tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau. 71
  69. Lưu ý: - Hoạt động "Vận dụng" và “Mở rộng" là các hoạt động giao cho HS thực hiện ở ngoài lớp học. - GV cần nêu rõ yêu cầu, định hướng và gợi ý về phương pháp thực hiện, cách làm báo cáo, sản phẩm và thời hạn nộp. - Có thể mỗi HS, nhóm HS thực hiện nhiệm vụ khác nhau. - Lưu ý HS khâu an toàn. 72
  70. IV. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC Bài 8: Nhà sáng chế Bài 9: Sử dụng điện thoại Bài 10: Sử dụng tủ lạnh Bài 16: Lắp ráp mô hình xe tải chạy bằng pin 73
  71. Điều chỉnh nội dung môn Kĩ thuật 5 Tên bài Số tiết Tên bài Số tiết 1. Một số dụng cụ nấu ăn 10. Sử dụng tủ lạnh 1 2 và ăn uống trong gia đình 2. Chuẩn bị nấu ăn 1 11. Lắp xe cần cẩu 3 3. Nấu cơm 2 12. Lắp xe ben 3 13. Lắp máy bay trực 4. Luộc rau 1 3 thăng 5. Bày dọn bữa ăn trong 1 14. Lắp rô bốt 3 gia đình 6. Rửa dụng cụ nấu ăn và 15. Lắp ghép mô hình 1 3 ăn uống tự chọn 16. Lắp ráp mô hình 4 7. Nấu ăn tự chọn 3 xe điện chạy bằng pin 8. Nhà sáng chế 2 Tổng số tiết 35 9. Sử dụng điện thoại 2 75