Bài giảng Địa lí Lớp 9 - Tiết 50, 51, 52: Địa lí Hà Nội - Nguyễn Thị Thu Hà

pptx 55 trang Hải Phong 15/07/2023 1720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lí Lớp 9 - Tiết 50, 51, 52: Địa lí Hà Nội - Nguyễn Thị Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_li_lop_9_tiet_50_51_52_dia_li_ha_noi_nguyen_th.pptx

Nội dung text: Bài giảng Địa lí Lớp 9 - Tiết 50, 51, 52: Địa lí Hà Nội - Nguyễn Thị Thu Hà

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN NAM TỪ LIÊM CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG Tiết 50-51-52 Địa lí Hà Nội Môn: Địa lí 9 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà Tổ chuyên môn: KHXH Trường: THCS Nguyễn Du – Nam Từ Liêm – Hà Nội
  2. I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH • Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Hồng. • Diện tích: 3328,9 km2 • Tọa độ địa lí: 20053’B – 21023’B 105044’Đ – 106002’Đ • Tiếp giáp với 8 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình và Phú Thọ. Lược đồ tự nhiên Đồng bằng sông Hồng
  3. Hà Nội – Xưa và nay
  4. Thiên Đô chiếu 5 Nguồn: youtube.com
  5. Kinh thành Thăng Long xưa Phố PhốĐồng Hàng Xuân Điếu Phố Hàng ĐàoPhố Hàng Mã
  6. Hà Nội ngày nay
  7. THỦ ĐÔ HÀ NỘI
  8. II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Địa hình – Đất đai Tài nguyên du lịch tự Khí hậu nhiên ĐKTN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Khoáng Thủy văn sản Sinh vật 9
  9. 1. Địa hình - đất đai Địa hình: thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và từ Tây sang Đông Vùng đồi núi: tập trung ở phía Bắc và phía Tây thành phố, độ cao trung bình từ 25 – 50m. Vùng đồng bằng: chiếm 54,5% diện tích tự nhiên, địa hình khá bằng phẳng.
  10. 1. Địa hình - đất đai Nhóm đất Đặc điểm Phân bố Đất phù sa ngoài đê Là loại đất màu mỡ Các bãi bồi ven sông hoặc bãi giữa sông Đất phù sa trong đê Là loại đất trồng trọt tốt nhất, ít Phân bố rộng khắp các chua, hàm lượng mùn và chất huyện Gia Lâm, Thanh Trì, dinh dưỡng khá phong phú Ứng Hòa, Hoài Đức Đất chua, nghèo dinh dưỡng Tập trung nhiều ở huyện Nhóm đất bạc màu cho năng suất cây trồng thấp Đông Anh và Sóc Sơn Đất tương đối màu mỡ, tơi xốp, Các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Nhóm đất đồi núi thích hợp cho các loại cây công Thạch Thất, Quốc Oai, nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn Chương Mỹ
  11. Cơ cấu sử dụng đất của thành phố Hà Nội năm 2010 2.9 40.5 56.6 Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng (Nguồn: Tài liệu Địa lí Hà Nội)
  12. 2 .Khí hậu Khí hậu bình quân của Hà Nội Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trung bình cao °C 19 19 22 27 31 32 32 32 31 28 24 22 Trung bình thấp °C 14 16 18 22 25 27 27 27 26 23 19 16 Lượng mưa mm 20.1 30.5 40.6 80 195.6 240 320 340.4 254 100.3 40.6 20.3 - Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh thuận lợi cho thâm canh tăng vụ trồng cây ôn đới và cận nhiệt đới - Nhiều thiên tai, mỗi năm trung bình chịu ảnh hưởng của 5- 6 trận bão gây thiệt hại cho sản xuất.
  13. Một số hình ảnh về sản xuất nông nghiệp của Hà Nội Trồng lúa Trồng rau màu Trồng hoa, cây cảnh Chăn nuôi bò sữa
  14. 3. Thủy văn Nguồn nước mặt: Mạng lưới sông ngòi, hồ đầm phân bố dày đặc. Thủy chế chia hai mùa rõ rệt: Mùa lũ (tháng 6 – tháng 10), mùa cạn (tháng 11 – tháng 5) Nguồn nước ngầm phong phú, phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. SôngCầu Long Hồng Biên chảy– “trang qua sử bằngHà thép”Nội bắctừ quaxã Cầu Nhật Tân - Biểu tượng tình hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản Phongsông Hồng Vân (Ba Vì) tới xã Quang Lãng
  15. 4. Sinh vật ` Hệ sinh thái nông nghiệp chiếm khoảng 58% diện tích tự nhiên. Nhiều vùng chuyên canh rau quả và chăn nuôi đã hình thành. Rừng quốc gia Ba Vì
  16. 5. Khoáng sản Nhóm Khoáng sản Phân bố Nhiên liệu Than bùn, than nâu Sâu dưới lòng đất Kim loại đen Mangan, titan, sắt Khu vực Bắc – Tây Bắc thành phố Kim loại màu Đồng, chì, kẽm, vàng Ba Vì, Chương Mỹ Vật liệu xây Đá xây dựng, đá ong, cát Các huyện Mỹ Đức, Ba Vì, dựng Chương Mỹ Thuận lợi phát triển các ngành công nghiệp như luyện kim, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng
  17. Chùa Hương – Nam thiên địa nhất động
  18. Hồ Gươm Hồ Tây Hồ Suối Hai Hồ Quan Sơn
  19. • Địa hình đa dạng ➔ phát triển trồng cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp • Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh → Cơ cấu cây trồng đa dạng. • Nguồn nước phong phú, nhiều hồ đầm → giá trị: tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản • Nguồn khoáng sản phong phú, là cơ sở phát triển các ngành như sản xuất vật liệu xây dựng,
  20. ▪ Năm 1999: 2672,1 ngàn người ▪ 31-12-2005: 3.235,4 ngàn người (trong đó có 2.022,7 dân nội thành, 1.212,7 ngàn dân ngoại thành)  Sau gần 8 năm dân số tăng thêm 563,3 ngàn người (trung bình mỗi năm tăng hơn 80 ngàn người). Đứng thứ 3 trong 64 tỉnh ▪ Năm 2008: 6.350.000 người ▪ Năm 2014: 7,2 triệu người ▪ 31/12/2015: 7.558.150 người (chiếm hơn 8% dân số cả nước), 2.279 người/km², dân số Hà Nội đang có xu hướng già hóa
  21. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2024, nước ta sẽ vượt 100 triệu dân, đạt 100,5 triệu người
  22. ▪ Là một trong những tỉnh (thành phố) có tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp nhất cả nước • Năm 1980: 2,26% • Năm 1990: 1,51% • Năm 2005: 1,19% ▪ Khu vực nội thành: tỉ suất tăng tự nhiên thấp 1,10% ngang với mức tăng của các nước phát triển ▪ Khu vực ngoại thành: tỉ suất tăng tự nhiên là 1,34% (thấp hơn mức trung bình của thế giới)
  23. ▪ Nhờ kế hoạch hóa gia đình, nhận thức tốt của nhân dân, thành tựu mới của y học: tỉ suất gia tăng tự nhiên giảm đi nhiều
  24. ▪ Do phát triển kinh tế, công nghiệp và đô thị hóa-> tạo nên dòng di cư đến Hà Nội ngày càng lớn khiến tỉ suất gia tăng cơ học cao: • Năm 1995: 1,12% • Năm 2000: 1,41% • Năm 2005: 1,53%  Sức ép lớn về mọi mặt cho quá trình phát triển kinh tế của Hà Nội
  25. ▪ Theo số liệu thống kê ngày 1-4-1999 số người • Dưới 15 tuổi chiếm 25,3% dân số toàn thành phố • Từ 15-59: 65,4% • Từ 60 trở lên: 9,3%  Nguồn lao động của Hà Nội tương đối dồi dào  Là một lợi thế với việc phát triển kinh tế - xã hội  Là một trở ngại lớn trong việc sắp xếp việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống
  26. ▪ Kết cấu giới tính của dân số Hà Nội tương đối cân bằng • Tỉ số giới tính (nam/100 nữ): 100,1
  27. ▪ Năm 2005: dân sô trong độ tuổi lao động: 1844,1 ngàn người • 1.535,5 ngàn người đang tham gia hoạt động trong các ngành kinh tế quốc dân • 1.459,9 ngàn người có việc làm thường xuyên (chiếm 95,1% dân số hoạt động) • Tỉ lệ thất nghiệp toàn thành phố: 4,9%
  28. ▪ Chất lượng nguồn lao động cao nhất cả nước: • Trình độ văn hóa của người lao động: 50,8% tốt nghiệp cấp 3; 33,5% cấp 2; 15,7% cấp 1 • Trình độ chuyên môn kĩ thuật: ✓ Qua đào tạo: 41% ✓ Trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học: 18,3% ✓ Công nhân kĩ thuật: 13,7% ✓ Trung học chuyên nghiệp: 9%  Lợi thế quan trọng, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tham gia vào phân công lao động cả nước và sự hợp tác quốc tế
  29. ▪ Có những thay đổi rõ rệt: • Tỉ lệ ngành giao thông vận tải, bưu điện, thương mại – du lịch, dịch vụ: tỉ lệ lao động đông nhất: 50,6% • Tỉ lệ lao động trong công nghiệp – xây dựng: 29,3% • Tỉ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp: thấp : 20,1%
  30. a, Mật độ
  31. Năm 2005: 3513 người/km2  Cao gấp 14 lần so với mức trung bình cả nước  Gấp 2,9 lần mật độ dân số vùng đồng bằng sông Hồng  Là thành phố có mật độ cao nhất toàn quốc
  32. b, Phân bố dân cư
  33. ▪ Không đều giữa các lãnh thổ hành chính và giữa các vùng sinh thái ▪ Tập trung nhiều tại các quận nội thành cũ (Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng): • có nhiều các cơ quan nhà máy xí nghiệp, cửa hàng, chợ, • là nơi tổ chức, quản lí, điều hành hệ thống kinh tế - xã hội toàn thành phố ▪ Các huyện ngoại thành có mật độ thấp hơn nội thành hàng chục lần
  34. a. Giáo dục
  35. ▪ Là trung tâm giáo dục – đạo tạo lớn nhất cả nước, tập trung: • 49 trường Đại học và Cao đẳng • 42 trường trung học chuyên nghiệp • 22 trường dạy nghề • 112 viện nghiên cứu chuyên ngành ▪ Các quận, huyện, xã đều có các trường từ mẫu giáo đến trung học phổ thông, toàn thành phố có: • 346 trường mẫu giáo • 491 trường tiểu học và trung học cơ sở • 100 trường THPT đủ loại hình công lập, bán công, dân lập.  Đây là điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu đào tạo không chỉ riêng cho thủ đo mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với vùng Bắc bộ và cả nước.
  36. ▪ Hà Nội có: • 6000 cán bộ có trình độ trên đại học • Gần 12 vạn người có trình độ đại học • Cao đẳng và có hơn 11 vạn cán bộ có trình độ trung cấp ▪ Người dân Hà Nội có trình độ dân trí và học vấn cao, tỉ lệ người chưa biết chữ chỉ chiếm 0,17%
  37. b. Y tế
  38. ▪ Cuối năm 2005 toàn thành phố Hà Nội có: • 31 bệnh viện • 229 trạm y tế với 4345 bác sĩ; 4424 y sĩ, y tá • 9465 giường bệnh.  Y tế có nhiều đóng góp trong việc: chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cộng đồng, bảo hiểm y tế, tiêm chủng, phòng dịch
  39. ▪ Là nơi hình thành nhà nước Việt đầu tiên một vùng địa linh nhân kiệt, người Hà Nội có đầy đủ phẩm chất của người Việt Nam ▪ Là nơi tập trung nhiều nghề thủ công với: • Những người thợ tài ba • Các làng nghề từ xa xưa đến nay vẫn còn tồn tại: làng gốm Bát Tràng, làng giấy Bưởi,
  40. ▪ Có nhiều loại dân ca được phát triển: ngâm thơ, hát ru, trống quân nhất là hát ca trù
  41. ▪ Lịch sử phát triển lâu đời để lại nhiều di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật nổi tiếng, phong phú và đa dạng: chùa Một Cột, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hồ Hoàn Kiếm, phố cổ Hà Nội
  42. - Người Hà Nội rất chú trọng ăn uống và coi đó là một sự thưởng thức văn hóa – nghệ thuật ẩm thực: + Nổi tiếng với rượu Kẻ Mơ ( làng Hoàng Mai, làng Thụy Khê) + Các món ăn đặc sắc và khó quên: bánh cuốn Thanh Trì; phở, chả cá, bánh tôm, cốm làng Vòng
  43. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI 1. Xác định vùng đồng bằng và vùng đồi núi trên bản đồ tự nhiên Hà Nội. Nêu thế mạnh kinh tế của từng vùng. 2. Tìm hiểu tài liệu về các hoạt động kinh tế của thành phố Hà Nội