Bài giảng Giáo dục hướng nghiệp Lớp 10 - Chủ đề 9: Nghề tương lai của tôi! - Nghành nghề: Kiểm sát viên

pptx 19 trang phanha23b 29/03/2022 3430
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục hướng nghiệp Lớp 10 - Chủ đề 9: Nghề tương lai của tôi! - Nghành nghề: Kiểm sát viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_huong_nghiep_lop_10_chu_de_9_nghe_tuong_l.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục hướng nghiệp Lớp 10 - Chủ đề 9: Nghề tương lai của tôi! - Nghành nghề: Kiểm sát viên

  1. *Ở mỗi chúng ta đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng biệt.Thế nên mỗi người lại có một định hướng khác nhau cho mình một ngành nghề riêng.
  2. Riêng với bản thân mình.Mình nhận thấy mình có khả năng làm
  3. *Theo như khảo sát. Thì trên 70% thành viên của lớp 10A11 chưa biết về ngành Kiểm sát viên.Thế nên sau đây mình sẽ gợi ý một số cách để các bạn nhận biết nghề Kiểm sát viên. -Nhấc máy lên gọi vào tổng đài 19001tông1dép để xin tư vấn -Mở laptop, điện thoại, sách vở Tra cứu sách vở hoặc anh Google để biết thêm thông tin -Nếu như sử dụng hết các cách trên mà bạn vẫn chưa nhận biết về nghề Kiểm sát viên là gì thì đừng lo. Bởi sau đây mình sẽ nêu một số khái niệm cơ bản và tìm hiểu sâu cho mọi người về nghành nghề này
  4. Kiểm sát viên Luât sư bào chữa *Kiểm sát viên còn được gọi là Công tố viên biện lý hoặc luật sư buộc tội là người của cơ quan công tố, được cơ quan tư pháp trao trách nhiệm điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp trong các vụ án hình sự. Trưởng công tố viên của chính phủ, thường là cố vấn pháp lý chính cho chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền cũng có thể có trách nhiệm thực thi pháp luật, truy tố hoặc thậm chí là trách nhiệm pháp lý nói chung, còn được gọi là chưởng lý hoặc biện lý. -Họ thường chỉ tham gia vào một vụ án hình sự khi nghi phạm đã được xác định và các cáo buộc cần phải được đưa ra bởi cơ quan điều tra. -Trái với luật sư, kiểm sát viên là người đọc bản cáo trạng cho bị đơn(bị cáo)buộc tội họ, buộc họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
  5. *Kiểm sát viên có thể thuộc về các cơ quan công tố khác nhau tùy theo quốc gia. Tại một số quốc gia cơ quan công tố thuộc Bộ Tư pháp như Mỹ, Pháp, Ba Lan, Nhật Bản *Một số nước khác cơ quan công tố thuộc Tòa án như Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Ý *Nhóm các nước có hệ thống cơ quan công tố riêng biệt nằm dưới sự giám sát của nghị viện, Quốc hội gồm các nước Xã hội chủ nghĩa (thường có tên là Viện Kiểm sát), các nước ở Đông Âu (cũ) và các nước Cộng hòa Liên bang thuộc Liên Xô trước đây *Ở Việt Nam, kiểm sát viên thuộc quản lý của Viện Kiểm sát nhân dân các cấp.Viện kiểm sát nhân dân các cấp chịu sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thực hiện chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp (điều tra,xét xử, thi hành án) của các cơ quan tư pháp (công an, tòa án, cơ quan thi hành án).
  6. I. Sơ lược lịch sử hình thành nghề *Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Đảng và nước đã bắt tay vào xây dựng một nhà nước kiểu mới, nhà nước dân chủ nhân dân, đảm bảo mọi quyền lợi trong nước đều thuộc về toàn thể nhân dân. Trong hệ thống cơ quan tư pháp đã hình thành cơ quan công tố với nhiệm vụ cùng với cơ quan công an, tòa án trấn áp tội phạm phản cách mạng, đi ngược lại lợi ích của chính quyền nhân dân, bảo vệ tài sản nhà nước, của tập thể người lao động, đảm bảo việc thực hiện các chính sách trật tự trị an của xã hội *Từ đó nghề kiểm sát viên ra đời đến nay đã trải qua 10 đời viện trưởng.
  7. II. Tóm tắt các giai đoạn phát triển của nghề tại Việt Nam *Giai đoạn 1950 – 1958: -Theo sắc lệnh số 85/SL ngày 25/5/1950, thông tư số 11/TT-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 7/6/1950 và thông tư liên tịch số 18 ngày 8/6/1950 thì cơ quan công tố vẫn nằm trong cơ quan tư pháp và chịu sự quản lý của Bộ tư pháp Sắc lệnh số 85/SL ngày25/5/1950
  8. *Giai đoạn 1958-1959 -Theo nghị quyết của Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ VIII ngày 29/5/1958, Nghị định số 256 ngày 1/7/1959 và Nghị định số 321 ngày 27/8/1959,Viện công tố được thành lập tách khỏi Tòa án nhân dân và bộ tư pháp Nghị định số 256 ngày 1/7/1959 và Nghị định số 321 ngày 27/8/1959
  9. *Giai đoạn 1959-1980 -Thể chế hóa hiến pháp 1959, Luật Tổ chức VKSND được Quốc hội thông qua ngày 15/7/1960 và chủ tịch nước công bố ngày 26/7/1960 đã quy định cụ thể việc thành lập hệ thống cơ quan VKSND Ảnh bìa sách Hiến pháp 1959 nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa *Giai đoạn 1980-1992 -Hiến pháp 1980 ra đời đã tiếp nhận và nâng cao thêm một bước những chế định thực hiện quyền lực của nhân dân với cơ chế cụ thể: Luật tổ chức VKSND được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam công bố ngày 13/6/1981 đã thể chế hóa chức năng nhiệm vụ quyền hạn của VKSND Ảnh bìa sách Hiến pháp 1980 nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
  10. *Giai đoạn từ 1992 đến nay -Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đánh dấu sự đổi mới nhận thức của Đảng trong sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội. Hiến pháp 1992 sửa đổi được Quốc hội thông qua khẳng định mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền của xã hôi chủ nghĩa của toàn Đảng toàn dân, Đảng đã khẳng định vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, xác định rõ vị trí vai trò của hệ thống cơ quan tư pháp trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, trong đó có cơ quan VKSND Ảnh bìa Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992
  11. III. Xu hướng phát triển của nghề trong tương lai -Hiện tại trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng -Tỉ lệ tội phạm ngày càng tăng mạnh. Tình hình tội phạm rõ ràng phức tạp hơn: có nhiều hành vi phạm tội hơn, số người phạm tội nhiều hơn, khuynh hướng phạm tội cũng đa dạng hơn, không chỉ là vụ lợi và bạo lực, mà còn cả khuynh hướng siêu vụ lợi như các tội phạm về ma túy và khuynh hướng phạm tội vô ý cũng tăng mạnh - những tội vi phạm quy định về giao thông.
  12. -Tính tới năm 2017, ngành kiểm sát cần thêm khoảng 2.500 kiểm sát viên. Đây là cơ hội lớn cho những bạn trẻ muốn được tham gia vào ngành nghề này.
  13. IV Đặc điểm của nghề 1) Đối tượng lao động -Về học lực: Người đã tốt nghiệp THPT, trong 3 năm học THPT, kết quả học tập lớp 10, 11 đạt từ loại trung bình trở lên; lớp 12 đạt học lực từ loại khá trở lên; hạnh kiểm được xếp loại khá hoặc tốt trong các năm học THPT. - Về tiêu chuẩn chính trị: Đối tượng là công dân Việt Nam, là Đảng viên hoặc Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh, có lịch sử chính trị rõ ràng, tuyệt đối trung thành và chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có cha, mẹ, anh, chị, em ruột hoặc vợ/chồng chưa từng vi phạm pháp luật hình sự đến mức bị kết án, trừ các vi phạm pháp luật hình sự về giao thông.
  14. 2) Nội dung lao động -Khi nhận được thông báo thụ lý việc dân sự, Kiểm sát viên được phân công phải vào sổ thụ lý để theo dõi - Báo cáo Lãnh đạo Viện ra văn bản kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục, nếu thấy văn bản thông báo thụ lý việc của Tòa án có vi phạm pháp luật. Kiểm sát phiên họp giải quyết theo trình tự sơ thẩm. - Hoạt động của Kiểm sát viên trước khi mở phiên họp: - Nghiên cứu hồ sơ - Chuẩn bị phát biểu ý kiến tại phiên họp và lập hồ sơ kiểm sát - Hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên họp: + Kiểm sát viên phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật về trình tự, thủ tục. - Hoạt động của Kiểm sát viên sau phiên họp: + Kiểm sát viên kiểm sát việc Tòa án gửi quyết định giải quyết việc trong thời hạn 5 ngày làm việc theo quy định; + Báo cáo kết quả phiên họp với Lãnh đạo Viện kiểm sát, đề xuất Viện trưởng Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm (nếu còn thời hạn kháng nghị thuộc thẩm quyền Viện trưởng cùng cấp) hoặc báo cáo đề nghị Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị (nếu hết thời hạn kháng nghị thuộc thẩm quyền Viện trưởng cùng cấp) khi xét thấy quyết định của Thẩm phán hoặc Hội đồng xét đơn yêu cầu có vi phạm pháp luật về nội dung hay có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng. - Hoàn thiện hồ sơ kiểm sát giải quyết việc.
  15. 3) Điều kiện lao động -Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. -Có trình độ cử nhân luật trở lên. -Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát. -Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này. -Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. 4) Yêu cầu của nghề -Năng Khiếu +) Kỹ năng tranh tụng của luật sư +) Kỹ năng tiếp xúc và làm việc với khách hàng +) Kỹ năng nói, tốc độ nói, giọng nói, phong thái, tư thế đi lại tại phiên toà +) Có bản lĩnh vững vàng +)Có khả năng diễn đạt tốt -Tuổi: Từ 24 tuổi trở lên 5) Chống chỉ định y học - Về chiều cao, cân nặng: +) Nam: Chiều cao từ 1,60m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên; +) Nữ: Chiều cao từ 1,55m trở lên, cân nặng từ 45 kg trở lên. + Không bị dị hình, dị dạng, khuyết tật, không nói ngọng, nói lắp, không mắc bệnh kinh niên, mãn tính.
  16. V. Thu nhập hàng tháng -Kiểm sát viên có mức lương như đối với công chức hành chính, sự nghiệp, chia làm 3 loại: +)Kiểm sát viên sơ cấp: lương khởi điểm: hệ số 2,34 x 650.000 + phụ cấp 30% +)Kiểm sát viên trung cấp: lương khởi điểm: hệ số 4,4 x 650.000 + 25% phục cấp +)Kiểm sát viên cao cấp: lương khởi điểm: hệ số nhân lương tối đa và phụ cấp 20%. - Tại sao chúng ta phải quan tâm tới thu nhập hàng tháng của nghề nghiệp đó? =>Việc bạn quan tâm tới thu nhập hàng tháng hay không, không quan trọng. Nhưng ít nhất bạn phải biết về nó nếu như không muốn mình phải chịu thiệt. Và việc quan tâm tới thu nhập hàng tháng để đảm bảo sự chi tiêu trong hàng ngày.
  17. VI. Một cơ sở đào tạo nghề Khoa Luật(Đại Khoa Luật(Đại Trường Đại Học Trường Đại Học Học Quốc Gia Học Quốc Gia Luật Hà Nội Luật TP.HCM Hà Nội) TP.HCM) Khoa Luật Khoa Luật Khoa Luật ( Đại Học Kinh (Đại Học Khoa ( Đại Học Cần Tế Quốc Dân) Học) Thơ)