Bài giảng Giáo dục hướng nghiệp Lớp 12 - Định hướng nghề nghiệp: Nhóm nghành dược

pptx 19 trang phanha23b 3870
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục hướng nghiệp Lớp 12 - Định hướng nghề nghiệp: Nhóm nghành dược", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_huong_nghiep_lop_12_dinh_huong_nghe_nghie.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục hướng nghiệp Lớp 12 - Định hướng nghề nghiệp: Nhóm nghành dược

  1. Định hướng nghề nghiệp NHÓM NGHÀNH DƯỢC
  2. Tìm hiểu chung về ngành DƯỢC • Tổng quan về ngành Dược Việt Nam • Nghề dược là công việc liên quan đến ngành dược phẩm (thuốc đông y và tây y). Ngành Dược được phân thành nhiều lĩnh vực như. nghiên cứu thuốc mới, sản xuất thuốc gọi là ngành công nghiệp bào chế; Kinh doanh phân phối và cung ứng thuốc,, quản lý dược, kiểm nghiệm thuốc (để đảm bảo chất lượng dược phẩm khi cung ứng ra thị trường). • Người hành nghề Dược gọi là được gọi là thày thuốc hoặc gọi là Dược sĩ, công việc của Dược sĩ là giới thiệu thuốc mới và bán thuốc theo đơn kê của các y sĩ, Bác sĩ. Dược sĩ cũng là người trực tiếp làm việc trong các Công ty Dược chuyên sản xuất dược phẩm (công nghiệp bào chế thuốc), kinh doanh dược phẩm (công ty phân phối và cung ứng thuốc) hoặc cơ sở quản lý dược, kiểm tra chất lượng thuốc (kiểm nghiệm thuốc), nghiên cứu thuốc mới của Bộ Y tế hoặc các tổ chức y tế tư nhân khác. Hiện nay, tất cả các sinh viên học Đại học, Cao Đẳng Dược sẽ có cơ hội trở thành Dược sĩ của các cơ sở y tế, bệnh viện lớn
  3. Tìm hiểu chung về ngành DƯỢC • Tiềm năng của ngành Dược là như thế nào? • Theo số liệu thống kê của IMS (Tổ chức theo dõi sức khỏe) cho biết, đến năm 2020 chi phí cho các loại thuốc trên toàn thế giới sẽ tăng khoảng 3-6%/năm. Trong khi đó, ở thị trường dược phẩm Việt Nam, có thể coi có mức tăng trưởng cao bậc nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay (khoảng 16%/năm). Do đó, tổ chức này cũng đưa ra dự báo nước ta sẽ chạm mốc 10 tỷ USD vào năm 2020. • Xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn già hóa dân số đang diễn ra, cùng với đó là tình trạng môi trường sống ô nhiễm, hằng ngày con người tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại. Đó chính là những nguyên nhân chủ yếu gây nên trình trạng gia tăng nhu cầu về dược phẩm chăm sóc sức khỏe của con người. • Bên cạnh đó, dân số nước ta sẽ ngày càng tăng lên (hiện tại khoảng 94 triệu dân) mạnh mẽ hơn nữa. Chính điều đó cũng sẽ kéo theo nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của người dân, và nhân sự ngành Dược cũng sẽ tăng lên ngày một mạnh mẽ hơn nữa. • Cơ hội việc làm của ngành Dược như thế nào? • Tỷ lệ dược sĩ trên dân số của nước ta vào năm 2015 mới chỉ đạt khoảng 2,2/10 nghìn dân (số liệu từ Cục quản lý dược). Trong đó, đa phần dược sĩ đang làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, bệnh viện hay những cơ sở sản xuất, kinh doanh dược phẩm Và nhân lực về ngành Dược hiện vẫn đang thiếu rất nhiều, đặc biệt là những nhân lực chất lượng cao. • Cụ thể, ngành Dược cần khoảng 25 nghìn dược sĩ có trình độ từ đại học trở lên mới có thể đáp ứng được nhu cầu của người dân. Do không chỉ bệnh viện, cơ sở y tế, doanh nghiệp dược thiếu hụt nhân lực ngành dược, mà những doanh nghiệp dược nước ngoài có chi nhánh ở Việt Nam, các cơ sở sản xuất thuốc cũng rất “khát”. • Bên cạnh đó, hệ thống phân phối thuốc của nước ta đang ngày càng được mở rộng về quy mô, số lượng Chính vì vậy đây cũng sẽ là một cơ hội rất tốt cho các sinh viên theo học ngành Dược hiện nay.
  4. Tìm hiểu chung về ngành DƯỢC • Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ngành Dược của nước ta • Theo thống kê, nước ta có khoảng 35 cơ sở đào tạo dược sĩ trình độ đại học, so với hơn 80 cơ sở đào tạo khối ngành kinh tế (tháng 6/2014). Điều đó cho chúng ta thấy được cơ hội của các sinh viên theo học ngành Dược ít bị cạnh tranh, do nhu cầu chắc chắc sẽ ngày càng lớn. • Mỗi năm, có rất nhiều sinh viên Dược ra trường, tuy nhiên cũng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu người dân, xã hội. Điều đó khiến cho gánh nặng về nhân sự của ngành Dược hiện nay vẫn luôn là rất lớn. • Do đó, trong giai đoạn 2011 - 2020 sẽ cần số lượng sinh viên ngành Dược vào khoảng 18 nghìn người (Cục Quản lý Dược). Qua đó nhằm tạo bước chuyển biến tích cực đối với sự thiếu hụt nhân lực trong ngành dược. • Đồng thời, hiện cũng đã có rất nhiều công ty dược nước ngoài đang dần thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Chính vì vậy nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành Dược sẽ vẫn còn rất lớn, và là cơ hội tốt cho những bạn sinh viên theo học ngành này. • Hơn nữa, ngành Dược ở Việt Nam vẫn chưa phát huy và tận dụng hết những thế mạnh về nguyên, vật liệu. Mặt khác sự phát triển của ngành Dược vẫn chưa thực sự đồng đều giữa các miền trong cả nước. Hiện tại, mới chỉ thực sự phát triển mạnh ở những thành phố, đô thị lớn, trong khi diện tích nước ta tới ¾ là đồi núi.
  5. DƯỢC HỌC VIÊN QUÂN Y • 1. Khái Quát: • Học viện Quân y, hay Đại học Y - Dược Lê Hữu Trác là một trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam • - Là đại học nghiên cứu và đào tạo bác sĩ, dược sĩ, y sĩ trình độ từ trung cấp, đại học, sau đại học cho quân đội và dân sự của Việt Nam. • - Trường được thành lập ngày 10 tháng 3 năm 1949. • 2. Vị trí: Số 160 Phùng Hưng, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội
  6. DƯỢC HỌC VIÊN QUÂN Y • 3. Điểm chuẩn: • Năm 2015:
  7. DƯỢC HỌC VIÊN QUÂN Y • 3. Điểm chuẩn: • Năm 2016:
  8. DƯỢC HỌC VIÊN QUÂN Y • 3. Điểm chuẩn:
  9. DƯỢC HỌC VIÊN QUÂN Y • 3. Điểm chuẩn:
  10. DƯỢC HỌC VIÊN QUÂN Y • 4.Tiêu chí - Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ, như sau: a. Tiêu chí 1: Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp môn Toán, Lý, Hóa có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển; Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp môn Toán, Hóa, Sinh có điểm thi môn Sinh cao hơn sẽ trúng tuyển. b. Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 như nhau, thì xét đến tiêu chí 2, như sau: Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp môn Toán, Lý, Hóa có điểm thi môn Lý cao hơn sẽ trúng tuyển; Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp môn Toán, Hóa, Sinh có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển. c. Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2 như nhau thì xét đến tiêu chí 3, như sau: Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp môn Toán, Lý, Hóa có điểm thi môn Hóa cao hơn sẽ trúng tuyển; Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp môn Toán, Hóa, Sinh có điểm thi môn Hóa cao hơn sẽ trúng tuyển. Khi xét đến tiêu chí 3 vẫn chưa đủ chỉ tiêu, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định. • 5. Học phí: + Hệ Dân sự: Theo mức học phí chung : 12 triệu/ năm + Hệ Quân sự: Miễn học phí • 6. Nơi ở: Tại trường
  11. Đại học Dược Hà Nội • 1. Khái quát: • Trường Đại học Dược Hà Nội là một trường đại học công lập có trụ sở chính tại Hà Nội. • Tiền thân là khoa Dược thuộc trường Y - Dược Đông Dương, năm 1961 trường được thành lập dưới quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế. • 2. Địa chỉ: 13 - 15 Lê Thánh Tông, 13 - 15 Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, hà nội.
  12. Đại học Dược Hà Nội • 3. Điểm chuẩn:
  13. Đại học Dược Hà Nội • 4. Học phí Đại học Dược Hà Nội năm 2018 – 2019: • Mức học phí đại học Dược Hà Nội năm 2018 - 2019 được quy định cụ thể như sau: • - Đối với hệ đại học thì học phí dự kiến sẽ khoảng 1.180.000 nghìn đồng/ tháng. • - Với hệ cao đẳng thì mức học phí sẽ thấp hơn là 860 nghìn đồng/ tháng. • - Ở hệ cao học và chuyên khoa 1 thì mức học phí sẽ cao hơn hệ đại học là 1.605 nghìn đồng/ tháng. • - Hệ nghiên cứu sinh và chuyên khoa 2 có mức học phí cao nhất lên đến 2.675 nghìn đồng/ tháng. • Bên cạnh đó, học phí đại học Dược Hà Nội qua mỗi năm sẽ có xu hướng tăng cao hơn. Vì thế ngoài việc xem xét đủ điểm trúng tuyển thì việc cân nhắc về học phí ngành các em theo học là rất quan trọng. Với các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn hoặc thuộc diện được miễn giảm học phí thì nhà trường vẫn áp dụng đúng theo các quy định của nhà nước để tạo điều kiện cho các em học tập.
  14. Đại học Dược Hà Nội • 4. Học phí Đại học Dược Hà Nội năm 2018 – 2019: • Khung chương trình đào tạo ngành Dược học: • Khung chương trình quy định sinh viên phải tích lũy 175 tín chỉ (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Kỹ năng mềm) • Trong đó: • + Khối kiến thức chung: 32 tín chỉ • + Khối kiến thức theo lĩnh vực 34 tín chỉ • + Khối kiến thức của khối ngành: 16 tín chỉ • + Khối kiến thức chung của nhóm ngành: 26 tín chỉ • Bắt buộc: 24 tín chỉ • Tự chọn: 2/4 tín chỉ • + Khối kiến thức ngành: 58 tín chỉ • - Các môn học chung: 42 tín chỉ • Bắt buộc: 40 tín chỉ • Tự chọn: 2/6 tín chỉ • - Các môn định hướng chuyên ngành: 16 tín chỉ • Bắt buộc: 14 tín chỉ • Tự chọn: 2/6 tín chỉ • + Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp: 9 tín chỉ • - Thực tập: 2 tín chỉ • - Tốt nghiệp: 7 tín chỉ
  15. Việc làm sau ra trường • Sinh viên tốt nghiệp chương trình có thể thích ứng và hoàn thành các công việc dưới đây với tinh thần chủ động, khoa học và sáng tạo: • - Làm cán bộ quản lý, kỹ thuật trong các cơ sở sản xuất – kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và các sản phẩm liên quan. • - Làm công tác kiểm nghiệm – đánh giá chất lượng thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng tại các viện và các cơ sở kiểm nghiệm. • - Cán bộ quản lý, chuyên gia về chăm sóc dược tại các bệnh viện, các khoa dược/sinh hóa của các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh khác. • - Cán bộ Dược tại các cơ sở truyền thông, các cơ sở cung cấp dịch vụ sức khỏe và các cơ sở khác. • - Làm cán bộ giảng dạy/nghiên cứu tại các trường đào tạo Y, Dược, Thực phẩm, Mỹ phẩm và các khoa học liên quan đến sự sống khác. • - Làm cán bộ nghiên cứu trong các tổ chức nghiên cứu về Dược, Thực phẩm và Mỹ phẩm và các lĩnh vực có liên quan. • - Làm việc trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về Dược, Thực phẩm và Mỹ phẩm ở các cơ quan địa phương và trung ương
  16. LỢI ÍCH VÀ KHÓ KHĂN KHI THEO NGÀNH DƯỢC • Dược được coi là ngành “ hot” và được nhiều học sinh, sinh viên theo đuổi. Theo thống kê mới nhất của Úc về việc làm, có tới hơn 96% sinh viên Dược có công việc ổn định sau khi tốt nghiệp ra trường 4 tháng. Để đạt được những thành công nhất định, bên cạnh những cơ hội, và lợi ích, các sinh viên ngành dược dược cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình theo đuổi ước mơ của mình.
  17. LỢI ÍCH VÀ KHÓ KHĂN KHI THEO NGÀNH DƯỢC • 1. Những lợi ích đem lại từ ngành Dược: • - Về chuyên môn: Có được những kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức y dược học cơ sở và có các phương pháp luận trong những nghiên cứu khoa học. Đồng thời có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực sản xuất và đảm bảo chất lượng, tư vấn việc sử dụng thuốc, các loại mỹ phẩm hay thực phẩm chức năng • - Kỹ năng cứng: Có điều kiện tham gia tổ chức và thực hành rất tốt trong những lĩnh vực: đảm bảo chất lượng, sản xuất, cung ứng , tồn trữ và tư vấn sử dụng thuốc hay các loại mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. Triển khai được những hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực trên. • - Kỹ năng mềm: Được trau dồi khả năng giao tiếp, thuyết trình, viết, hay thảo luận, đàm phán và đặc biệt là làm chủ tình huống. Tổ chức và quản lý được những nguồn lực, dịch vụ cũng như các môi trường làm việc. Có khả năng thiết lập kế hoạch và quản lý quỹ thời gian làm việc của mình một cách hiệu quả; đồng thời tổ chức và làm việc theo nhóm tốt. • - Thái độ: Có được động cơ học tập, làm việc đúng đắn, luôn nhận thức được nhu cầu và cập nhật kiến thức liên tục. Trau dồi được đạo đức nghề nghiệp, và hành nghề đúng pháp luật, luôn trung thực, khách quan. • - Vị trí làm việc của người học Dược sau khi tốt nghiệp: Đảm nhiệm được các vị trí công tác Dược quan trọng trong các cơ quan quản lý, các cơ sở điều trị, kiểm tra giám sát chất lượng dược phẩm, sản xuất, kinh doanh, Có khả năng tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học hay quản lý trong những đơn vị đào tạo, nghiên cứu chuyên môn y dược.
  18. LỢI ÍCH VÀ KHÓ KHĂN KHI THEO NGÀNH DƯỢC • 2. Khó khăn cho sinh viên khi theo học ngành Dược: • – Không xác định được mục đích học tập của mình: Mục đích học tập là điều rất quan trọng. Tuy nhiên nhiều sinh viên lại không ý thức được tầm quan trọng ấy, vì vậy đã gặp phải rất nhiều khó khăn, không có động lực để phấn đấu cho bất cứ điều gì. Và khi không có mục đích học tập hay làm việc thì kết quả bạn đạt được dường như nó chẳng có giá trị gì cả ! • – Sự siêng năng: Học Dược không khó nhưng chúng đòi hỏi sự siêng năng, cần cù và chăm chỉ. Và đôi lúc sự chểnh mảng làm bạn không thiết tha đến việc học hành vì bất cứ một lý do nào đó trong cuộc sống sẽ có tác động xấu tới cả quá trình phấn đấu của bản thân. • – Sự chủ động: Trong mọi lĩnh vực thì sự chủ động luôn là điều cần thiết. Vì vậy, đừng bao giờ để mình rơi vào tình trạng thụ động hay "nước đến chân mới nhảy” nhé. • – Sự sáng tạo: Dược đòi hỏi nhiều sự sáng tạo. Cần có cái nhìn tích cực trước mọi vấn đề và luôn không ngừng sáng tạo ra những thứ mới lạ. Tất cả sẽ giúp bạn rút ngắn khoảng cách dẫn đến con đường của thành công.