Bài giảng Hình học Lớp 7 - Tiết 12, Bài 7: Định lí

ppt 18 trang buihaixuan21 3760
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hình học Lớp 7 - Tiết 12, Bài 7: Định lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_hinh_hoc_lop_7_tiet_12_bai_7_dinh_li.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hình học Lớp 7 - Tiết 12, Bài 7: Định lí

  1. Kiểm tra bài cũ: 1/ Hãy nêu tiên đề Ơ – clit? 2/ Hãy nêu tính chất của hai góc đối đỉnh? Đây là Tiên đề Ơ – clit: Tiên đề. Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó. Tính chất hai góc đối đỉnh: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. Đây là Định lí.
  2. Tiết 12 Bài 7. ĐỊNH LÍ – LUYỆN TẬP 1. Định lí: - Định lí là một khẳng định suy ra từ những khẳng định được coi là đúng
  3. Ba tính chất ở bài 6 là ba định lí. Em hãy phát biểu lại ba định lí đó? 1/ Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau. 2/ Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia. 3/ Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
  4. Các định lí này giống nhau ở điểm nào? 1/ Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau. 2/ Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia. 3/ Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
  5. Tiết 12 Bài 7. ĐỊNH LÍ LUYỆN TẬP 1. Định lí: - Định lí là một khẳng định suy ra từ những khẳng định được coi là đúng - Định lí gồm hai phần giả thiết và kết luận: + Giả thiết (GT): Là điều đã cho, thường ở trước từ “thì” + Kết luận (KL): Là điều phải suy ra, thường ở sau từ “thì”
  6. a) Hãy chỉ ra giả thiết và kết luận của định lí: “Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau”. b) Vẽ hình minh họa định lí trên và viết giả thiết, kết luận bằng kí hiệu.
  7. a) Giả thiết: Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba Kết luận: chúng song song với nhau b) a a // c b GT b // c c KL a // b
  8. Tiết 12 Bài 7. ĐỊNH LÍ – LUYỆN TẬP 1. Định lí: 2. Chứng minh định lí: • Chứng minh định lí là dùng lập luận để từ giả thiết suy ra kết luận • Ví dụ: Chứng minh định lí: Góc tạo bởi hai tia phân giác của hai góc kề bù là một góc vuông
  9. z m n x O y
  10. z xOz và yOz kề bù m n Om là tia phân giác của xOz GT On là tia phân giác của góc yOz KL mOn = 900 x O y 1 CM: mOz = xOz (1) (vì Om là tia phân giác của xOz) 2 1 nOz = yOz (2) (vì On là tia phân giác của yOz) 2 Từ (1) và (2) ta có: mOz + nOz = .(xOz + yOz) mOz + nOz = . 1800 (vì xOz và yOz kề bù) hay mOn = 900 (đpcm)
  11. Câu 1. Một khẳng định được suy ra từ những khẳng định đúng thì gọi là gì? A Định nghĩa BB Định lí C Tiên đề D Cả 3 đều đúng
  12. Câu 2. Định lí “Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau” có giả thiết và kết luận là: A GT: Ô1 = Ô2 - KL: Ô1, Ô2 đ/đỉnh O 1 2 B GT: Ô1 và Ô2 - KL: Ô1 = Ô2 C C GT:GT: ÔÔ11,, ÔÔ22 đ/đỉnhđ/đỉnh KL:KL: ÔÔ11 == ÔÔ22 D Cả ba đều sai.
  13. Bài tập 49 Hãy chỉ ra giả thiết và kết luận của các định lí sau: a) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song. Giải GT: Một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau KL: Hai đường thẳng đó song song
  14. b) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong bằng nhau. Giải GT: Một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song KL: Hai góc so le trong bằng nhau.
  15. Bài tập 50 a)Hãy viết kết luận của định lí sau bằng cách điền vào chỗ trống ( ) Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
  16. Bài tập 50 b) Vẽ hình minh họa định lí đó và viết giả thiết, kết luận bằng kí hiệu. a a ⊥ c GT b ⊥ c b KL a // b c