Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Chủ đề: Oxi-Không khí - Trương Thế Thảo
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Chủ đề: Oxi-Không khí - Trương Thế Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_hoa_hoc_lop_8_chu_de_oxi_khong_khi_truong_the_thao.pptx
Nội dung text: Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Chủ đề: Oxi-Không khí - Trương Thế Thảo
- KÊNH YOUTUBE: HÓA HỌC THCS GIÁO VIÊN: TRƯƠNG THẾ THẢO
- Chủ đề: OXI – KHÔNG KHÍ I. Tính chất hóa học và cách điều chế O2 1. Tính chất hóa học: - Oxi tác dụng với nhiều phi kim (trừ Cl2; Br2 ) tạo oxit phi kim. t0 S + O2 → SO2 t0 4P + 5O2 → 2P2O5 - Oxi tác dụng với nhiều kim loại (trừ Au, Ag, Pt) tạo oxit kim loại: t0 3Fe + 2O2 → Fe3O4 t0 4K + O2 → 2K2O - Oxi tác dụng được nhiều hợp chất hữu cơ: t0 CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O t0 2C2H2+ 5O2 → 4CO2 + 2H2O => Oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt là ở nhiệt độ cao: tác dụng với nhiều kim loại, phi kim và hợp chất
- Chủ đề: OXI – KHÔNG KHÍ I. Tính chất hóa học và cách điều chế O2 1. Tính chất hóa học: 2. Điều chế: - Nung các hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao: t0 2KClO3 → 2KCl + 3O2 t0 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 t0 2HgO → 2Hg + O2 đp - Điện phân nước: 2H2O → 2H2 + O2 - Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
- Chủ đề: OXI – KHÔNG KHÍ II. Một số kiến thức cần nhớ: - Phản ứng phân hủy: là phản ứng hóa học trong đó 1 chất sinh ra hai hay nhiều chất mới. t0 2KClO3 → 2KCl + 3O2 t0 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 - Phản ứng hóa hợp: là phản ứng hóa học trong đó chỉ có 1 chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. 4K + O2 → 2K2O t0 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 - Sự oxi hóa 1 chất là sự tác dụng của chất đó với Oxi - Sự oxi hóa chậm: là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng. - Sự cháy: là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. + Điều kiện phát sinh sự cháy: Chất cháy phải nóng đến nhiệt độ cháy; phải có đủ khí oxi cho chất cháy. + Muốn dập tắt sự cháy cần thực hiện 1 hoặc đồng thời cả hai biện pháp: Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy; cách li chất cháy với khí Oxi - Thành phần của không khí: Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là: 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác (khí CO2, hơi nước, khí hiếm )
- Chủ đề: OXI – KHÔNG KHÍ III. OXIT: - Định nghĩa: Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi - Phân loại: + Oxit axit: thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit + Oxit bazơ: Là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ. - Gọi tên Oxit: + Tên Oxit bazơ: Tên kim loại (Kèm hóa trị nếu nhiều hóa trị) + Oxit. + Tên Oxit axit: Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + Oxit + Tiền tố: 1: Mono; 2: đi; 3: tri; 4: tetra; 5: penta; 6: hexa;7: hepta.
- Chủ đề: OXI – KHÔNG KHÍ III. OXIT: - Gọi tên Oxit: + Tên Oxit bazơ: Tên kim loại (Kèm hóa trị nếu nhiều hóa trị) + Oxit. + Tên Oxit axit: Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + Oxit + Tiền tố: 1: Mono; 2: đi; 3: tri; 4: tetra; 5: penta; 6: hexa;7: hepta. t0 K2O: Kali oxit Fe2O3: Sắt (III) oxit N2O: Đinitơ oxit P2O5: Điphotpho pentaoxit CO: Cacbon oxit