Bài giảng Hóa học Lớp 9 - Bài 18: Nhôm

ppt 19 trang phanha23b 22/03/2022 8520
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học Lớp 9 - Bài 18: Nhôm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_hoa_hoc_lop_9_bai_18_nhom.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hóa học Lớp 9 - Bài 18: Nhôm

  1. Bài tập : số 3 / 58 /sgk Có nên dùng xô , chậu , nồi nhôm để đựng vôi , nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng hay không ? .Hãy giải thích . Giải : Không nên vì vôi , nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng có môi trường kiềm sẽ làm nhôm bị hoà tan trong kiềm .
  2. MỘT SỐ VẬT DỤNG – ĐỒ DÙNG LÀM TỪ NHÔM VÀ HỢP KIM NHÔM Xoong nồi bằng nhôm Ghế bố nhẹ với chất liệu từ nhôm Máy ảnh làm từ hợp kim nhôm chống trày Vỏ máy bằng hợp kim nhôm Dây cáp điện bằng nhôm Ô tô Từ các hình ảnh và kiến thức thực tế , các em hãy nêu ứng dụng của Nhôm ?
  3. BÀI 18 : NHÔM IV / Sản xuất nhôm : 1/ Nguyên liệu : để sản xuất nhôm là quặng bôxit có thành phần chủ yếu là Al2O3 2/ Phương pháp: Điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxit và criolit thu được nhôm và oxi Đ / phân nóng 2 Al2O3 4 Al + 3 O2 chảy criolit
  4. KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN QUẶNG BÔXIT Chế biến quặng bôxit chứa đựng nhiều rủi ro. Khai thác quặng bôxit chế biến thành alumin để luyện nhôm là một quy trình tiêu tốn lượng nước và điện năng khổng lồ, đồng3/23/2022 thời phát thải một lượng khí thải nhà kính và bùn đỏ có sức hủy diệt 11môi trường rất ghê gớm. Vì vậy khi khai thác cần phải tính toán kỹ.
  5. Bài tập : Có những kim loại sau : 1 . Sắt , 2. Đồng , 3. Kẽm , 4. Nhôm . Hãy chọn một kim loại có đủ các tính chất sau : a/ Nhẹ , dẫn điện và dẫn nhiệt tốt . b/ Phản ứng mạnh với dung dịch axít clohiđric c/ Tan trong dung dịch kiềm giải phóng khí hidro Đáp án : 1. Sắt S 2 . Đồng S 3 . Kẽm S 4. Nhôm Đ
  6. Bài tập 1: ( HS HĐ cá nhân -> hoàn thiện bài tập ) Có 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong các kim loại sau: Al, Ag, Fe. Em hãy trình bày phương pháp để phân loại các kim loại trên.
  7. - Dùng dung dịch NaOH. Nếu thấy sủi bọt: kim loại đó là nhôm. Nếu không sủi bọt là: Fe, Ag. - Dùng dung dịch HCl. Nếu có sủi bọt là Fe. Nếu không thấy hiện tượng gì là Ag. + PTHH: 2Al+ 2NaOH+ 2H2O 2NaAlO2+ 3H2 Fe + 2HCl FeCl2 + H2
  8. Bài tập : số 2 / 58 / sgk Thả một mảnh nhôm vào các ống nghiệm chứa các dung dịch sau : a/ MgSO4 , b/ CuCl2 , c/ AgNO3 , d/ HCl Cho biết hiện tượng xảy ra .Giải thích và viết các phương trình hoá học
  9. Giải thích Ống nghiệm a : không xảy ra phản ứng , vì Al đứng sau Mg trong dãy HĐHH của một số kim loại . Ống nghiệm b : Chất rắn màu đỏ bám ngoài nhôm , nhôm tan dần , màu xanh của dd CuCl2 nhạt dần 2Al + 3CuCl2 2 AlCl3 + 3 Cu Ống nghiệm c : có chất rắn màu trắng xám bám ngoài Al, Al tan dần Al + 3 AgNO3 Al(NO3)3 + 3 Ag Ống nghiệm d : có sủi bọt khí , nhôm tan dần 2Al + 6 HCl 2 AlCl3 + 3 H2