Bài giảng Hóa học Lớp 9 - Bài 4: Dầu mỏ, khí thiên nhiên, nhiên liệu

ppt 44 trang phanha23b 22/03/2022 3970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hóa học Lớp 9 - Bài 4: Dầu mỏ, khí thiên nhiên, nhiên liệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_hoa_hoc_lop_9_bai_4_dau_mo_khi_thien_nhien_nhien_l.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hóa học Lớp 9 - Bài 4: Dầu mỏ, khí thiên nhiên, nhiên liệu

  1. CHỦ ĐỀ DẦU MỎ, KHÍ THIÊN NHIÊN, NHIÊN LIỆU
  2. BÀI TẬP Điền nội dung phù hợp vào các ô trống trong bảng sau: Metan Etilen CTPT CH4 C2H4 CTCT H H C H CH2 = CH2 H Đặc điểm Có 4 liên kết đơn (C – H) Có 4 liên kết đơn (C – H) cấu tạo Có 1 liên kết đôi ( C = C) Phản ứng Thế với clo (ánh sáng) Cộng với dung dịch brom đặc trưng Ứng dụng - Nhiên liệu. - Điều chế nhựa polietilen, chính - Nguyên liệu. rượu etylic, axit axetic,
  3. CHỦ ĐỀ DẦU MỎ, KHÍ THIÊN NHIÊN, NHIÊN LIỆU
  4. Chủ đề: DẦU MỎ, KHÍ THIÊN NHIÊN, NHIÊN LIỆU A- DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN I- DẦU MỎ 1. Tính chất vật lí Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước. Theo dõi hình ảnh trên và kết hợp SGK, hãy nêu tính chất vật lí của dầu mỏ?
  5. Chủ đề: DẦU MỎ, KHÍ THIÊN NHIÊN, NHIÊN LIỆU Đọc SGK, mục 2 trang 126, hãy cho biết dầu I- DẦU MỎ Từ mô tả, hãy nêu cấu tạo mỏ dầu? 2. Trạng thái tự nhiên, mỏ có ở đâu? thành phần của dầu mỏ - Dầu mỏ có ở đâu? Dầu mỏ tập trung thành những vùng lớn, ở sâu Khí trong lòng đất → mỏ dầu. Dầu Mỏ dầu (3 lớp): - Lớp khí: Thành phần chính Nước là metan (ở trên). - Lớp dầu lỏng: Là một hỗn Cấu tạo mỏ dầu hợp phức tạp của nhiều loại hiđrocacbon. (ở giữa). - Lớp nước mặn (dưới đáy). Lớp khí đồng hành ( khí mỏ dầu ) Lớp dầu lỏng Lớp nước mặn
  6. Chủ đề: DẦU MỎ, KHÍ THIÊN NHIÊN, NHIÊN LIỆU I- DẦU MỎ 2. Trạng thái tự nhiên, Theo dõi mô tả sau: thành phần của dầu mỏ - Dầu mỏ được khai thác như thế nào?
  7. Khí Dầu NướcNước hoặchoặc khíkhí
  8. Chủ đề: DẦU MỎ, KHÍ THIÊN NHIÊN, NHIÊN LIỆU I- DẦU MỎ Từ mô tả kết hợp với sách giáo khoa, hãy 2. Trạng thái tự nhiên, cho biết dầu mỏ được khai thác như thế thành phần của dầu mỏ nào? - Dầu mỏ được khai thác như thế nào? Khoan những giếng dầu. Giàn khoan trên biển Giàn khoan trên đất liền
  9. Chủ đề: DẦU MỎ, KHÍ THIÊN NHIÊN, NHIÊN LIỆU I- DẦU MỎ Theo dõi sơ đồ chưng cất dầu mỏ và ứng 3. Các sản phẩm chế biến từ dụng của các sản phẩm dầu mỏ
  10. VanVan Khí đốt 0 65 c Xăng 2500c Dầu hoả 3400c Dầu điezen Dầu mazut Dầu thô 5000c Nhựa đường Giàn khoan Sơ đồ chưng cất dầu mỏ và ứng dụng của các sản phẩm
  11. Chủ đề: DẦU MỎ, KHÍ THIÊN NHIÊN, NHIÊN LIỆU I- DẦU MỎ Từ Lượng sơ đồ xăng hãy thu kể được tên các khi sản chưng phẩm cất sau dầu khi mỏ 3. Các sản phẩm chế biến chưng cất dầu mỏ và ứng dụng của chúng?chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Để tăng lượng từ dầu mỏ xăng, sử dụng phương pháp crăckinh để chế Bằng cách chưng cất biến dầu nặng thành xăng, Nhờ đó, lượng dầu mỏ, thu được: xăng thu được chiếm khoảng 40% khối - xăng. lượng dầu mỏ. - dầu hỏa. - khí đốt, Nhà máy lọc dầu Dung Quất - Bình Sơn – Quảng Ngãi
  12. Chủ đề: DẦU MỎ, KHÍ THIÊN NHIÊN, NHIÊN LIỆU II- KHÍ THIÊN NHIÊN Từ Khí biểu thiên đồ, nhiên kết hợp được với khai SGK thác hãy như cho thế biết: nào, - Có trong các mỏ khí dưới Khí ứng dụng của khí thiên nhiên? thiên nhiên có ở đâu, thành phần chủ yếu lòng đất. là khí nào? ?> ? - Thành phần chủ yếu là metan. - Khai thác: khoan xuống mỏ khí. - Ứng dụng: là nhiên liệu, Biểu đồ hàm lượng metan trong nguyên liệu. (a) khí thiên nhiên. (b) khí mỏ dầu. Đường ống dẫn khí
  13. III- DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN Ở VIỆT NAM (HS tự đọc SGK/128). VỊ TRÍ MỘT SỐ MỎ DẦU VÀ KHÍ Ở VIỆT NAM
  14. SỰ CỐ XĂNG DẦU Cháy nổ Dầu loang
  15. Chủ đề: DẦU MỎ, KHÍ THIÊN NHIÊN, NHIÊN LIỆU B- NHIÊN LIỆU Than, củi, dầu hỏa, khí gaz, gọi là I- NHIÊN LIỆU LÀ GÌ? nhiên liệu. Vậy nhiên liệu là gì? - Là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiều nhiệt và phát sáng. Bếp than Bếp củi Bếp dầu Bếp gas
  16. Chủ đề: DẦU MỎ, KHÍ THIÊN NHIÊN, NHIÊN LIỆU B- NHIÊN LIỆU II- NHIÊN LIỆU ĐƯỢC PHÂN LOẠI NHƯ THẾ NÀO?
  17. Nhiên liệu khí NHIÊN Nhiên liệu LIỆU lỏng Nhiên liệu rắn
  18. Chủ đề: DẦU MỎ, KHÍ THIÊN NHIÊN, NHIÊN LIỆU B- NHIÊN LIỆU Dựa vào trạng thái II- PHÂN LOẠI người ta chia nhiên Dựa vào trạng thái chia thành 3 loại: liệu thành mấy loại, 1- Nhiên liệu rắn là những loại nào? - Than mỏ (gồm: Than gầy, than mỡ, than non, than bùn): Làm chất đốt. Hãy nêu tên các loại - Gỗ: Chủ yếu làm vật liệu xây dựng, sản xuất giấy. nhiên liệu rắn và 2- Nhiên liệu lỏng ứng dụng của chúng? 3- Nhiên liệu khí
  19. Than mỏ được tạo thành do thực vật bị vùi lấp dưới đất và phân hủy dần trong hàng triệu năm. Thời gian phân hủy càng dài, than càng già và hàm lượng cacbon trong than ngày càng cao. MỎ THAN QUẢNG NINH
  20. Than mỏ gồm: Than gầy Than mỡ và Than bùn than non - Là loại than già nhất. - Là loại than trẻ nhất. - Chứa trên 90% C. - Chứa ít C hơn than - Được tạo thành ở đáy - Cháy tỏa ra rất nhiều gầy. các đầm lầy. nhiệt. - Dùng làm nhiên liệu. - Dùng để luyện than - Dùng làm chất đốt và cốc. phân bón.
  21. Than cốc là sản phẩm tạo thành từ than mỡ, là loại than chứa ít lưu huỳnh và ít tro nhiều chất bốc nhờ quy trình luyện than mỡ thành than cốc ở điều kiện yếm khí trên 1000°С.
  22. Nhiên liệu (hạn chế) ỨNG DỤNG Làm đồ dùng, vật dụng CỦA GỖ Vật liệu xây dựng Nguyên liệu sản xuất giấy
  23. Chủ đề: DẦU MỎ, KHÍ THIÊN NHIÊN, NHIÊN LIỆU B- NHIÊN LIỆU Hãy nêu tên một số II- PHÂN LOẠI loại nhiên liệu lỏng Dựa vào trạng thái chia thành 3 loại: và ứng dụng của 1- Nhiên liệu rắn chúng? - Than mỏ (gồm: Than gầy, than mỡ, than non, than bùn): Làm chất đốt. - Gỗ: Chủ yếu làm vật liệu xây dựng, sản xuất giấy. 2- Nhiên liệu lỏng - Gồm các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ (xăng, dầu hỏa, ) và rượu. - Chủ yếu dùng cho động cơ, một phần nhỏ để đun nấu và thắp sáng.
  24. - Xăng sinh học E5 là nhiên liệu chứa 5% thể tích cồn sinh học và 95% thể tích xăng truyền thống. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiên liệu được cho là hành động thiết thực để bảo vệ môi trường. Vì NLSH là loại nhiên liệu được chế xuất từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật như trên nên nó là sản phẩm hoàn toàn thân thiện với môi trường và là nguồn nhiên liệu tái sinh được. - Sử dụng NLSH giúp giảm thiểu đáng kể các loại khí thải độc hại có trong các nhiên liệu truyền thống như CO, SO2, hạt bụi và khí CO2. Ngoài ra, lượng khí độc hại thải ra môi trường của xăng sinh học ít hơn so với xăng truyền thống, làm giảm hiệu ứng nhà kính, giúp cho môi trường được an toàn và trong sạch hơn.
  25. Chủ đề: DẦU MỎ, KHÍ THIÊN NHIÊN, NHIÊN LIỆU B- NHIÊN LIỆU Hãy nêu tên các loại II- PHÂN LOẠI nhiên liệu khí và Dựa vào trạng thái chia thành 3 loại: ứng dụng của 1- Nhiên liệu rắn chúng? - Than mỏ (gồm: Than gầy, than mỡ, than non, than bùn): Làm chất đốt. - Gỗ: Chủ yếu làm vật liệu xây dựng, sản xuất giấy. 2- Nhiên liệu lỏng - Gồm các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ (xăng, dầu hỏa, ) và rượu. - Chủ yếu dùng cho động cơ, một phần nhỏ để đun nấu và thắp sáng. 3- Nhiên liệu khí - Gồm các loại khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc, khí lò cao, khí than. - Cháy ít gây độc hại → sử dụng trong đời sống và công nghiệp.
  26. Nhiên liệu khí được sử dụng trong đời sống và trong công nghiệp.
  27. Chủ đề: DẦU MỎ, KHÍ THIÊN NHIÊN, NHIÊN LIỆU (Tiết 2) B- NHIÊN LIỆU Theo dõi các ví dụ sau: ?> ? III- SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ?
  28. Cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy.
  29. Cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy
  30. Tăng diện tích tiếp xúc giữa than , gaz với không khí
  31. Chủ đề: DẦU MỎ, KHÍ THIÊN NHIÊN, NHIÊN LIỆU B- NHIÊN LIỆU Từ các ví dụ trên hãy cho biết III- SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU sử dụng nhiên liệu như thế nào NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ? cho hiệu quả? ?> ? 1. Cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy. 2. Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí hoặc oxi. 3. Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết, phù hợp với nhu cầu sử dụng.
  32. Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên là những nguồn nhiên liệu thiết yếu. Tuy nhiên, các nhiên liệu trên luôn có lẫn hợp chất chứa lưu huỳnh hoặc nitơ, vì vậy khi cháy, ngoài sự tạo ra khí CO2 thường có lẫn các khí khác như SO2, NO2, CO, gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, các nguồn nhiên liệu trên đang dần cạn liệt, vì vậy, người ta đang nghiên cứu tìm nguồn nhiên liệu thay thế. Một trong các hướng nghiên cứu đó là dùng khí hiđro làm nhiên liệu.
  33. Hydro khi cháy chỉ tạo ra nước, không gây ô nhiễm môi trường nên hiđro là loại nhiên liệu sạch lý tưởng. Đã được sử dụng làm nhiên liệu phóng các tàu vũ trụ từ lâu, nhưng hydro chưa được sử dụng phổ biến trong đời sống vì giá đắt và ở nhiệt độ bình thường, hydro tồn tại dưới dạng khí nên khó lưu trữ, vận chuyển. Tuy nhiên, với khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp và đời sống, hydro đang được xem là nguồn năng lượng tái tạo cho thế kỷ XXI.
  34. Khi xe chở xăng chạy đường dài, thùng xe sẽ ma sát với không khí, sẽ tích Tạiđiện saovà xecó thể bồntạo (xetia lửa chởđiện. Điều này rất nguy hiểm, xăng,vì nó dầu)sẽ gây có dâycháy/ xíchnổ nhỏbình xăng (vì khi xăng tiếp xúc nốitia vớilửa sẽ bồngây hướngcháy). Vì xuốngvậy , người ta dùng dây xích nối lòngvới đường?thùng xăng để dẫn dòng điện từ thùng xe xuống lòng đường. Dây xích này thường nhỏ, vì để tăng độ dẫn điện.
  35. Chất lỏng, sánh, màu nâu đen, không tan trong sâu nước, nhẹ hơn nước. nằm Mỏ dầu, trong lòng đất. là hỗn hợp tự nhiên Tính chất Dầu mỏ TTTN và vật lí của nhiều loại hiđrocacbon. thành phần Khai thác bằng cách DẦU khoan giếng. MỎ Các sản phẩm Xăng, dầu hỏa, - Có trong mỏ khí, dưới lòng đất. - Thành phần chủ yếu là khí metan. KHÍ - Dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu. THIÊN NHIÊN Chủ đề: DẦU MỎ, KHÍ THIÊN NHIÊN, NHIÊN LIỆU NHIÊN LIỆU - Cung cấp đủ không khí (oxi) - Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu. - Duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết.
  36. Chủ đề: DẦU MỎ, KHÍ THIÊN NHIÊN, NHIÊN LIỆU C- LUYỆN TẬP Bài tập 1: Trong tự nhiên, khí metan có nhiều trong A. khí quyển. B. mỏ khí, mỏ dầu, mỏ than. C. nước biển. D. Nước ao.
  37. Bài tập 2: Chất nào sau đây làm mất màu nước brom? A. C2H4. B. CH4. C. C2H6. D. C2H4 và CH4.
  38. Bài tập 3: Thể tích khí oxi cần để đốt cháy hết 3,36 lít khí metan (đktc) là A. 22,4 lít. B. 4,48 lít. C. 3,36 lít. D. 6,72 lít.
  39. Bài tập 4: Cho hỗn hợp khí metan và etilen (đktc) đi qua dung dịch brom thấy lượng brom đã phản ứng là 4 gam. Thể tích khí đã tham gia phản ứng là A. 0,224 lít. B. 0,56 lít. C. 0,112 lít. D. 0,336 lít.
  40. Bài tập 3 – SGK/132: Hãy giải thích tác dụng của những việc làm sau: a) Tạo các hàng lỗ trong các viên than tổ ong? Làm tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu (than) với oxi không khí. b) Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa? Cung cấp đủ không khí cho quá trình cháy. c) Đậy bớt cửa lò khi ủ bếp than? Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết, phù hợp với nhu cầu sử dụng, tận dụng lượng nhiệt do sự cháy tạo ra.
  41. Bài tập 2 – SGK/133: Có hai bình đựng hai chất khí là CH4 và C2H4. Chỉ dùng dung dịch brom có thể phân biệt được hai chất khí trên không? Nêu cách tiến hành. - Dùng dung dịch brom có thể phân biệt được hai chất khí metan và etilen. - Dẫn các khí lội qua dung dịch brom, nếu làm mất màu dung dịch brom là khí etien, do; C2H4 + Br2 → C2H4Br2 Không hiện tượng gì là khí metan.
  42. Bài tập 4 – SGK/133: Đốt cháy 3 gam chất hữu cơ A thu được 8,8 gam khí CO2 và 5,4 gam H2O. a) Trong hợp chất hữu cơ A có những nguyên tố nào? b) Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Tìm CTPT của A. c) Chất A có làm mất màu dung dịch brom không? d) Viết PTHH của A với clo khi có ánh sáng. a) Hợp chất A gồm có những nguyên tố: - Số mol CO2 = 8,8 : 44 = 0,2 (mol) → nC = 0,2 (mol) - Số mol H2O = 5,4 : 18 = 0,3 (mol) → nH = 0,6 (mol) - mC = 0,2 . 12 = 2,4 (gam) → mH = 0,6 (gam) → A gồm C và H.
  43. Bài tập 4 – SGK/133: Đốt cháy 3 gam chất hữu cơ A thu được 8,8 gam khí CO2 và 5,4 gam H2O. a) Trong hợp chất hữu cơ A có những nguyên tố nào? b) Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Tìm CTPT của A. c) Chất A có làm mất màu dung dịch brom không? d) Viết PTHH của A với clo khi có ánh sáng. b) CTPT của A: Gọi CTPT của A là CxHy. Ta có: x : y = 2,4/12 : 0,6/1 = 0,2 : 0,6 = 2 : 6 → CTĐGN của A là (C2H6)n. Ta có: 30n < 40 → n < 1,33 → n = 1 → CTPT A là C2H6. c) CH3 – CH3 không làm mất màu dung dịch brom. d) PTHH: Ánh sáng CH3 - CH3 + Cl2 CH3 - CH2Cl + HCl
  44. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 1 – Học bài. 2 – Chuẩn bị bài mới: - Đọc bài 44/SGK/trang 136: Rượu etylic. - Xem các thí nghiệm trên Youtube: + Đốt cháy rượu etylic. + Rượu etylic tác dụng với natri. - Ghi lại hiện tượng của các phản ứng trên. VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG - Tại sao hiện nay người ta không sử dụng xăng pha chì để dùng làm nhiên liệu cho các loại động cơ xe máy, xe ô tô?