Bài giảng Hóa học Lớp 9 - Tiết 37: Các oxit của cacbon

ppt 9 trang phanha23b 5150
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học Lớp 9 - Tiết 37: Các oxit của cacbon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_hoa_hoc_lop_9_tiet_37_cac_oxit_cua_cacbon.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hóa học Lớp 9 - Tiết 37: Các oxit của cacbon

  1. Xin chào cô giáo bộ môn và các bạn trong lớp 9A1
  2. Tiết 37: TNST-CO Chủ đề: Tìm hiểu về tính chất của khí CO; Phòng và thoát hiểm ngộ độc khí CO
  3. Cacbon monoxit: CO-PTK:28 -Là chất khí không màu không mùi, ít tan trong nước, hơi nhẹ hơn không khí, rất độc -CO là oxit trung tính và là chất khử oxit kim loại ở nhiệt độ cao -Khí CO được sinh ra khi đốt cháy không hoàn toàn các loại nhiên liệu như: gas, than, củi, xăng, dầu nhất là khi nhiên liệu được đốt trong điều kiện thiếu không khí, thiếu ôxy, Trong gia đình, khí CO được tạo ra trong các thiết bị dùng xăng, gas làm nhiên liệu như xe máy, ô tô, lò sưởi và bếp lò v.v. Cacbon monoxit cũng tồn tại trong khói thuốc lá.
  4. Khí CO là loại khí có độc tính cao, rất nguy hiểm. Gây ngộ độc cacbon monoxit. Dưới đây là 1 số tác hại của khí CO: -Nếu hít phải 1 lượng lớn khí CO vào cơ thể, sẽ gây nên tình trạng thiếu oxi trong máu. Nếu tình trạng đó kéo dài có nguy cơ tử vong rất cao. -Chính vì khí CO là loại khí không màu và không mùi, nên chúng ta rất khó để phát hiện sự có mặt của chúng. Rất nguy hiểm nếu hít phải. -CO có tính liên kết với hemoglobin (Hb) trong hồng cầu mạnh gấp 230-270 lần so với oxy nên khi được hít vào phổi CO sẽ gắn chặt với Hb thành HbCO do đó máu không thể chuyên chở oxy đến tế bào. Ngộ độc khí CO có thể xảy ra ở những trường hợp chạy máy nổ phát điện trong nhà kín, sản phụ nằm lò than trong phòng kín, ngủ trong xe hơi đang nổ máy trong nhà hoặc gara
  5. Đặc biệt trong thời tiết gió lạnh, rét đậm, rét hại Chính vì vậy, một số người dân đã tìm các cách để chống rét, trong đó có việc đốt than củi sưởi ấm Tuy nhiên, do không biết cách sử dụng nên nhiều người đã bị nhập viện trong tình trạng nguy kịch do bị ngộ độc khí CO khi đốt than củi sưởi ấm.
  6. Biện pháp phòng tránh ngộ độc khí CO -Nên tránh xa và hạn chế đi vào các ga-ra khép kín, các khu vực nhỏ hẹp kín hơi đang có các máy móc hoạt động -Kiểm tra và bảo trì các thiết bị đúng cách như máy nước nóng, bếp gas, lò sưởi, Với bất kỳ thiết bị trong nhà chạy bằng gas, dầu và than cũng cần thường xuyên kiểm tra, bảo hành, sửa chữa kịp thời. -Cài đặt máy báo động cho mức độ khí CO ở trong nhà và nơi làm việc của mình. -Chỉ mua các thiết bị sử dụng gas như bếp gas, lò sưởi, các bình khí CO, ở những địa chỉ công ty uy tín. -Kiểm tra và làm sạch đường ống khói ngôi nhà mỗi năm. -Không bao giờ sử dụng bếp gas hoặc bếp lò dùng sưởi ấm vì đây là các nguồn gây tích tụ khí CO cao trong nhà bạn. -Không bao giờ đốt than trong nhà mà đóng hết các cửa, bí hơi vì khi đốt than sẽ tạo ra nhiều khí CO,
  7. Biểu hiện người ngộ độc do hít khí CO -Đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn chóng mặt, nhìn không rõ bị mờ. -Rối loạn hành vi. -Nặng hơn con người có thể bị ngất, hôn mê, thậm chí mất mạng nếu hít phải quá nhiều khí CO. Cách giải độc, xử lý khi bị ngộ độc khí CO -Đầu tiên chúng ta cần đưa nạn nhân rời xa nơi bị ngộ độc, Mở cửa sổ và các cửa nếu nạn nhân ngộ độc trong phòng kín. -Hô hấp nhân tạo cho nạn nhân thở oxi( nếu có) khi thấy nạn nhân có biểu hiện ngất và thở yếu( có thể ngưng thở ) -Đưa nhanh nạn nhân đến bệnh viện gần và nhanh nhất có thể trên đường đi hô hấp cho nạn nhân để cơ thể nạn nhân có thể thở lại được
  8. Một số những vụ việc và hậu quả của việc ngộ độc khí CO trên thế giới và VN -Khí CO xuất phát từ lò sưởi chạy bằng khí đốt tại nhà thờ tỉnh Oise-Pháp sau khi một số người cho biết có triệu chứng đau đầu trong khi dự nghi lễ tôn giáo mừng Chúa Giáng sinh 21 người đã phải nhập viện, trong đó có 2 người trong tình trạng nguy kịch. Nồng độ khí CO đo được bên trong nhà thờ lên tới 350 ppm tại thời điểm đó. -Tại Hà Tĩnh: Đốt than sưởi ấm, 2 người nhập viện bệnh nhân là chị L.T.D(28 tuổi) và mẹ 65 tuổi trong tình trạng bất tỉnh. chị D mới sinh con, do thời tiết trở lạnh nên đã đốt than và đặt dưới giường theo phương pháp truyền thống. Do phòng ngủ nhỏ, khá kín, lò than được đốt từ đêm trước đó nên gây ra hiện tượng tích tụ khí, dẫn đến ngộ độc cho 2 người lớn. May mắn là em bé không gặp vấn đề nghiêm trọng. Hiện tại, bệnh nhân đã ổn định, đang tiếp tục được theo dõi tại bệnh viện. -Do thời tiết lạnh nên trước khi ngủ, sản phụ M.T.T. cùng chồng,con đốt bếp than trong phòng ngủ để sưởi ấm. Đến sáng 2 vợ chồng chị T và con có biểu hiện lơ mơ, khó thở nên đưa đến bệnh viện Người mẹ sức khỏe yếu do mới sinh nên đã tử vong sau đó. -Ngày 25/11/2019, 4 người trong gia đình chị N.T.TN (35 tuổi, trú phường Hồng Sơn, TP. Vinh) được đưa tới bệnh viện trong tình trạng đau đầu, tức ngực, khó thở, được chẩn đoán là ngộ độc khí than khi đốt sưởi ấm qua đêm. Trong số 4 người gia đình chị Nhàn thì có ông N.C.T (75 tuổi, bố đẻ chị Nhàn) đã tử vong trước khi đưa vào viện cấp cứu. Ngoài ra còn có cháu bé mới sinh con của chị Nhàn cũng bị ngộ độc khí than.