Bài giảng Lịch sử Lớp 5 - Bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế - Nguyễn Thị Hằng

pptx 47 trang thanhhien97 4560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 5 - Bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế - Nguyễn Thị Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_lop_5_bai_3_cuoc_phan_cong_o_kinh_thanh_hu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử Lớp 5 - Bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế - Nguyễn Thị Hằng

  1. Kiểm tra bài cũ: 1. Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
  2. Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường tộ là : -Mở rộng quan hệ ngoại giao , buôn bán với nhiều nước. -Thuê chuyên gia nước ngoài giúp ta phát triển kinh tế. -Xây dựng quân đội hùng mạnh.Mở trường dạy cách sử dụng máy móc đóng tàu ,đúc súng
  3. Kinh thành Huế
  4. Kinh thành Huế
  5. Cách đây hơn 100 năm, nơi đây từng chứng kiến cuộc chiến đấu rất ác liệt giữa phe chủ trương chiến đấu chống thực dân Pháp vào đêm ngày 5 - 8 – 1885. Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung này qua bài học hôm nay.
  6. Thứ ba ngày 26 tháng 11 năm 2020 Lịch sử Cuộc phản công ở kinh thành Huế 1. Hoàn cảnh lịch sử. 2. Cuộc phản công ở kinh thành Huế. 3. Kết quả và ý nghĩa
  7. 1. Hoàn cảnh lịch sử: Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm Nhóm đôi đọc sách giáo khoa và tự trả lời các câu hỏi trong nhóm
  8. 1.Năm 1884, triều đình Huế đã làm gì? 2.Triều đình Huế công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta nhưng thái độ của nhân dân ta như thế nào? 3.Lúc này trong triều đình chia làm mấy phái ? Phân biệt điểm khác nhau giữa các phái đó?
  9. 4. Để chuẩn bị kháng chiến lâu dài Tôn Thất Thuyết đã làm gì? 5. Để đối phó lại thực dân Pháp đã làm gì? 6. Trước sự trắng trợn của kẻ thù, Tôn Thất Thuyết đã quyết định như thế nào?
  10. 1.Năm 1884, triều đình Huế đã làm gì? 1. Năm 1884 Triều đình Huế kí hòa ước Giáp Thân công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta.
  11. 2.Triều đình Huế công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta nhưng thái độ của nhân dân ta như thế nào? 2. Triều đình công nhận nhưng nhân dân không chịu khuất phục.
  12. 3.Lúc này trong triều đình chia làm mấy phái ? Phân biệt điểm khác nhau giữa các phái đó? 3. Trong triều chia làm hai phái : phái chủ chiến và phái chủ hòa. Phái chủ hòa: chủ trương thương thuyết với Pháp. Phái chủ chiến: chủ trương chiến đấu chống Pháp.
  13. 4. Để chuẩn bị kháng chiến lâu dài Tôn Thất Thuyết đã làm gì? 4. Để chuẩn bị kháng chiến lâu dài, Tôn Thất Thuyết cho lập các căn cứ từ vùng rừng Quảng Trị đến Thanh Hóa. Lập các đội nghĩa binh ngày đêm luyện tập, sẵn sàng đánh Pháp.
  14. 5. Để đối phó lại thực dân Pháp đã làm gì? 5. Để đối phó lại, thực dân Pháp đã : Kéo quân từ Bắc Kì vào Huế. Cho mời Tôn Thất Thuyết đến họp để bắt ông.
  15. 6. Trước sự trắng trợn của kẻ thù, Tôn Thất Thuyết đã quyết định như thế nào? 6. Mặc dù sự chuẩn bị chưa thật đầy đủ, nhưng Tôn Thất Thuyết vẫn quyết định nổ súng trước để giành thế chủ động.
  16. 2. Cuộc phản công ở kinh thành Huế Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 4 Đọc thông tin trong sách giáo khoa tường thuật lại diễn biến cuộc phản công ở kinh thành Huế?
  17. Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5-7-1885, trong cảnh khuya vắng lặng của kinh thành Huế, bỗng có tiếng súng thần công nổ rầm trời, lửa cháy sáng rực.
  18. Đó cuộc tấn công vào đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ Pháp của các đạo quân theo sự lãnh đạo của Tôn Thất Thuyết. Bị đánh bất ngờ, quân Pháp vô cùng bối rối. Nhưng nhờ có ưu thế về vũ khí, chúng ra sức cố thủ, đến gần sáng thì chúng tấn công lại. Quân giặc tiến vào kinh thành, mặc sức giết người, cướp của và tàn phá.
  19. 3. Kết quả và ý nghĩa : Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp Kết quả cuộc phản công ở kinh thành Huế như thế nào ? Cuộc phản công thất bại
  20. vua Hàm Nghi Tôn Thất thuyết Tôn Thất Thuyết đưa Cuộc phản công vua Hàm Nghi và đoàn thất bại, Tôn Thất tùy tùng lên vùng rừng núi Thuyết đã làm gì ? Quảng Trị.
  21. Tại đây Tôn Thất Thuyết đã làm gì? Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi thảo chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân khắp nơi đứng lên giúp vua cứu nước.
  22. Em hiểu thế nào là “Cần vương” ? Cần vương là giúp vua cứu nước. Hưởng ứng chiếu Cần vương nhân dân ta đã làm gì? Phong trào chống Pháp bùng lên mạnh mẽ trong cả nước.
  23. Kể tên các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương? - Khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh) do Phan Đình Phùng lãnh đạo. - Khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa) do Phạm Bành – Đinh Công Tráng lãnh đạo - Khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên) do Nguyễn Thiện thuật đứng đầu.
  24. Các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần Vương nói lên điều gì? Chứng tỏ nhân dân ta rất yêu nước, kiên cường đứng lên chống Pháp xâm lược.
  25. Cuộc phản công ở kinh thành Huế tuy thất bại nhưng có ý nghĩa như thế nào ? Cuộc phản công ở kinh thành Huế đã khơi dậy, cổ vũ cho tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
  26. Trò chơi : Câu 1 : Có 5 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 2 thông tin : một đúng, một sai. Nhiệm vụ là hãy chọn thông tin đúng và gạch bỏ thông tin sai.  Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi theo phái chủ chiến. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi theo phái chủ hòa.
  27. Câu 2 : Cuộc phản công ở kinh thành Huế diễn ra vào đêm 7 – 5 – 1885. Cuộc phản công ở kinh thành Huế diễn ra vào đêm 5 – 7 – 1885.
  28. Câu 3 : Tôn Thất Thuyết tự ý thảo chiếu Cần vương. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi thảo chiếu Cần vương.
  29. Câu 4 : Phong trào Cần vương gồm có các cuộc khởi nghĩa : Ba Đình, Hương Khê, Bãi Sậy, Yên Thế. Phong trào Cần vương gồm có các cuộc khởi nghĩa : Ba Đình, Hương Khê.
  30. Câu 5 : Cuộc phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên vùng rừng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến. Cuộc phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết đã cùng vua Hàm Nghi ở lại kinh thành Huế để tiếp tục kháng chiến.
  31. Em hãy giới thiệu một vài hình ảnh em biết về kinh thành Huế .
  32. Kinh thành Huế
  33. Đại nội
  34. Cửa Ngọ Môn
  35. Khu lưu niệm Bác Hồ
  36. Chợ Đông Ba
  37. Chùa Thiên Mụ
  38. Điện Hòn Chén
  39. Xung Khiêm Tạ
  40. Cầu Trường Tiền
  41. Cầu Trường Tiền
  42. Cầu Trường Tiền
  43. Điện Khiêm Lương