Bài giảng Lịch sử Lớp 6 - Tiết 32: Ôn tập học kì 2

pptx 9 trang Hải Phong 17/07/2023 1500
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 6 - Tiết 32: Ôn tập học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_lop_6_tiet_32_on_tap_hoc_ki_2.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử Lớp 6 - Tiết 32: Ôn tập học kì 2

  1. Câu 1:Trình bày các chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Phương Bắc đối với nhân dân ta từ TK I đến TK IX. Chính sách nào là thâm hiểm nhất ? Vì sao ? ĐÁP ÁN: Chính sách cai trị: ✓ Chính trị: Thực hiện phân biệt đối xử giữa người Việt và người Hán (người Hán nắm mọi chức vụ quan trọng từ cấp huyện trở lên). ✓ Văn hóa: Thực hiện “đồng hóa dân tộc” một cách triệt để và sâu sắc. Chính sách thâm hiểm nhất là Văn hóa: vì bọn đô hộ muốn đồng hóa dân tộc ta
  2. Câu 2: So sánh chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ TK I đến TK IX có điểm gì giống và khác với thời Hán ? ĐÁP ÁN: Giống nhau: ❖ Đều thi hành các chính sách bóc lột nặng nề bằng tô thuế, lao dịch và nộp cống (sản vật quý, sản phẩm thủ công, thợ khéo tay ) ❖ Thực hiện chính sách cai trị thâm độc: chia để trị, biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc, đồng hóa dân tộc. Khác nhau: Các chính quyền đô hộ đã đưa người Hán sang làm huyện lệnh, trực tiếp cai quản các huyện vì sợ nhân dân ta nổi dậy, đồng thời muốn bóc lột và đàn áp tàn bạo hơn
  3. Câu 3: Sự chuyển biến về kinh tế và văn hóa của nước ta trong các thế kỉ I - X ĐÁP ÁN: Về kinh tế ➢ Nông nghiệp trồng lúa nước phát triển. ➢ Thủ công nghiệp – Thương nghiệp phát triển. Về văn hóa ➢ Bọn đô hộ mở trường dạy chữ Hán. ➢ Đưa Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, đưa cả luật lệ và phong tục tập quán vào nước ta. ➢ Nhân dân ta vẫn giữ được tiếng Việt trong sáng – giữ gìn phong tục cổ truyền của dân tộc.
  4. Câu 4: Cuộc khởi nghĩa của Lí Bí vào mùa xuân năm 542 ĐÁP ÁN: Nguyên nhân: Chế độ cai trị hà khắc, tàn bạo của nhà Lương. Diễn biến, kết quả: - Năm 542 khởi nghĩa Lí Bí bùng nổ, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng. Chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đánh chiếm hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ, bỏ chạy về Trung Quốc - Từ tháng 4 năm 542 đến đầu năm 543, nhà Lương 2 lần đưa quân sang đàn áp, ta chủ động tiến đánh và giải phóng Hoàng Châu và Hợp Phố. Ý nghĩa: Khẳng định được sự trưởng thành của ý thức dân tộc. Là bước phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta
  5. Câu 5: Cho biết nước Vạn Xuân ra đời trong hoàn cảnh nào và ý nghĩa của sự kiện đó ? Nhận xét về cuộc khởi nghĩa Lí Bí năm 542 – 602. ĐÁP ÁN: ❖ Hoàn cảnh ra đời: o Sau khi đánh bại quân Lương xâm lược, đất nước sạch bóng quân thù o Lí Bí lên ngôi hoàng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân ❖ Ý nghĩa: • Với sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân, sau 500 năm, một quốc gia độc lập, tự chủ ra đời. • Chứng tỏ ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc ta không thể bị tiêu diệt trước chính sách thống trị thâm độc, tàn bạo của kẻ thù. ❖ Nhận xét: ✓ Cuộc khởi nghĩa thu hút được sự ủng hộ đông đảo của nhân dân và hào kiệt khắp nơi, diễn ra trên quy mô lớn. ✓ Giành được thắng lợi nhanh chóng. Tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt của nghĩa quân.
  6. Câu 6: Hãy nêu diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ĐÁP ÁN: Diến biến ➢ Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn – Hà Nội. ➢ Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh rồi tiến đánh Cổ Loa, Luy Lâu. Kết quả ➢ Tô Định bỏ chạy, cuộc khởi nghĩa thắng lợi.
  7. Câu 7: Nêu những thành tựu văn hóa của người Champa ĐÁP ÁN - Chữ viết: Chữ Phạn (Ấn Độ) - Tôn giáo: Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật - Tín ngưỡng: Có tục hỏa táng người chết - Ở nhà sàn, có thói quen ăn trầu cau - Sáng tạo ra nền nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc độc đáo: Tháp Bà Ponaga, Tháp Chàm Phan Rang