Bài giảng Lớp tập huấn phòng ngừa thảm họa năm 2015
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lớp tập huấn phòng ngừa thảm họa năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_lop_tap_huan_phong_ngua_tham_hoa_nam_2015.ppt
Nội dung text: Bài giảng Lớp tập huấn phòng ngừa thảm họa năm 2015
- HỘI CHỮ THẬP ĐỎ QUẢNG NAM LỚP TẬP HUẤN PHÒNG NGỪA THẢM HỌA NĂM 2015 Chào mừng các anh chị về dự lớp tập huấn
- Bài 1: Hiểm họa và thảm họa • Mục tiêu: - Khái niệm hiểm họa và thảm họa? - Xác định được các hiểm họa thường ảnh hưởng đến địa phương mình?
- Hiểm họa : là bất kỳ sự kiện không bình thường nào có thể đe dọa đến tính mạng, tài sản và đời sống con người
- Thảm họa : hiểm họa sẽ trở thành thảm họa khi chúng xảy ra ở những nơi có nhiều người sinh sống, hoạt động và gây ra thiệt hại về tính mạng, tài sản và cuộc sống của con người.
- Các loại hiểm họa chính - Vùng núi phía Bắc : Lũ lụt, sạt lở đất. - Vùng đồng bằng sông Hồng: lũ lụt theo mùa mưa, bão -Vùng các tỉnh Miền Trung: Bão, lũ quét. -Vùng Cao Nguyên: Lũ quét và sạt lở đất. - Vùng đồng bằng Sông Cửu Long: Lũ lụt và bão.
- Hiểm họa xảy ra khi nào ? * Áp thấp nhiệt đới và bão : Miền Bắc: từ tháng 6 đến 9. Miền Trung : từ tháng 8 đến tháng 11 Miền Nam : từ tháng 10 tháng 12. * Lũ lụt : •Miền Bắc: từ tháng 6 đến 10. Miền Trung : từ tháng 8 đến tháng 11 Vùng Nam Bộ và các tỉnh Tây Nguyên từ tháng 7 tháng 11
- Bài 2: LŨ, LỤT. Mục tiêu: - Khái niệm lũ, lụt ? - Xác định được nguyên nhân, tác hại của lũ, lụt. - Biết cách phòng chống trước, trong và sau lũ lụt.
- Lũ: là mực nước và tốc độ dòng chảy trên sông, suối vượt quá mức bình thường. Lụt : xảy ra khi nước lũ dâng cao tràn qua sông, suối, hồ, đập và đê vào các vùng trũng, làm ngập nhà cửa, cây cối, đồng ruộng
- Nguyên nhân - Do mưa lớn kéo dài - Các công trình xây dựng làm cản dòng nước. - Vỡ đê, kè - Nước biển dâng cao. - Do chặt phá rừng
- Tác hại - Thiệt hại về người và tài sản. - Hư hỏng cơ sở hạ tầng.vv. - Làm mất đất, xói lở đất sản xuất. - Ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt người dân (dịch bệnh, sức khỏe, thiếu lương thực v.v)
- Lũ quét.
- Lũ quét Thường xảy ra trên các sông nhỏ hoặc suối ở miền núi • Thường là kết quả của những trận mưa rất lớn ở những vùng có độ dốc cao, cây cối bị phá huỷ và đất không còn khả năng giữ nước. • Diễn ra trong một thời gian ngắn, dòng nước chảy với tốc độ cực lớn, có thể cuốn theo mọi thứ nơi dòng chảy đi qua. • Xuất hiện rất nhanh sau khi trời bắt đầu mưa và khó dự báo trước lũ quét sẽ xảy ra ở đâu • Có thể xảy ra khi vỡ hồ, đập.
- Lũ sông Xảy ra trên sông khi có mực nước cao hơn và tốc độ dòng nước nhanh hơn mức bình thường • Thường do các trận mưa lớn ở đầu nguồn gây ra • Có thể xuất hiện từ từ như ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hoặc nhanh như ở các sông thuộc Trung bộ.
- Lũ ven biển Lũ ven biển (nước biển dâng) • Xuất hiện khi sóng biển dâng cao đột ngột kết hợp với triều cường, phá vỡ đê hoặc tràn qua đê biển vào đất liền và làm nước sông không chảy thoát ra biển gây ra ngập lụt đột ngột. • Lũ ven biển thường xảy ra khi có áp thấp nhiệt đới hoặc bão vào gần bờ biển
- Những việc làm để bảo vệ bản thân và gia đình Trước khi lũ, lụt xảy ra
- Những việc làm trước khi có lũ, lụt • Thường xuyên theo dõi thông tin. • Giúp gia đình mình Bảo vệ các đồ vật quý và giấy tờ quan trọng. • Dự trữ đủ lương thực và nước ăn cho gia đình. • Bảo vệ nhà cửa, tài sản. • Xác định địa điểm và phương tiện di dời khi cần • Bảo vệ nguồn nước của gia đình bằng cách che đậy giếng, bể chứa nước v.vv • Nếu một ai đó trong gia đình bị thương, em phải biết có thể nhờ ai giúp đỡ.
- Những việc làm trong khi có lũ, lụt • Cắt hết nguồn điện để bảo đảm an toàn trong lũ lụt . • Di chuyển đến nơi cao và an toàn. • Không được lội xuống nước nếu nhìn thấy dây điện hoặc cột điện bị đổ xuống nước, cũng như không chạm vào bất kỳ ổ điện nào để đề phòng điện giật. • Không đi lại, bơi lội, đi xe đạp, xe máy, chơi đùa hay làm việc ở những nơi ngập lụt vì các em có thể bị nước cuốn đi và bị chết đuối. • Hứng nước mưa dùng trong ăn uống
- Những việc làm trong khi có lũ, lụt (tt) • Mặc áo phao nếu các em có. Nếu không có áo phao, sử dụng các đồ vật nổi khác như săm (ruột) xe, can nhựa rỗng hoặc thân cây chuối thay phao khi di chuyển trong vùng ngập lụt. • Tránh xa các bờ sông hoặc suối ở các vùng ngập lụt vì chúng có thể không an toàn và có thể bị lở đất . • Không được uống nước lụt mà hãy hứng nước mưa để uống và nấu ăn. Hãy cố gắng đun nước sôi để uống. • Không ăn thức ăn đã ôi thiu hoặc ngâm trong nước lụt.
- Những việc làm sau khi lũ, lụt . • .Sử dụng màn khi ngủ, ban ngày cũng như ban đêm. • Không đến khu vực gần bờ sông, hoặc nơi bị sụt lở và khu vực không có người ở. • Không được vào bất kỳ một căn nhà đã bị ngập nào nếu chưa được người lớn kiểm tra. • Không được chạm vào bất kỳ ổ điện bị ẩm nào hay bật điện lên cho tới khi mọi thứ khô hẳn. • Cần kiểm tra an toàn điện trước khi sử dụng lại.
- Những việc làm sau khi lũ, lụt .(tt) • Không dùng thức ăn, lương thực đã bị ngấm nước lụt . • Nhờ cán bộ Chữ Thập Đỏ hoặc cán bộ y tế kiểm tra và làm sạch giếng nước trước khi sử dụng lại. • Cùng bố mẹ sửa hố xí, khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm. • Kịp thời đi khám, chữa bệnh nếu các em hay người thân trong gia đình bị ốm. • Tham gia làm vệ sinh môi trường. • Trồng tre hoặc các loại cây để bảo vệ và phòng chống lũ lụt .
- Bài 3: ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI VÀ BÃO. Mục tiêu: - Hiểu được áp thấp nhiệt đới và bão là gì ? - Xác định được nguyên nhân, tác hại của áp thấp nhiệt đới và bão. - Biết cách phòng chống trước, trong và sau áp thấp nhiệt đới và bão.
- Áp thấp nhiệt đới và bão: là một cơn gió xoáy có phạm vi rộng. Chúng thường gây ra gió lớn và mưa rất to. Những cơn áp thấp nhiệt đới và bão ảnh hưởng đến nước ta được hình thành từ biển Đông hoặc vùng biển Tây Thaí Bình Dương.
- Nguyên nhân: Do sự pha trộn giữa nóng và ẩm tạo nên áp thấp trên mặt biển nơi nhiệt độ vượt 26 độ c. Những luồng gió xoáy tròn và chuyển động xung quanh cột không khí làm áp thấp giảm dần về phía trung tâm và di chuyển theo hướng gió từ Đông sang Tây. Áp thấp trở thành bão khi gió mạnh lên cấp 8 tức là 62 km/h mưa lớn kéo dài.
- Tác hại: -Tàu thuyền bị chìm. -Nhiễm mặn ảnh hưởng đến sản xuất. -Thiệt hại về người và tài sản. -Cơ sở hạ tầng bị phá hũy. -Mưa lớn dẫn đến lũ lụt và sạt lở đất. -Hệ thống thông tin liên lạc bị phá hủy.v.v
- Trước khi có bão hoặc ATNĐ
- Những việc làm trước khi có bão. • Giúp gia đình mình trồng cây quanh nhà và trường học để tạo hàng rào bảo vệ, chắn gió bão và ngăn không cho đất bị xói mòn . • Nghe thông báo bão. • Chằng chống nhà cửa trước khi bão tới • Giúp gia đình trước mùa bão phải chặt bỏ cành to, cây khô quanh nhà và trong khu vực để giảm nguy cơ cây gẫy, đỏ vào nhà khi bão xảy ra. • Giúp bố mẹ bảo quản các giấy tờ quan trọng trong túi nilông dán kín. • Dự trữ lương thực, thực phẩm, chất đốt, nước sạch, thuốc men và các vật dụng cần thiết khác ở nơi an toàn và cao ráo trong mùa mưa bão
- Những việc làm trước khi có bão (tt) Thường xuyên theo dõi thông tin của bão. • Kiểm tra và mua pin đài và đèn pin khi bị cắt điện. • Giúp bố mẹ giúp bố mẹ chằng chống nhà cửa. • Cất tất cả những đồ vật và tài sản quan trong của gia đình. • Bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm. • Xác định vị trí an toàn có thể trú ẩn được nếu phải sơ tán khỏi nhà.
- Những việc làm trong khi có bão. • Không ra khơi trong thời gian có áp thấp nhiệt đới hoặc bão. • Tránh xa các ổ điện ướt hoặc dây điện đứt . • Hãy ở trong các khu nhà kiên cố, không được đi ra ngoài. • Trông nom các em nhỏ và luôn luôn ở gần bố mẹ. • Không trú ẩn dưới gốc cây, đứng gần cột điện bởi vì chúng có thể đổ xuống và gây thương tích.
- Những việc làm sau khi có bão. - Tiếp tục nghe tin bão trên đài, vô tuyến và loa truyền thanh . - Em nhớ nhắc bố mẹ và giúp bố mẹ kiểm tra: Nguồn nước, để đảm bảo rằng nước không bị ô nhiễm bởi xác động vật, bị bẩn hoặc nhiễm mặn. - Nguồn điện an toàn trước khi sử dụng. Nhà cửa có hỏng hóc gì không để tiến hành sửa chữa. Thiệt hại về đê kè, cây cối quanh nhà. Xem các thành viên trong gia đình và hàng xóm có bị ảnh hưởng không. Vật nuôi có được an toàn không.
- Bài 4 : Sạt lở đất • Mục tiêu: - Hiểu được sạt lở đất là gì? - Xác định được nguyên nhân, tác hại của sạt lở đất ? - Biết cách phòng chống sạt lở đất.
- Sạt lở đất: xảy ra khi đất, bùn và đá chuyển động rất nhanh từ trên sườn dốc, mái dốc xuống. Sạt lở đất thường xuất hiện ở các khu vực đồi núi, có khi trượt xa đến hàng km.
- Nguyên nhân - Kết quả của những chấn động tự nhiên của trái đất. Làm mất sự liên kết của đất và đá trên sườn núi. - Mưa to hoặc lũ lớn làm cho đất đa bão hòa nước. Không có sự kết dính và trôi xuống. - Có những trọng tải lớn đặt trên sườn đồi, chặt phá rừng. - Do tác hại của con người làm thay đổi nguồn nước.
- Tác hại: - Thiệt hại về người và tài sản.v.v - Mất đất sản xuất. - Thiệt hại cơ sở hạ tầng.
- Những việc làm trong thời gian không có sạt lở đất: - Giúp gia đình em trồng lại cây mới ở những nơi cây đã bị chặt hoặc bị chết . - Em nên khuyên gia đình và mọi người không chặt cây. Có thể tỉa bớt cành hoặc chặt phần cây đã chết nhưng không được róc vỏ thân cây. - Tìm hiểu xem ở khu vực gần nhà mình đã từng xẩy ra sạt lở đất chưa. - Gia đình em không nên xây nhà ở khu vực dễ có sạt lở đất, như dưới sườn dốc, vùng ven sông hoặc gần bờ biển
- Những việc làm trong thời gian không có sạt lở đất(tt): - Trồng cây để phòng tránh sạt lở đất - Thường xuyên quan sát đất xung quanh nhà và nơi ở để phát hiện các dấu hiệu của sạt lở đất, ví dụ: cây cối đang bị nghiêng dần, những vét nứt trên tường nhà hoặc sườn đồi, các vết lún trên mặt đất hoặc trên đường. - Nói chuyện với mọi người trong gia đình và phân công những việc cần phải làm cho từng người nếu sạt lở đất xảy ra.
- Những việc cần làm khác nếu trời mưa to và kéo dài: • Nếu các em sống ở khu vực thường xuyên có sạt lở đất, hãy đi sơ tán ngay nếu được yêu cầu. • Cần hết sức cảnh giác nếu gia đình các em sống gần sông suối. • Hãy chú ý lắng nghe dự báo thời tiết và thông tin cảnh báo từ vô tuyến, đài về các đợt mưa lớn. • Hãy tỉnh ngủ và sẵn sàng rời khỏi nhà để di chuyển đến nơi an toàn. • Hãy lắng nghe bất kỳ tiếng động không bình thường nào có thể chỉ do đất đá chuyển động gây ra, ví dụ: tiếng cây gãy hoặc đá va vào nhau.
- Những việc cần làm khác nếu trời mưa to và kéo dài (tt): • Hãy chú ý sự thay đổi của nước từ trong thành đục bởi vì những thay đổi như vậy là do có sạt lở đất ở phía đầu nguồn. • Hãy sẵn sàng rời khỏi nhà, không được chậm trễ. Điều quan trọng trước tiên là các em phải tự bảo vệ mình, không cần cứu đồ đạc. • Cố tránh đường đi của sạt lở đất. Trong tình huống xấu nhất, nếu không tránh được, em hãy cố lăn như một quả bóng và dùng hai tay ôm đầu.
- Những việc cần làm sau khi sạt lở đất: • Hãy tránh xa khu vực bị sạt lở đất bởi • vì đất vẫn chưa ổn định và có thể còn • sạt lở đất nữa. • Không được vào bất ký ngôi nhà nào • nếu chưa được người lớn kiểm tra.
- Phòng ngừa - Trồng cây xanh - Tuân thủ công tác di dời, sơ tán theo kế hoạch của địa phương. - Ý thức người dân v.v
- Bài 5: HẠN HÁN • Mục tiêu: - Hiểu được hạn hán là gì ? - Xác định được nguyên nhân, tác hại của hạn hán ? - Biết cách phòng chống hạn hán
- Hạn hán : Xảy ra khi thiếu nước trong thời gian dài ảnh hưởng tới nguồn nước mặt cũng như nước ngầm.
- Nguyên nhân - Do thiếu mưa trong thời gian dài. - Môi trường tự nhiên bị phá hũy. - Do con người khai thác và sử dụng không đúng các nguồn nứơc. - Thay đổi về đặc điểm khí hậu trên thế giới.
- Tác hại - Thiếu nước dùng trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. - Con người dễ mắc bệnh (ốm) hơn, đặc biệt là người già và trẻ em. - Cây cối hoa màu bị giảm năng suất, bị chết. - Cá, tôm trong các ao hồ bị chết vì không có nước. - Gia súc, gia cầm như lợn, gà, trâu bò có thể bị chết vì khát hay bị bệnh. - Các khu vực ven biển có thể bị nhiễm mặn.
- Những việc cần làm • Trước hạn hán: - Theo dõi thông tin. - Bảo vệ nguồn nước, dự trữ nước. - Dự trữ giống và thức ăn cho người và gia súc.
- Những việc cần làm • Trong hạn hán: - Theo dõi chặt chẽ tin dự báo thời tiết trên đài phát thanh, vô tuyến, truyền thanh để có các lời khuyên cần phải làm gì trong thời gian hạn hán. - Tiết kiệm nước. Sử dụng nước đã dùng trong sinh hoạt, ví dụ: để tưới cây hoặc dội nhà vệ sinh. - Giúp bố mẹ đi lấy nước ở nguồn nước án toàn và gần nhà nhất.
- Những việc cần làm • Sau hạn hán : - Giúp bố mẹ kiểm tra và sửa chữa hệ thống nước. - Cùng bố mẹ gieo hạt giống.
- Bài 6: CÁC HIỂM HỌA KHÁC • Mục tiêu: - Hiểu được giông và sét, lốc, mưa đá, hỏa hoạn là gì ? - Xác định được nguyên nhân, tác hại. - Biết cách phòng chống .
- Giông và sét • Giông: xảy ra khi xuất hiện các nhóm mây đen đồ sộ phát triển mạnh theo chiều cao, kèm theo mưa to, sấm chớp sét, gió mạnh đột ngột. • Sét: thường xảy ra trong những đám mây giông và kèm theo sấm.
- Giông, sét • Tác hại: - Thiệt hại về người , tài sản, cơ sở hạ tầng. - Đám cháy. - Lũ quét
- Những việc cần làm? • Vào nhà ngồi trên ghế, gường gỗ, chân không chạm đất • Ngồi xổm đầu cúi thấp nếu không vào nhà kịp • Ngồi bệch xuống đất • Nấp dưới cây to • Không cầm đồ vật bằng kim loại • Tránh xa các vật cao • Xuống nước để tránh • Tắt các thiết bị điện, không dùng điện thoại.
- Những việc cần làm: • Vào nhà ngồi trên ghế, gường gỗ, chân không chạm đất. • Ngồi xổm đầu cúi thấp nếu không vào nhà kịp. • Tránh xa các vật cao, cây to • Không xuống nước • Không cầm các đồ vật bằng kim loại • Tắt các thiết bị điện, không dùng điện thoại.
- Lốc và lốc xoáy. • Lốc: Là một cột không khí xoáy hình phểu, di chuyển rất nhanh trên đất hoặc trên biển. • Lốc xoáy: là cột gió xoáy dữ dội kéo dài thẳng đứng từ tâm cơn giông (thường là một đám mây giông lớn) xuống tới mặt đất. Lốc xoáy có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau nhưng chủ yếu là có hình ống, nhìn thấy được, thu hẹp lại khi chạm mặt đất với lớp xoáy ngoài cùng là bụi và các mảnh vỡ. Hầu hết các cột lốc xoáy có tốc độ gió dưới 177km/h, có bề ngang khoảng 76m, di chuyển hàng km trước khi tan.
- Nguyên nhân: • Lốc: Xuất hiện khi có sự khác biệt lớn về tốc độ gió. Xảy ra khi thời tiết nóng. • Lốc xoáy: thường hình thành từ giông bão. Khi không khí ấm và ẩm gặp không khí khô và lạnh thường tạo ra một vùng bất ổn trong khí quyển. Khi hướng gió thay đổi và tốc độ gió tăng dần lên sẽ tạo ra hiệu ứng chuyển động xoáy ngang vô hình ở tầng khí quyển thấp hơn. Cần lượng ẩm lớn để hình thành nên một cơn giông và cần có hội tụ gió để nâng lớp không khí ẩm lên Thiệt hại về người , tài sản, cơ sở hạ tầng.
- Tác hại: • Lốc: Lốc thường xảy ra đột ngột, diễn ra trong một thời gian ngắn. Chúng có một sức tàn phá lớn trên một phạm vi hẹp. Lốc có thể cuốn theo nhà cửa, đồ vật và người. - Lốc xuất hiện bất ngờ, không báo trước, có thể gây ra thương tích, làm chết người và súc vật. Lốc còn phá hủy nhà cửa, mùa màng và cây cối . • Lốc xoáy: Lốc xoáy mạnh nhất có thể đạt đến tốc độ gió hơn 480km/h, bề ngang cột gió xoáy rộng tới hơn 3km và di chuyển 100km trên mặt đất. • Những trận lốc xoáy dữ dội nhất có thể gây thiệt hại khủng khiếp khi tốc độ gió lên tới 480km/h. • Chúng có thể phá hủy những tòa nhà lớn, làm bật gốc cây và cuốn theo các phương tiện đi hàng trăm km. Chúng cũng có thể khiến rơm mắc lên cành cây. • Phạm vi tàn phá trên đường đi của lốc xoáy có thể rộng tới 1.5km và dài 80km
- Những việc cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình: - Hãy cùng bố mẹ và người thân trong gia đình thực hiện các việc sau: - Tránh đường đi của lốc và tìm nơi trú ẩn an toàn, nếu có thể làm được. - Ở trong nhà khi có lốc hay lốc xoáy xảy ra. Nên trú ẩn dưới gầm cầu thang, gầm bàn hoặc gầm giường. - Nếu không tránh kịp đường đi của lốc hay lốc xoáy, hãy nhảy vào một đường hào gần đó hoặc nằm bám sát đất.
- Mưa đá. • Mưa đá là mưa kèm theo những viên nước đã hình cầu hoặc những miếng nước đã có hình dạng và kích thước khác nhau rơi xuống đất. Thông thường hạt mưa đá nhỏ bằng hạt đậu, hạt ngô, nhưng đôi khi chúng cũng có thể to bằng quả trứng gà hoặc to hơn.
- Mưa đá • Nguyên nhân: Đám mây giông phát triển mạnh theo chiều cao những giọt nước trong mây bị đẩy lên gặp không khí lạnh bị đóng băng và rơi xuống thành mưa đá. • Tác hại: • Thiệt hại mùa màng, cây cối. • Thiệt hại về người và gia súc. • Những việc cần làm: • Ở trong nhà. • Che đầu nếu ở ngoài trời
- Mưa đá • Nguyên nhân: Đám mây giông phát triển mạnh theo chiều cao những giọt nước trong mây bị đẩy lên gặp không khí lạnh bị đóng băng và rơi xuống thành mưa đá. • Tác hại: • Thiệt hại mùa màng, cây cối. • Thiệt hại về người và gia súc. • Những việc cần làm: • Ở trong nhà. • Che đầu nếu ở ngoài trời
- Những việc cần làm
- Hỏa hạn: • Hoả hoạn là những đám cháy mà con người không kiểm soát được. Cháy rừng là một đám cháy không được kiểm soát xảy ra ở khu vực có rừng bao phủ, tuy nhiên cũng có thể gây thiệt hại về nhà cửa và mùa màng. Cháy rừng thường bắt đầu ở dạng cháy âm ỉ, không dễ thấy, sau đó lan rất nhanh ra các bụi cây, cây to và nhà cửa. Hỏa hoạn có thể xảy ra ở các khu dân cư, trên vùng đất trồng trọt (cuối vụ thu hoạch) hoặc trong rừng.
- Hỏa hoạn • Nguyên nhân: • Do con người không cẩn thận. Khi dùng vật liệu dễ cháy. • Do nắng nóng trong mùa khô. • Sét • Chập điện cháy nổ
- Hỏa hoạn Tác hại: Cháy rừng thiêu cháy nhà cửa, mùa màng, cây cối và tài sản • Lửa có thể làm chết người hoặc bỏng nặng và có thể gây biến dạng • Lửa đốt cháy đồ vật, sinh ra các khí độc hại trong khí quyển. Các loại khí độc này có thể làm con người chết ngạt một cách nhanh chóng. Lửa còn tạo ra khói ngăn cản tầm nhìn hay làm cay mắt.
- • Những việc cần làm : - Không được rời khỏi bếp khi nấu cơm. - Không đốt rơm rạ gần nhà. - Phải kêu to “cháy” khi hỏa hạn. - Chạy ra khỏi nhà. - Nếu bị cháy quần áo nằm dưới đất và lăn che mặt. - Ngâm nước sạch khi bỏng.
- • Sơ cứu khi bị bỏng: Cần sơ cứu đúng cách để chữa trị các vết cháy hoặc bỏng do hơi càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp hạn chế tổn thương da. Ngay lập tức gọi cho nhân viên sơ cấp cứu gần nhất, chẳng hạn như bác sĩ, y tá, một cán bộ Chữ Thập đỏ hoặc một nhân viên y tế. Trong khi chờ đợi, em hãy giúp người lớn thực hiện các bước sau. Có thể em sẽ cần thực hiện các bước sơ cứu cho bản thân hoặc cho một người khác để xử lý các vết bỏng. Hãy làm theo các lời khuyên về sơ cấp cứu sau đây để chữa trị các vết bỏng
- Động đất Khái niệm: Động đất là hiện tượng rung lắc mạnh bất ngờ của mặt đất, thường gây thiệt hại lớn, do sự chuyển động của vỏ trái đất hoặc núi lửa phun trào
- Động đất Nguyên nhân: Động đất thường do sự dịch chuyển của các khối địa tầng cấu thành bề mặt trái đất. Có khoảng 20 khối địa tầng như vậy chạy dọc theo bề mặt trái đất. Chúng luôn luôn di chuyển và dần dần vượt qua nhau. Sự dịch chuyển này không liên tục và êm ả. Các khối địa tầng thường dính với nhau ở viền, gây ra lực kéo và từ đó sản sinh ra năng lượng. Khi các khối địa tầng co lại hoặc giãn ra sẽ hình thành các phiến đá lớn ở viền và các phiến đá này dịch chuyển rất mạnh.
- Động đất Nguyên nhân (tt): Khi lực kéo vượt quá độ bền của phiến đá, phiến đá sẽ vỡ dọc theo một phay (khu vực bị kéo giãn trên bề mặt trái đất nơi các phiến đá di chuyển ngang qua nhau, tạo nên một vết nứt trên bề mặt trái đất). Các khối địa tầng dời khỏi vị trí cũ và năng lượng được tích trữ đột nhiên được giải phóng, tạo ra hiện tượng động đất. Hiện tượng này tạo ra rung mạnh, còn gọi là sóng địa chấn, lan tỏa từ vị trí của vết nứt đầu tiên (tâm chấn – một điểm trên bề mặt trái đất ở ngay phía trên nơi động đất hình thành) cũng giống như sóng lan tỏa trên mặt hồ nước. Những đợt sóng này có thể lan tỏa theo mọi hướng làm cho mặt đất rung chuyển. Ở gần tâm chấn, sóng có thể lan rất rộng và có sức tàn phá khủng khiếp.
- Động đất Tác động: Cường độ (quy mô hay độ mạnh) của rung lắc trong động đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn như cường độ rung ở tâm chấn, khoảng cách đến tâm chấn, độ sâu, sinh cảnh hay các đặc điểm của bề mặt trái đất ở khu vực đó. • Cường độ của các trận động đất, do con người ghi lại, được phân loại dựa trên thang đo Mercalli (MM), bao gồm từ cấp I (khó cảm nhận được) cho đến cấp XII (phá hủy hoàn toàn). • Động đất với cường độ dưới 3,5 hiếm khi gây thiệt hại. Tuy nhiên, với cường độ từ 4,0 trở lên, động đất có thể gây hư hỏng các tòa nhà hoặc các tổn thất khác, có thể bao gồm thương vong.
- Động đất Tác động (tt): Ngoài việc gây rung lắc, động đất từ 4.0 độ có thể gây sạt lở đất và kéo Việt Nam là một vùng địa chất thấp. Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam của địa tầng Á- Âu, giữa Phi-lip-pin và Úc. Đất nước này không nằm trên viền của bất cứ địa tầng nào cho nên ít chịu nguy cơ động đất hơn các quốc gia khác trong khu vực. Tuy vậy, đôi khi động đất cường độ trung bình cũng xảy ra. Kể từ năm 1914, Viet Nam đã chịu 1.650 trận động đất, trong đó 95% xảy ra ở tỉnh Điện Biên. Năm 1983, một trận động đất mạnh 6.9 độ, cường độ mạnh nhất từ trước đến nay, xảy ra ở Điện Biên.theo thương vong. Động đất có cường độ càng mạnh thì quy mô sạt lở đất càng lớn. • Mức độ tàn phá của động đất mạnh có thể trầm trọng hơn khi xảy ra hỏa hoạn do dây điện đứt hoặc vỡ đường ống gas.
- Động đất Địa chấn hay hoạt động địa chất: là khái niệm dùng để chỉ tần suất, loại hình và cường độ của các trận động đất xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định. Động đất được đo bằng các thiết bị quan trắc địa chấn. Thang độ lớn mômen là thang đo phổ biến nhất cho các trận động đất cấp 5 trở lên được ghi nhận trên toàn cầu. Các trận động đất dưới cấp 5 xảy ra thường xuyên hơn được ghi nhận ở các đài quan trắc địa chấn cấp quốc gia và được đo theo thang độ richte. Hai thang đo này có giới hạn cường độ được đánh số tương tự nhau.
- Động đất Địa chấn hay hoạt động địa chất (tt):. • Động đất cấp 3 hoặc thấp hơn thường không thể cảm nhận được. • Động đất cấp 7 trở lên có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng trên phạm vi rộng, tùy theo độ sâu của tâm chấn. • Những trận động đất lớn nhất từng xảy ra có cường độ khoảng trên cấp 9; tuy vây, trên thực tế, không tồn tại giới hạn về cường độ của động đất. Trận động đất mạnh cấp 9 gần đây nhất xảy ra ở Nhật Bản vào năm 2011.
- Động đất Địa chấn hay hoạt động địa chất (tt): Đó là trận động đất mạnh nhất trong lịch sử Nhật Bản (tính đến tháng 9 năm 2014). Cường độ rung lắc được đo bằng thang Mercalli. Động đất càng nông thì càng gây thiệt hại lớn cho các kết cấu. Trên bề mặt trái đất, động đất thường biểu hiện qua sự rung lắc, đôi khi là sụt lún nền đất. Khi tâm chấn của một trận động đất lớn có vị trí ở ngoài khơi, đáy biển có thể bị xáo trộn đáng kể gây ra nguy cơ sóng thần. Động đất có thể gây sạt lở đất và đôi khi cả hoạt động núi lửa.
- Sóng thần Khái niệm: Sóng thần là một chuỗi các đợt sóng do chấn động đột ngột ở đáy đại dương làm di chuyển một khối lượng nước lớn. Các đợt sóng trong một trận sóng thần thường khác với sóng lớn do bão gây ra. Chúng thường giống như một đợt triều cường lớn tràn vào đất liền hơn là những cơn sóng riêng lẻ. Sóng thần mang theo nhiều đợt sóng cồn như vậy vào bờ và có thể kéo dài hàng giờ, các đợt cách nhau từ 10 đến 60 phút.
- Sóng thần Nguyên nhân: - Động đất: Sóng thần xảy ra sau khi có động đất mạnh dưới lòng đại dương và do những dịch chuyển địa chất theo chiều thẳng đứng ở đáy biển, nơi có các vết nứt gãy của vỏ trái đất . - Phun trào núi lửa: Sóng thần có thể bắt nguồn từ phun trào núi lửa. Núi lửa là một đài phun nham thạch, khí thiên nhiên và đất đá từ mạch ngầm trong lớp vỏ trái đất. Dung nham chảy dọc theo sườn núi, giống như hiện tượng sạt lở đất, có thể gây ra sóng thần khi dòng nham thạch này chảy ra biển, làm dịch chuyển một khối lượng nước lớn. - Sạt lở đất : Sạt lở đất dọc theo bờ biển cũng có thể gây ra sóng thần.
- Sóng thần Tác động: -Thiệt hại về người. - Thiệt hại về cơ sở vật chất - Ô nhiễm nguồn nước. - Gián đoạn nghiêm trọng về giao thông, liên lạc và hậu cần.
- Sóng thần * Các thông điệp quan trọng về sóng thần: - Nếu đang ở trên bờ và cảm nhận những đợt rung lắc mạnh, hãy dời đi ngay lập tức, hãy chạy vào sâu trong đất liền và lên các khu vực nền đất cao hơn. - Nếu đang ở bãi biển và thấy nước biển bất ngờ rút mạnh để lộ ra đáy biển, em hãy chạy vào sâu trong đất liền và lên các khu vực nền đất cao hơn. - Nếu có Cảnh báo Sóng thần, ĐỪNG chạy ra bờ biển để xem. - Sau sóng thần, cần chú ý tránh xa các khu vực nguy hiểm cho đến khi chính quyền địa phương thông báo rằng ‘tất cả đã an toàn.’
- Bài 7: Biến đổi khí hậu là gì? Sự khác biệt giữa khí hậu và thời tiết: - Thời tiết là dự báo nắng mưa mà chúng ta xem trên TV hàng ngày. Người ta dự báo về nhiệt độ, mây mù, độ ẩm và liệu trong một vài ngày tới có bão hay không. - Khí hậu là thời tiết bình thường ở một địa điểm nào đó trong một khoảng thời gian dài. Thời tiết có thể thay đổi chỉ trong vài giờ, nhưng để khí hậu thay đổi có thể sẽ mất hàng trăm, hoặc triệu năm
- Biến đổi khí hậu là gì? Hiệu ứng nhà kính và các khí nhà kính: - Hiệu ứng nhà kính: là khả năng giữ nhiệt của bầu khí quyển ngay phía trên bề mặt Trái đất, do các khí nhà kính có khả năng giữ nhiệt lại tỏa ra từ bề mặt Trái đất và mây, và phát lượng nhiệt đã giữ đó trở lại vào bầu khí quyển. - Các khí nhà kính: bao gồm khí tự nhiên và khí do con người thải ra, ví dụ như hơi nước (H2O), cácbon đi-ô-xít (CO2), mê-tan (CH4), ô-zôn, ô-xít nitơ (N2O), hay hợp chất chlorofluorocarbon gồm khí flo, clo, các-bon và hi-đrô (CFC).
- Biến đổi khí hậu là gì? Suất phản chiếu: là hệ số phản xạ là tỉ lệ nhiệt năng của Mặt trời được phản chiếu lại bởi một bề mặt. Chất liệu của bề mặt mà ánh Mặt trời chạm vào đầu tiên là yếu tố quan trọng nhất quyết định việc Trái đất sẽ nóng lên hay nguội đi. Các bề mặt có màu sáng ví dụ như băng tuyết có hệ số phản xạ cao, và ngược lại. albedo
- Biến đổi khí hậu là gì? Nguyên nhân: - Gia súc gia cầm. - Mặt trời. - Ô tô, xe máy, xe buýt và xe tải. - Đại dương. - Cháy rừng. - Phân bón
- Biến đổi khí hậu là gì? Tác động: - Làm mực nước biển dâng. - Ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. - Làm thay đổi thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan. - Tác động đến tài nguyên nước. - Tác động đến sản xuất nông nghiệp và anh ninh lương thực. - Tác động đến sức khỏe.
- Biến đổi khí hậu là gì? Các biện pháp để thích ứng hoặc giảm thiểu BĐKH: - Tích cực trồng rau xanh và cây trái. - Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện. - Hạn chế rác thải. - Giảm ăn thit và ăn nhiều rau hơn.
- Bài 8 : Con người và tác động của họ đối với hiểm họa và thảm họa 1/ Con người làm tăng thêm hiểm họa, thảm họa bằng nhiều cách : - Tăng dân số. - Chặt phá, đốt rừng, không trồng cây mới. - Phá hủy san hô. - Khai thác quá mức sông, hồ biển. - Đánh cá bằng chất nổ, điện. - Xây dựng nhà máy không an toàn
- 2/ Con người có thể làm nhiều việc phòng ngừa hiểm họa và giảm bớt thiệt hại do thảm họa - Tìm hiểu, biết cách phòng ngừa. - Dự trữ lương thực nước uống vật dụng. - Trồng cây và bảo vệ rừng. - Trồng rừng ngập mặn. - Bảo vệ đê, điều, đập - Tránh xây nhà vùng hiểm họa. - Không đánh bắt tôm cá vào mùa sinh sản. - Xây dựng nhà máy an toàn bảo vệ môi trường.
- Bài 9 : Hệ thống cảnh báo sớm và quy trình sơ tán tại trường, xã, phường. 1/ Hệ thống cảnh báo sớm: là hệ thống thông báo kịp thời thông tin tới các cá nhân, cộng đồng, hoặc các tổ chức có nguy cơ bị ảnh hưởng nhằm chuẩn bị và ứng phó kịp thời và phù hợp nhằm làm giảm tác động hoặc thiệt hại tới con người.
- 2/ Sơ tán: Là di chuyển người, tài sản ở nơi không an toàn đến nơi an toàn nhằm làm giảm tác động hoặc thiệt hại tới con người, tài sản do thiên tai gây ra.
- Bài 10 : Thiếu niên Chữ thập đỏ với công tác Phòng ngừa thảm họa. 1/ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam : - Là một tổ chức xã hội quần chúng làm công tác nhân đạo, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. - Hoạt động tại cộng đồng. - Có 4 cấp Hội và có các chi hội trường học, khu dân cư . có “Đội thiếu niên Chữ thập đỏ” - Có vai trò quan trọng trong công tác phòng ngừa thảm họa.
- 2/ Nhiệm vụ của Đội thiếu niên Chữ thập đỏ trong công tác phòng ngừa thảm họa - Trao đổi về các hoạt động phòng ngừa thảm họa với gia đình hàng xóm, bạn bè. - Thực hiện bảo vệ và làm vệ sinh môi trường. - Chăm sóc bạn, hàng xóm, người già cô đơn gặp khó khăn do thảm họa. - Luyện tập sơ cấp cứu để giúp đỡ người khác. - Tham gia chuẩn bị dự trữ lương thực, nước uống, thuốc men v.v - Vệ sinh môi trường.
- Cảm ơn các anh, chị.