Bài giảng Tiếng Anh - Thành ngữ và tục ngữ Anh-Việt - Trương Văn Ánh

ppt 30 trang phanha23b 08/04/2022 2460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Anh - Thành ngữ và tục ngữ Anh-Việt - Trương Văn Ánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tieng_anh_thanh_ngu_va_tuc_ngu_anh_viet_truong_van.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tiếng Anh - Thành ngữ và tục ngữ Anh-Việt - Trương Văn Ánh

  1. THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ ANH – VIỆT TRƯƠNG VĂN ÁNH TRƯỜNG ĐH SÀI GÒN
  2. I- Giới thiệu: Anh – Việt, hai ngôn ngữ khác nhau của hai đất nước khác nhau, nhưng thật thú vị có nhiều nét tương đồng về thành ngữ-tục ngữ. Đối chiếu thành ngữ-tục ngữ Anh-Việt giúp chúng ta hiểu được hai nền văn hóa độc đáo của hai dân tộc khác nhau về loại hình ngôn ngữ và hai đất nước khác nhau về khí hậu, phong thổ. Nghiên cứu đối chiếu cũng góp phần giúp người dân hai nước hiểu nhau hơn, đặc biệt là trong việc học, dạy và dịch hai ngôn ngữ.
  3. Thành ngữ-tục ngữ Anh-Việt là một bộ phận của ngôn ngữ và văn hóa cũng góp phần tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa đất nước chúng ta và Anh quốc, Hoa Kỳ, Úc, Ca na đa, cũng như các nước khác trên toàn thế giới. Hội nhập để hợp tác phát triển mà thiếu sự hiểu biết lẫn nhau thì không thể nào thực hiện được. Để giúp nhân dân ta hiểu sâu sắc các đối tác nước ngoài, một trong những yếu tố hỗ trợ là giúp họ hiểu được và sử dụng được sự tương đồng của thành ngữ-tục ngữ Anh- Việt.
  4. II- Nguồn gốc của thành ngữ-tục ngữ: Theo Nguyễn Như Ý (2003) tục ngữ là câu ngắn gọn, có cấu trúc tương đối ổn định, đúc kết kinh nghiệm sống, đạo đức, tri thức của một dân tộc. Khác với cách ngôn, tục ngữ không bao hàm ý nghĩa khuyên răn trực tiếp. Xã hội loài người phát triển, trải qua hai trình độ tư duy: tư duy sự vật ở giai đoạn ban đầu và tư duy lý thuyết ở các giai đoạn phát triển cao của lịch sử loài người. Dù vậy, tư duy sự vật vẫn không ngừng phát triển và là nền tảng cho sự phát triển của nghệ thuật, trước tiên là văn học. Tục ngữ, một thể loại folklore, cũng hình thành và phát triển trên nền tảng tư duy sự vật.
  5. Văn hóa và thành ngữ-tục ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau, thành ngữ-tục ngữ ra đời từ trong văn hóa nên học thành ngữ của tiếng Anh ta có thể biết về văn hóa của Anh, Mỹ, Úc, một cách chính xác và sinh động. Thành ngữ-tục ngữ cũng chứa trong nó những đặc điểm điển hình của ngôn ngữ. Nói cách khác thành ngữ là cuốn sách văn hóa - ngôn ngữ của xã hội – con người – đất nước. Qua việc tìm hiểu thành ngữ-tục ngữ ta sẽ hiểu rõ hơn nền văn hóa của Việt Nam và Anh quốc, tìm hiểu về thành ngữ-tục ngữ Anh-Việt chính là khám phá những nét tương đồng về đất nước và con người Anh-Việt, phổ biến thành ngữ- tục ngữ chính là truyền đi thông điệp văn hóa thông qua ngôn ngữ.
  6. III- Đối chiếu thành ngữ - tục ngữ giữa Anh – Việt: Thành ngữ - tục ngữ giúp người học và người dịch hiểu sâu thêm ngôn ngữ mà họ đang học và sử dụng. Đây được xem là khung tham chiếu giúp chúng ta chẳng những hiểu được ngôn ngữ đang thể hiện mà còn văn hóa ở mỗi nước. Thành ngữ - tục ngữ Anh – Việt thuộc hai ngôn ngữ khác nhau (ngôn ngữ phân tích tính và ngôn ngữ đơn lập) nhưng lại thể hiện văn hóa hầu như tương đồng của hai dân tộc Anh-Việt. Sự tương đồng này được thể hiện rõ ở các khía cạnh đạo đức, tâm lí, kinh nghiệm và phong tục.
  7. 1) Đạo đức : a- Trọng danh dự : - A fair/good name is better than riches. Tốt danh hơn lành áo. Vế so sánh thứ nhất “tốt danh-good name” tương đồng giữa hai ngôn ngữ, trong khi vế so sánh thứ hai “lành áo-riches” có sự khác biệt. Tuy nhiên, hai câu hầu như hoàn toàn tương đồng nhau bởi lẽ “áo tốt” được xem nhưng của cải vật chất. - Better a glorious death than a shameful life. Sống đục sao bằng thác trong.
  8. b- Họ hàng: - Lovers’ quarrels are soon mended. Anh em như thể tay chân. Xét nghĩa từng từ, hai câu có vẻ khác nhau, tuy nhiên, trên thực tế, nghĩa của hai câu hoàn toàn tương đồng. “Anh em” được xem là “lovers” và tình cảm của họ trước sau gì cũng gắn bó, “mended”. - Blood is blood. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
  9. c- Quý hàng xóm: - Better a neighbour that is near than a brother that is a far. Bán anh em xa mua láng giềng gần. Hai câu trên đều có các vế giống nhau “láng giềng=neighbour” và “anh em=brother”. Ý tưởng của hai câu hầu như giống hệt nhau. Các thí dụ sau đây đều diễn tả sự quý hàng xóm giữa hai ngôn ngữ. - A cock is viliant on his own dunghill. Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng.
  10. d- Yêu quê hương: - East or west, home is best. Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn. Cấu trúc câu khác nhau, từ vựng khác nhau, nhưng thật ngạc nhiên thay, ý nghĩa của hai câu giống nhau đến hoàn hảo.
  11. e- Yêu đồng bào: - When a horse is sick, the whole stable refuses grass. Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ. Hai câu hoàn toàn trùng khớp nhau. Văn hóa tương đồng đến kỳ lạ! Hai câu so sánh sau cũng trùng khớp nhau. - The voice of the people, the voice of god. Ý dân là ý trời. - When the blood sheds, the heart aches. Máu chảy ruột mềm.
  12. f- Yêu tổ quốc: - Set the snakes on one’s own hens. Cõng rắn cắn gà nhà. Yêu tổ quốc, căm ghét kẻ phản bội đất nước. Cả hai ngôn ngữ đều ví kẻ xâm lược độc ác như rắn rít giết hại đồng bào của mình.
  13. g- Phải biết ơn: - Nothing can succeed without the help of one’s teacher. Không thầy đố mầy làm nên. Tôn sư trọng đạo là nét văn hóa phổ quát của các dân tộc. Công ơn của thầy được thể hiện bằng hai câu ở hai ngôn ngữ khác nhau nhưng hầu như hoàn toàn tương đồng nhau. - When drinking water, think of its source. Uống nước phải nhớ nguồn.
  14. h- Yêu lao động: - No sweet without sweat. Có khó mới có miếng ăn. Hai câu đều khuyên mọi người phải lao động để kiếm sống, phải chịu cực nhọc đổ mồ hôi để có miếng ăn. - Work as hard as a dog. Cực như trâu.
  15. 2) Tâm lí: a- Yêu ghét: Yêu ghét là tình cảm phổ biến của mọi người. Người Anh và người Việt đều có tình cảm yêu ghét giống nhau. - Beauty is in the eye of the beholder Yêu nên tốt, ghét nên xấu. Khi yêu luôn nghĩ mọi thứ tốt đẹp, khi ghét mọi thứ đều hóa xấu - Affection blinds reason. Yêu nhau củ ấu cũng tròn Ghét nhau quả bồ hòn cũng méo.
  16. b- Thù tạc: - Scratch my back and I’ll scratch yours. Bánh ít đi, bánh qui lại. Quả là có qua có lại mới toại lòng nhau. Cho ai cái gì đến lúc nào đó sẽ được cho lại. Đây là quy tắc ứng xử của mọi người dù ngôn ngữ và văn hóa của họ khác nhau. Dưới đấy là những quy tắc ứng xử khác mà thành ngữ và tục ngữ ở hai ngôn ngữ đều có nét tương đồng. - Share and share alike. Ăn cho đều, kêu cho đủ. - Share sb’s sorrow and mirth. Chia ngọt sẻ bùi.
  17. c- Đố kỵ: - A successful man often has many enemies. Trâu buộc ghét trâu ăn. Thành ngữ trên diễn tả sự đố kỵ giống nhau ở hai ngôn ngữ. d- Tham lam: Cả hai ngôn ngữ đều có thành ngữ gần như tương đồng để diễn tả thói tham lam của con người. - Be on both sides of the fence. Bắt cá hai tay.
  18. e- Tài sản: Tài sản được phân biệt giữa chung và riêng. Thường, tài sản chung ít được mọi người quan tâm, còn tài sản của riêng luôn được quan tâm bảo vệ. Thái độ này được thể hiện qua các thành ngữ-tục ngữ tương đồng giữa hai ngôn ngữ Anh-Việt. - Men cut large thongs of other men’s leather. Của người bồ tát của mình lạt buộc. - Cheats never prosper. Của phù vân không chân mà chạy.
  19. 3) Kinh nghiệm: a- Thời tiết: Kinh nghiệm sống đã giúp người dân của hai đất nước nắm bắt được và dự báo được các hiện tượng tự nhiên sắp sửa xảy ra. - Coming events cast their shadows before them. Chớp thừng chớp chão, chẳng bão thì mưa. b- Trồng trọt: Người nông dân ở hai nước đều đúc kết được kinh nghiệm rằng hễ mưa nhỏ, mưa lâu, độ thấm đất sẽ cao, giúp cho việc trồng trọt thuận lợi. - Small rain lays great dust. Mưa dầm thấm sâu.
  20. c- Chăn nuôi: - Know the breed, know the dog. Mua trâu xem vó, lấy vợ xem nòi. Một lần nữa, trâu và chó, hai con vật rất hữu ich với người dân ở hai đất nước được so sánh để nói lên kinh nghiệm chọn giống vật nuôi và cả việc quan trọng nhất đời người, chọn vợ. d- Về lập gia đình: - A house divided against itself cannot stand. Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn.
  21. e- Về nuôi dạy con: - Mother’s darlings are but milksop heroes. Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà. Người mẹ và người bà thường nuông chiều con cái và chính đều này đã góp phần khiến cho đứa trẻ hư. Hai câu trên trùng hợp nhau ở hai ngôn ngữ khác nhau. - Make hay while the sun shines. Uốn tre từ thuở còn non, Dạy con dạy lúc con còn lên ba.
  22. f- Về buôn bán: Các câu thành ngữ, tục ngữ sau đều diễn đạt nghĩa “thương trường như chiến trường”, ở đó người ta tranh giành nhau, lường gạt nhau để kiếm được lợi nhuận. - Buy over sb’s head. Mua tranh bán cướp. - Buy a pig in a poke. Mua trâu vẽ bóng. - Honour and profit lie not in one sack. Làm giàu bất nhân, làm nhân nghĩa thì bất phú.
  23. g- Về hoàn cảnh: Cả hai dân tộc đều đúc kết được kinh nghiệm khi nhận xét về con người: phải đặt người đó vào bối cảnh cụ thể, xem xét những người mà anh ta thân cận để có kết luận chính xác về nhân thân của anh ta. Nếu người đó ở với người tốt, ảnh hưởng của người tốt sẽ giúp anh ta tốt lên; còn nếu ở với người xấu, anh ta sẽ bị ảnh hưởng mà xấu đi. - A man is known by the company he keeps. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
  24. h- Về sự thành công: Con người có ý chí, cố gắng vươn lên thì sẽ đạt được thành tựu trong cuộc sống. Ý nghĩa này được thể hiện qua cặp tục ngữ tương đồng sau: - Where there’s a will, there’s a way. Có chí thì nên. Sự kiên trì, nhẫn nại sẽ giúp con người đi đến thành công. Hai cặp câu sau đều nói lên ý nghĩa tương đồng đó: - Drop by drop, the sea is drained. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  25. i- Về nhân quả: Thật thú vị, dù Phật giáo rất ít phổ biến ở Anh, nhưng cả hai nước đều sử dụng giáo lý nhân quả để truyền lại kinh nghiệm cho các đời sau. - Children have to suffer for their parents’s sins. Đời cha ăn mặn, đời con khát nước. - One good turn deserves another. Ở hiền gặp lành. k- Về sự khôn ngoan: Kinh nghiệm khôn dại được thể hiện qua các câu tục ngữ hầu như giống nhau. Hai ngôn ngữ đều có nhiều câu tương đồng truyền đạt kinh nghiệm này. - It is a silly fish that is caught twice with the same bait. Khôn sống mống chết.
  26. 4) Phong tục: a- Gia đình: - Dog does not eat dog. Hùm dữ chẳng ăn thịt con. Trong tiếng Việt, ta dùng hình tượng con hùm (con vật người Việt tôn trọng), trong tiếng Anh dùng hình tượng con chó (con vật người Anh tôn trọng), nhưng ý nghĩa hoàn toàn giống nhau.
  27. b- Sinh nở: - To a lucky man daughter is first born. Ruộng sâu trâu nái không bằng sinh gái đầu lòng. Quả thật sinh con gái đầu lòng là niềm ao ước của nhiều gia đình, bởi vì con gái bao giờ cũng sớm giúp cha mẹ nhiều hơn là con trai. Người dân lao động ở hai nước đều nếm trải kinh nghiệm này và truyền đạt nó lại cho các đời sau. c- Đi lại: Ra đường phải hỏi để biết đường đi và tìm được địa chỉ cần tìm. Hai ngôn ngữ đều lưu lại kinh nghiệm quý báu này. - Better to ask the way than go astray. Đường ở cửa miệng.
  28. d- Sống và chết: Con người, khi chết, có cách chết bắt nguồn từ cách họ đã sống. Kinh nghiệm được đúc kết qua hai cặp câu nói giống nhau: - As a man lives, so shall he die. Sống sao chết vậy. - Every man is mad on some point. Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật.
  29. IV- Kết luận: Anh Quốc và Việt Nam cách xa nhau, ở hai châu lục khác nhau và hai vùng khí hậu khác nhau (ôn đới và nhiệt đới). Hai ngôn ngữ Anh-Việt hầu như hoàn toàn khác (phân tích tính và đơn lập). Tuy nhiên, thật lý thú khi chúng ta phát hiện thành ngữ - tục ngữ giữa hai ngôn ngữ lại có nhiều nét tương đồng. Người học cần nhớ những thành ngữ - tục ngữ Anh – Việt điển hình để hiểu chính xác ngôn ngữ và sự thể hiện văn hóa trong ngôn ngữ. Khi chuyển tải ý của hai nền văn hóa qua thành ngữ-tục ngữ, người dịch hoặc người nghiên cứu phải chọn dùng các câu hoặc các cụm tương đồng để thể hiện đúng ý nghĩa trong giao tiếp.
  30. Good luck!