Bài giảng môn học Địa lí Lớp 5 - Bài 1: Việt Nam - đất nước chúng ta
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Địa lí Lớp 5 - Bài 1: Việt Nam - đất nước chúng ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_hoc_dia_li_lop_5_bai_1_viet_nam_dat_nuoc_chung.ppt
Nội dung text: Bài giảng môn học Địa lí Lớp 5 - Bài 1: Việt Nam - đất nước chúng ta
- Kiểm tra đồ dùng học tập
- 1. Vị trí địa lí và giới hạn của nước ta Thảo luận nhóm 2 Thời gian 3 phút Các em quan sát lược đồ và hãy cho biết?
- ➢ Việt Nam nằm ở đâu? Thuộc khu vực nào? ➢ Lãnh thổ Việt Nam bao gồm những phần nào? ➢Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? ➢Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta? Tên biển là gì? ➢ Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta
- Lîc ®å ®«ng nam ¸ Trung quèc Việt Nam myanma ChÝ tuyÕn B¾c Lµo Th¸i lan campuchia Brunªy XÝch ®¹o M a l a y x i a Xin- ga-po I n ® « n ª x i a
- Chỉ trên bản đồ vị trí và giới hạn của nước ta.
- ❖Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. ❖ Lãnh thổ nước ta bao gồm: phần đất liền, biển, đảo và quần đảo. ❖Các nước giáp phần đất liền với nước ta có: Trung Quốc; Lào và Cam-pu-chia. ❖ Biển bao phía Đông, phía Nam và phía Tây Nam của nước ta. Tên gọi là Biển Đông. ❖Một số đảo và quần đảo của nước ta như: Cát Bà; Bạch Long Vĩ; Phú Quốc; Côn Đảo Quần đảo: Hoàng sa và Trường Sa
- Thời gian 5 phút Với vị trí như vậy nước ta lại có vùng biển thông với đại dương nên thuận lợi gì cho việc giao lưu với các nước khác trong khu vực và trên thế giới?
- ✓ Thuận lợi: Vị trí nước ta thuận lợi cho việc giao lưu nhiều nước trên thế giới bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không. ✓Khó khăn: Vì nước ta ở sát biển nên hay có bão về mùa hè và mùa thu.
- KẾT LUẬN: Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Nước ta là một bộ phận của châu Á. Có vùng biển thông với đại dương nên có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu với các nước bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không.
- 2. Hình dạng và diện tích Thời gian 7 phút Các em quan sát lược đồ và hãy cho biết:
- + Phần đất liền nước ta giống hình gì? + Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta dài bao 1650 km 1650 nhiêu km? + Nơi hẹp nhất nước ta là bao nhiêu km?
- ▪ Hình dáng phần đất liền giống hình chữ S. Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta dài 1650 km. ▪ Từ tây sang đông nơi hẹp nhất là ở Đồng Hới (Quảng Bình) chưa đầy 50 km. ▪ Diện tích lãnh thổ nước ta vào khoảng 330.000km2.
- KẾT LUẬN: Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam với đường bờ biển cong như hình chữ S. Chiều dài từ Bắc vào Nam khoảng 1650 km và nơi hẹp nhất chưa đầy 50 km.
- Dựa vào bảng số liệu: Diện tích Tên nước (nghìn km2) Trung Quốc 9597 Nhật Bản 378 Việt Nam 330 Lào 237 Cam-pu-chia 181 Hãy cho biết những nước nào có diện tích lớn và nhỏ hơn nước ta?
- So với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Cam-pu-chia thì diện tích của Việt Nam: + Rộng hơn diện tích các nước Lào, Cam-pu-chia + Hẹp hơn diện tích Trung Quốc, Nhật Bản
- Ghi nhớ: Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Đất nước ta gồm phần đất liền có đường bờ biển giống hình chữ S và vùng biển rộng lớn thuộc Biển Đông với nhiều đảo và quần đảo.
- 3: Củng Cố
- CÂU 1 CÂU 2 CÂU 3 CÂU 4 CÂU 5 CÂU 6
- Trò chơi: Rung chuông vàng Câu 1: Phần đất liền của nước ta có đặc điểm là: Đáp án: Hẹp ngang, chạy dài theo hướng Bắc Nam, có đường bờ biển cong như hình chữ S HÕt12453 giê
- Trò chơi: Rung chuông vàng C©u 2: Từ Bắc vào Nam chiều dài của nước ta là: Đáp án: 1650 km HÕt1 245giê3
- Trò chơi: Rung chuông vàng C©u 3: Diện tích của nước ta Đáp án: 330000 km2 HÕt1 245giê3
- Trò chơi: Rung chuông vàng C©u 4: Phần đất liền của nước ta giáp với nước: HÕt giê 1243 Đáp án: Trung Quốc; Lào và Cam-pu-chia.
- Trò chơi: Rung chuông vàng Câu 5: Phần đất liền nước ta giống hình : Đáp án: Chữ S HÕt1 245giê3
- Trò chơi: Rung chuông vàng Câu 6: Tỉnh nào hẹp nhất nước ta chỉ với 50 km : Đáp án: Đồng Hới HÕt giê (Quảng Bình) 12453
- Việt Nam – Đất nước chúng ta 1. Vị trí địa lí và giới hạn 2. Hình dạng và diện tích
- Dặn dò: Các em về tìm hiểu kĩ bài đã học và chuẩn bị tốt bài tuần sau: “Địa hình và khoáng sản”.