Bài giảng môn học Sinh học Lớp 7 - Bài 3: Thực hành Quan sát một số động vật nguyên sinh

ppt 20 trang thanhhien97 5291
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Sinh học Lớp 7 - Bài 3: Thực hành Quan sát một số động vật nguyên sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_hoc_sinh_hoc_lop_7_bai_23_thuc_hanh_quan_sat_m.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn học Sinh học Lớp 7 - Bài 3: Thực hành Quan sát một số động vật nguyên sinh

  1. SINH HỌC 7 CHỦ ĐỀ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH (5 TIẾT) GV: LƯU THỊ LÊ NA TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ
  2. CHỦ ĐỀ: ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH Chủ đề: gồm 05 bài chương I – 5 Tiết 1.Bài 3 :Thực hành: Quan sát một số ĐVNS. 2. Bài 4: Trùng roi. 4. Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét. 5. Bài 7: Đặc điểm chung – vai trò thực tiễn của ĐVNS.
  3. NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH ĐVNS có hơn 40.000 loài ĐVNS là những động vật có cấu tạo cơ thể chỉ gồm 1 tế bào ĐVNS xuất hiện ở Đại Nguyên Sinh ĐVNS phân bố ở khắp nơi
  4. 5 I/Yêu cầu: -Thấy được dưới kính hiển vi ít nhất 2 đại diện là trùng roi và trùng giầy - Phân biệt được hình dạng, cách di chuyển của chúng - Củng cố kĩ năng sử dụng và quan sát kính hiển vi.
  5. II/Chuẩn bị : - Kính hiển vi có độ phóng đại lớn, tấm kính , lam kính, kim mác ,kim nhọn, ống hút - Váng ao hồ lấy từ thiên nhiên, - Bình nuôi cấy động vật nguyên sinh từ nguyên liệu rơm khô, cỏ tươi, bèo nhật bản
  6. III/Nội dung : 1/ Quan sát trùng giày: Bước 1: Làm tiêu bản: Lấy một giọt nuớc cống rãnh có nhiều rác rưỡi nhỏ lên tấm kính sạch có bỏ một ít sợi bông, đậy la men lại sao cho không có bọt khí, dùng giấy thấm hút hết nước. Có thể nhuộm bằng xanh metylen để dễ quan sát. Bước 2: Quan sát: Bỏ nhẹ nhàng tiêu bản lên kính hiển vi ở vật kính 10 sau đó điều chỉnh lên các vật kính cao hơn để quan sát hình dạng, cấu tạo và di chuyển của trùng giày. Bước 3: Vẽ hình dạng và chú thích các bào quan trùng giày.
  7. Quan sát video và trả lời câu hỏi
  8. Cho biết trùng giày có hình dạng như thế nào?Chúng di chuyển ra sao?
  9. - Trùng giày sống trong nước ngâm rơm (thành bình) khô, cỏ tươi, bèo nhật bản -Trùng giày là đại diện của lớp Trùng cỏ. Tế bào trùng giày đã phân hóa thành nhiều bộ phận, mỗi bộ phận đảm nhận chức năng sống nhất định. - Trùng giày di chuyển theo kiểu vừa tiến vừa xoay nhờ các lông bơi.
  10. III/Nội dung : 1/ Quan sát trùng roi: : Bước 1: Làm tiêu bản: Lấy một giọt váng nước xanh ao hồ nhỏ lên tấm kính sạch, đậy la men lại sao cho không có bọt khí, dùng giấy thấm hút hết nước Bước 2: Quan sát: Bỏ nhẹ nhàng tiêu bản lên kính hiển vi ở vật kính 10 sau đó điều chỉnh lên các vật kính cao hơn để quan sát hình dạng, cấu tạo và di chuyển của trùng roi. Bước 3: Vẽ hình dạng và chú thích các bào quan trùng roi.
  11. III/ Nội dung: 2/ Quan sát trùng roi: - Dùng ống hút lấy 1 giọt nhỏ Váng ao hồ lấy từ thiên nhiên. - Nhỏ lên lam kính rồi đặt lên soi dưới kính hiển vi -Điều chỉnh độ phóng đại để nhìn cho rõ.
  12. Quan sát video và trả lời câu hỏi
  13. Cho biết trùng roi có hình dạng như thế nào?Chúng di chuyển ra sao?
  14. - Trùng roi xanh sống trong nước : ao, hồ, đầm, ruộng kể cả các vũng nước mưa - Cơ thể trùng roi xanh là tế bào có kích thước hiển vi (0,05 mm). - Cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có một roi dài. Roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển vừa tiến vừa xoay.
  15. Nếu đưa trùng roi vào tối vài ngày thì có hiện tượng gì xảy ra?
  16. Câu 1. Phân biệt các đặc điểm khác nhau (hình dạng, cách di chuyển, dinh dưỡng) trùng giày và trùng roi? Đặc điểm Trùng giày Trùng roi Hình dạng Cách di chuyển Dinh dưỡng Câu 2. Vẽ hình (chú thích) của trùng roi và trùng giày.