Bài giảng môn học Sinh học Lớp 9 - Bài 3: Lai một cặp tính trạng (Tiết 2)

ppt 12 trang thanhhien97 5350
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Sinh học Lớp 9 - Bài 3: Lai một cặp tính trạng (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_hoc_sinh_hoc_lop_9_bai_3_lai_mot_cap_tinh_tran.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn học Sinh học Lớp 9 - Bài 3: Lai một cặp tính trạng (Tiết 2)

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ CH1: Nêu tỉ lệ các loại hợp tử ở F2 trong thí nghiệm của Men đen? Kết quả hợp tử ở F2 có tỉ lệ : 1 AA : 2Aa : 1aa CH2: Từ kết quả trên nêu các khái niệm: Kiểu gen, thể dị hợp , thể đồng hợp?
  2. CHỦ ĐỀ: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (TIẾT 2) 2
  3. CHỦ ĐỀ: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG(T2) I- LAI PHÂN TÍCH 1. Các khái niệm: + Kiểu gen: Là tổng hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể + Thể đồng hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau. Ví dụ AA, aa, BB + Thể dị hợp : kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau Ví dụ: Aa, Bb
  4. CHỦ ĐỀ: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG(T2) I- LAI PHÂN TÍCH 1. Các khái niệm: (P thuần chủng).
  5. CHỦ ĐỀ: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG(T2) I- LAI PHÂN TÍCH 1. Các khái niệm: + TH 1 : P : Hoa đỏ  Hoa trắng (AA) t/c (aa) GP : A a F1 : Aa Kết quả : KG : Aa KH : Hoa đỏ + TH 2 : P : Hoa đỏ  Hoa trắng (Aa) (aa) GP : A, a a F1 : 1Aa : 1aa Kết quả: KG : 1Aa : 1aa KH : 1Hoa đỏ : 1 hoa trắng
  6. CHỦ ĐỀ: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG(T2) I- LAI PHÂN TÍCH 1. Các khái niệm: Bài tập điền từ : Phép lai phân tích là phép là phép lai giữa cá thể mang tính trạng cầntrội xác định vớikiểu gen cá thể mang tính trạng Nếulặn kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng ,hợp còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp  Khái niệm lai phân tích ?
  7. CHỦ ĐỀ: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG(T2) I- LAI PHÂN TÍCH 1. Các khái niệm: 2. Lai phân tích : - Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn . + Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (P thuần chủng). + Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 1 : 1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp (P không thuần chủng).
  8. CHỦ ĐỀ: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG(T2) I- LAI PHÂN TÍCH II. Ý NGHĨA CỦA TƯƠNG QUAN TRỘI LẶN + Nêu tương quan trội lặn trong tự nhiên ? Trong tự nhiên mối tương quan trội – lặn là phổ biến . + Xác định tính trạng trội và tính trạng lặn nhằm mục đích gì ? Tính trạng trội thường là tính trạng tốt  mục đích xác định tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen tạo ra giống có giá trị kinh tế. +Xác định độ thuần chủng của giống có ý nghĩa gì trong sản xuất? Tránh sự phân ly diễn ra, tránh xuất hiện tính trạng lặn xấu ảnh hưởng tới phẩm chất và năng xuất cây trồng, vật nuôi + Muốn xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào ? Kiểm tra độ thuần chủng của giống phải thực hiện phép lai phân tích hoặc cho tự thụ phấn đối với cây trồng, giao phối gần đối với vật nuôi.
  9. CHỦ ĐỀ: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG(T2) I- LAI PHÂN TÍCH II. Ý NGHĨA CỦA TƯƠNG QUAN TRỘI LẶN - Trong tự nhiên mối tương quan trội – lặn là phổ biến . - Tính trạng trội thường là tính trạng tốt  Cần xác định tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen tạo giống có ý nghĩa kinh tế . - Trong chọn giống để tránh sự phân li tính trạng phải kiểm tra độ thuần chủng của giống .
  10. BÀI TẬP CỦNG CỐ : Khoanh tròn vào chữ cái (a,b,c, ) chỉ ý trả lời đúng 1. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích . Kết quả thu được : a) Toàn quả vàng ; c) 1 quả đỏ : 1 quả vàng ; b)b Toàn quả đỏ ; d) 3 quả đỏ : 1 quả vàng 2. Ở đậu Hà Lan , gen A quy định thân cao , gen a quy định thân thấp . Cho lai cây thân cao với cây thân thấp F1 thu được 51% cây thân cao : 49% cây thân thấp . Kiểu gen của phép lai trên là: a) P : AA  aa ; c) P : Aa  Aa ; b) P : AA  Aa ; dd) P : Aa  aa.
  11. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ • Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi vào tập. • Làm tiếp các bài tập còn lại vào vở. • Đọc và xem tiếp bài 4: Lai hai Cặp Tính Trạng
  12. TẠM BIỆT !