Bài giảng môn học Tiếng việt Khối 5 - Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật

ppt 22 trang thanhhien97 4080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Tiếng việt Khối 5 - Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_hoc_tieng_viet_khoi_5_tap_lam_van_on_tap_ve_ta.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn học Tiếng việt Khối 5 - Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật

  1. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN CAO LÃNH TRƯỜNG TIỂU HỌC TT MỸ THỌ 1 MÔN: TẬP LÀM VĂN Giáo viên:Võ Thị Thu Hiền
  2. Thứ năm, ngày 27 tháng 2 năm 2014 Tập làm văn
  3. Thứ năm, ngày 27 tháng 2 năm 2014 Tập làm văn Ôn tập về tả đồ vật 1. Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới: Cái áo của ba Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa. Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự.Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào , tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba Lúc tôi mặc đến trường , các bạn và cô giáo gọi tôi là “chú bội đội”. Có bạn hỏi : “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?” “Mẹ tớ may đấy!”- Tôi hãnh diện trả lời. Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba. Mấy chục năm qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi. a) Tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phạm Hải Lê Châu b) Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hóa trong bài văn .
  4. Thứ năm, ngày 27 tháng 2 năm 2014 Tập làm văn Ôn tập về tả đồ vật ❖Bài văn tả về cái gì? Tả về chiếc áo sơ mi. Từ ngữ: Bạn đồng hành. Vải Tô Châu. Vén khéo. Măng-sét.
  5. Thứ năm, ngày 27 tháng 2 năm 2014 Tập làm văn Ôn tập về tả đồ vật Mở bài: Từ đầu màu cỏ úa. Thân bài: Chiếc áo sờn vai .chiếc áo quân phục cũ của ba. Kết bài: Phần còn lại.
  6. Thứ năm, ngày 27 tháng 2 năm 2014 Tập làm văn Ôn tập về tả đồ vật Hãy cho biết đoạn văn mở bài và kết bài theo kiểu nào? +Mở bài theo kiểu trực tiếp. +Kết bài theo kiểu mở rộng. Trong phần thân bài tác giả tả cái áo theo thứ tự nào? +Tác gải đã tả từ bao quát rồi tả từng bộ phận của cáiáo.
  7. Tập làm văn a)Bố cục của bài văn: Mở bài: Từ đầu màu cỏ úa. Thân bài: Chiếc áo sờn vai chiếc áo quân phục cũ của ba. ❖ Cách thức miêu tả: ▪ Tả bao quát cái áo (xinh xinh, trông rất oách) ▪ Tả những bộ phận có đặc điểm cụ thể (những đường khâu, hàng khuy, cổ áo, cầu vai, măng sét ) ▪ Nêu lên công dụng, tình cảm đối với cái áo (cảm giác khi mặc áo vào ) Kết bài: Phần còn lại.
  8. Tập làm văn 1. Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới: Cái áo của ba Tôi có một người bạn đồng hành qúy báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đól à chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa. Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đãtr ở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được đưa vào lồng ngực ấm áp của ba Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo gọi tôi là “chú bộ đội”. Có bạn hỏi : “Cậuc ó cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?” “Mẹ tớ may đấy!”- Tôi hãnh diện trả lời. Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba. Mấy chục năm qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi. Phạm Hải Lê Châu b) Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hóa trong bài văn .
  9. Tập làm văn Ôn tập về tả đồ vật TL NHÓM 2 Các hình ảnh so sánh và nhân hóa trong bài văn: ❖ Hình ảnh so sánh: Những đường khâu đều đặn như khâu máy; hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh; cái cổ áo như hai cái lá non; cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự; mặc áo vào có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba; tôi chững chạc như một anh lính tí hon . ❖Hình ảnh nhân hóa: - Người bạn đồng hành quý báu; - Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.
  10. Tập làm văn Ôn tập về tả đồ vật ❖Hình ảnh nhân hóa: - Người bạn đồng hành quý báu; - Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. ❖ Thế nào là nhânh óa? ➢Trả lời: Nhân hóa là gọi hoặc tả đồ vật, cây cối bằng những từ ngữ vốn để gọi hoặc tả con người ❖ Tác giả ví cái áo như cái gì? ➢ Trả lời:Tác giả ví cái áo như người bạn đồng hành ❖ Tác giả ví cái măng-sét như thế nào? ➢ Trả lời:Tác giả ví cái măng-sét ôm khít lấy cổ áo tôi
  11. Tập làm văn • Động từ “ôm” là một hành động của con người.Tác giả đã sử dụng động từ “ôm” để nhân hóa hình ảnh cái tay áo như một hành động của con người, làm cho bài văn thêm sinh động và hấp dẫn hơn. ❖Tác giả đã sử dụng những giác quan nào để quan sát? ➢ Trả lời: sử dụng những giác quan như: tay sờ,tai nghe, mắt nhìn. Tác giả đã quan sát rất tỉ mĩ, tinh tế và đã sử dụng nhiều giác quan để miêu tả cái áo. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nhiều biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa để nói lên tình cảm của mình đối với chiếc áo của ba mình đã hi sinh.
  12. Tập làm văn Ôn tập về tả đồ vật ➢ Một bài văn miêu tả gồm có mấy phần? ❖ Trả lời: Một bài văn miêu tả gồm có3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. ➢ Muốn miêu tả một đồ vật ta phải quan sat theo trình tự nào? ❖ Trả lời: Ta phải quan sát theo trình tự từ bao quát đến chi tiết. ➢ Ta có thể sử dụng những giác quan nào để quan sát? ❖ Trả lời: Sử dụng những giác quan như: tay sờ, mắt thấy, tai nghe. ➢ Khi viết bài văn miêu tả, ta sử dụng những biện pháp tu từ nào? ❖ Trả lời: sử dưng những biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa
  13. Tập làm văn Ôn tập về tả đồ vật Kết luận: 1) Bài văn miêu tả đồ vật có 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Có thể mở theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp và kết bài theo kiểu không mở rộng hay mở rộng. Trong phần thân bài, trước hết ta tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi đi vào tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật. 2) Muốn miêu tả một đồ vật, phải quan sát đồ vật theo trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ ). Chú ý phát hiện những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này với những đồ vật khác. 3) Có thể vận dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh để giúp cho bài văn sinh động, hấp dẫn hơn .
  14. Tập làm văn Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em.
  15. Tập làm văn Ôn tập về tả đồ vật ➢Muốn miêu tả một đồ vật ta phải quan sát theo trình tự nào? ❖Trả lời: Ta phải quan sát theo trình tự từ bao quát đến chi tiết. ➢Ta có thể sử dụng những giác quan nào để quan sát? ❖Trả lời: Sử dụng những giác quan như: tay sờ, mắt thấy, tai nghe.
  16. Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em. Gợi ý nhận xét ➢ Đoạn văn có mấy câu? ➢ Nội dung đã miêu tả đầy đủ chưa? ➢ Dùng từ chính xác không? ➢ Có sử dụng từ ngữ nào sinh động? ➢ Có sử dụng phép so sánh, nhân hóa không?
  17. Thứ năm, ngày 27 tháng 2 năm 2014 Tập làm văn Ôn tập về tả đồ vật Ví dụ: Cái bàn học ở nhà của tôi trông nó rất xinh xắn. Mặt bàn bằng gỗ, hình chữ nhật, đánh véc-ni màu cánh gián sáng bóng. Bốn chân bàn cũng bằng gỗ, đẽo tròn, hơi to hơn ở phần sát với mặt bàn, nhỏ hơn phần ở dưới nên trông nó rất có duyên. Mẹ mua cho tôi một cái ghế tựa đặt cạnh bàn. Mỗi khi ngồi vào bàn học, tôi cảm thấy rất dễ chịu và khoan khoái vì cái bàn rất vừa với tầm vóc nhỏ bé của tôi. Tôixem chiếc bàn ấy như người bạn thân thiết nhất của mình.
  18. Häc sinh viÕt ĐOẠN v¨n
  19. Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em. Gợi ý nhận xét ➢ Đoạn văn có mấy câu? ➢ Nội dung đã miêu tả đầy đủ chưa? ➢ Dùng từ chính xác không? ➢ Có sử dụng từ ngữ nào sinh động? ➢ Có sử dụng phép so sánh, nhân hóa không?
  20. Kết luận: 1) Bài văn miêu tả đồ vật có 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Có thể mở theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp và kết bài theo kiểu không mở rộng hay mở rộng. Trong phần thân bài, trước hết ta tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi đi vào tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật. 2) Muốn tả một đồ vật, phải quan sát đồ vật theo trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau (mắt nhìn, tay nghe, tay sờ ). Chú ý phát hiện những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này với những đồ vật khác. 3) Có thể vận dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh để giúp cho bài văn sinh động, hấp dẫn hơn .