Bài giảng môn Ngữ văn nâng cao Lớp 12 - Bài: Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) - Lê Phương Thảo

pptx 8 trang phanha23b 29/03/2022 3210
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn nâng cao Lớp 12 - Bài: Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) - Lê Phương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_nang_cao_lop_12_bai_rung_xa_nu_nguyen.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn nâng cao Lớp 12 - Bài: Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) - Lê Phương Thảo

  1. MÔN: NGỮ VĂN 12 GV: LÊ PHƯƠNG THẢO
  2. 2. Nhân vật Tnú – người anh hùng cách mạng a. Tnú là người có tính cách gan góc, dũng cảm, mưu trí. - Lúc bé, chứng kiến cảnh giặc giết những người nuôi giấu cách mạng, Tnú không sợ chết vẫn cùng Mai xung phong vào rừng nuôi cán bộ. - Học chữ thua Mai, Tnú đập vỡ bảng, lấy đá đập vào đầu chảy máu. - Tnú quyết tâm học chữ để lớn lên sẽ làm cán bộ thay anh Quyết lãnh đạo cách mạng. - Đi làm liên lạc, không đi đường mòn mà “xé rừng mà đi”, qua sông không lội chỗ nước êm mà “lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang” .
  3. b. Có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng - Khi bị giặc bắt, Tnú nuốt luôn lá thư vào bụng giữ bí mật cho cách mạng. - Giặc tra tấn dã man bắt Tnú khai cộng sản ở đâu, Tnú vẫn gan góc không khai báo điều gì mà đặt tay lên bụng dõng dạc nói “cộng sản ở đây nè” . - Khi bị đốt mười đầu ngón tay, Tnú vẫn không hề kêu van. Đó là sức chịu đựng phi thường của anh. - Lòng trung thành của Tnú còn thể hiện bằng niềm tin vững chắc vào Đảng “Đảng còn, núi nước này còn” nên Tnú quyết lên đường chiến đấu với niềm tin vững chắc. - Tnú là người tính kỉ luật rất cao. Dù rất nhớ nhà nhớ quê hương nhưng chỉ khi được phép của cấp trên, Tnú mới về thăm. Dù băng rừng lội suối vất vả nhưng anh chỉ ở đúng một đêm.
  4. c. Tnú là người có trái tim yêu thương và sục sôi căm giận * Tnú là người sống rất nghĩa tình: - Là người chồng, người cha đầy trách nhiệm. Khi chứng kiến cảnh vợ con bị giặc tra tấn, Tnú đã tay không xông ra cứu vợ con. - Là con người tình nghĩa với buôn làng: được dân làng nuôi lớn, Tnú luôn cố gắng chiến đấu bảo vệ dân làng, xứng đáng là tấm gương để cụ Mết giáo dục thế hệ trẻ. - Tnú mang trong tim 3 mối thù lớn: + Thù của bản thân: bị giặc đốt mười đầu ngón tay – chứng tích tội ác của giặc mà Tnú mang theo suốt đời. + Thù của gia đình: vợ con anh chết thảm khốc dưới cây gậy sắc của giặc. + Thù của dân làng: Tnú không bao giờ quên hình ảnh những người dân vô tội bị giết hại -> Tnú quyết tâm đánh giặc trả thù.
  5. d. Hình tượng Tnú – điển hình cho con đương đấu tranh cách mạng của người dân TN và đồng thời làm sáng tỏ chân lí thời đại đánh Mĩ “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” - Bi kịch của Tnú khi chưa cầm vũ khí là bi kịch của người dân TN khi chưa giác ngộ chân lí. Tnú là người có thừa sức mạnh nhưng với bàn tay không có vũ khí anh vẫn không thể nào bảo vệ được bản thân và tự cứu mình. - Tnú chỉ được cứu khi dân làng Xôman cầm vũ khí. Cuộc đời bi tráng của Tnú là sự chứng minh cho chân lí mà cụ Mết đã khẳng định “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” tức là phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng. => Câu chuyện về cuộc đời và con đường đi lên của Tnú mang ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và con đường cách mạng của người dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ. Vẻ đẹp và sức mạnh của Tnú là kết tinh vẻ đẹp và sức mạnh của con người Tây Nguyên nói riêng và người Việt Nam nói chung trong thời đại đấu tranh cách mạng.
  6. 4. Tổng kết a. Nghệ thuật: - Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên - Xây dựng thành công các nhân vật vừa có những nét cá tính sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu (Cụ Mết, Tú ) - Khắc họa thành công hình tượng cây xà nu-một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc-tạo nên màu sắc sử thi và sự lãng mạn bay bổng cho thiên truyện. - Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm, khi tha thiết, trang nghiêm. b. Ý nghĩa văn bản: Ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước, con người Việt Nam nói chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và khẳng định chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.
  7. Cảm ơn các em đã theo dõi bài học!