Bài giảng môn Sinh học Lớp 9 - Bài 2: Lai một cặp tính trạng - Huỳnh Long

pptx 17 trang thanhhien97 4640
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Sinh học Lớp 9 - Bài 2: Lai một cặp tính trạng - Huỳnh Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_sinh_hoc_lop_9_bai_2_lai_mot_cap_tinh_trang_hu.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Sinh học Lớp 9 - Bài 2: Lai một cặp tính trạng - Huỳnh Long

  1. Trường THCS Chánh Nghĩa GV: Huỳnh Long Sinh học 9
  2. CHỦ ĐỀ: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (TIẾT 1) 2
  3. Bài 2. LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
  4. I- Thí nghiệm của Menđen Mô tả thí nghiệm của Menđen
  5. Kết quả thí nghiệm của Menđen P F1 F2 Tỉ lệ kiểu hình F2 Hoa đỏ x Hoa 705 hoa đỏ : 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng đỏ 224 hoa hồng hoa trắng Thân cao x Thân 787 thân cao : 3 thân cao : 1 Thân lùn cao 277 thân lùn thân lùn Quả lục x Quả 428 quả lục : 3 quả lục : 1 quả vàng lục 152 quả vàng quả vàng Kiểu hình Tính trạng trội
  6. Bài 2. LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG I- Thí nghiệm của Menđen 1. Mẫu vật lai: - Lai 2 giống đậu Hà Lan khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản: + Màu sắc hoa: hoa đỏ và hoa trắng + Đặc điểm thân: thân cao và thân thấp + Màu sắc của quả: quả vàng và quả lục 2. Kết quả: Bảng 2
  7. 3. Các khái niệm: - Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. - Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở F1. - Tính trạng lặn là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện.
  8. Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng đồng tính thuần chủng tương phản thì F1 về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn
  9. 4. Kết luận: *Quy luật đồng tính Khi lai hai bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, *Quy luật phân li: Khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 có sự phân li theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.
  10. II- Menđen giải thích kết quả thí nghiệm: - Theo Menđen: mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di di truyền quy định - Ông giả định trong tế bào sinh dưỡng, các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp - Ông quy định: + Nhân tố di truyền trội mang tính trạng trội được quy định băng chữ cái in hoa: A,B,C,D,E + Nhân tố di truyền lặn mang tính trạng lặn được quy định băng chữ cái in thường: a,b,c,d,e
  11. Các bước giải bài tạp di truyền - Bước 1: Quy định nhân tố di truyền: +Gọi A là nhân tố di truyền quy định tính trạng màu đỏ của hoa là trội hoàn toàn +Gọi a là nhân tố di truyền quy định tính trạng màu trắng của hoa là lặn - Bước 2: Xác định kiểu gen: Do P thuần chủng nên kiểu gen ở thể đồng hợp +Kiểu gen của cây hoa đỏ: AA +Kiểu gen của cây hoa trắng: aa
  12. - Bước 3: Sơ đồ lai: Ptc: cây hoa đỏ x cây hoa trắng AA aa Gp: A a Aa F1: Kiểu gen: 100% Aa Kiểu hình: 100% hoa đỏ F1 x F1:Aa (hoa đỏ) x Aa (hoa đỏ) GF1: A ; a A; a F2: AA Aa Aa aa Kiểu gen: 1AA: 2Aa: 1aa Kiểu hình: 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng
  13. - Bước 4: Nhận xét F1:Kiểu gen: 100% Aa Kiểu hình: 100% hoa đỏ F2: Kiểu gen: 1AA: 2Aa: 1aa Kiểu hình: 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng
  14. II- Menđen giải thích kết quả thí nghiệm: - Cơ chế di truyền của các tính trạng: Sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền (gen) quy định cặp tính trạng tương phản thông qua các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. Nội dung quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P
  15. CỦNG CỐ Câu 1: Nêu khái niệm kiểu hình và cho ví dụ minh họa. * Kiểu hình: Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể Câu 2: Phát biểu nội dung của quy luật phân li? *Quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
  16. Câu 3: Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào? Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền (gen) quy định cặp tính trạng tương phản thông qua các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. Đó là cơ chế di truyền các tính trạng.
  17. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC a. Bài vừa học: Học bài, trả lời câu hỏi 1,2, 3 trang 10 SGK. b. Bài sắp học : LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (Tiếp theo) - Tìm hiểu lai phân tích và ý nghĩa của tương quan trội lặn. - Hãy xác định kết quả của những phép lai sau . P : Hoa đỏ (AA) x Hoa trắng (aa) P : Hoa đỏ (Aa) x Hoa trắng (aa) Aa aa