Bài giảng môn Tiếng việt Lớp 5 - Chính tả: Tiếng đàn Ba-La-Lai-Ca trên sông Đà

ppt 6 trang thanhhien97 4580
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Tiếng việt Lớp 5 - Chính tả: Tiếng đàn Ba-La-Lai-Ca trên sông Đà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_tieng_viet_lop_5_chinh_ta_tieng_dan_ba_la_lai.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Tiếng việt Lớp 5 - Chính tả: Tiếng đàn Ba-La-Lai-Ca trên sông Đà

  1. Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà Trên sông Đà Một đêm trăng chơi vơi Tôi đã nghe tiếng ba-la-lai-ca Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ Ngón tay đan trên những sợi dây đồng. Lúc ấy Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ Chỉ còn tiếng đàn ngân nga Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà. Ngày mai Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả Từ công trình thuỷ điện lớn đầu tiên. ( Quang Huy)
  2. BÀI TẬP: Bài tập 2a: Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu l hay n. Hãy tìm những từ ngữ có các tiếng đó la lẻ lo lở na nẻ no nở Mẫu: la hét / nết na
  3. Bài tập 2 a: Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu l hay n. Hãy tìm những từ ngữ có các tiếng đó la - na lẻ - nẻ lo - no lở - nở la hét- nết na
  4. Bài tập 2a: la - na lẻ - nẻ lo - no lở - nở la hét – nết na lẻ loi –nứt nẻ lo lắng – ăn no đất nở - bột nở con la – quả na tiền lẻ - nẻ mặt lo nghĩ – no nê lở loét – nở la bàn – na mở đứng lẻ - nẻ lo sợ - ngủ no hoa mắt toác mắt lở mồm long móng – nở mày nở mặt Bài tập 3a: Thi tìm nhanh các từ láy âm đầu l : Mẫu : long lanh
  5. Bài tập 3a: Thi tìm nhanh các từ láy âm đầu l : Mẫu : long lanh la liệt, la lối, lả lướt, lạ lẫm, lạ lùng, lạc lõng, lai láng, lam lũ, làm lụng, lanh lảnh, lành lặn, lảnh lót, lạnh lẽo, lạnh lùng, lay lắt, lặc lè, lẳng lặng, lặng lẽ, lắt léo, lấp lóa, lấm láp, lấp lửng, lập lòe, lóng lánh, lung linh
  6. Chuẩn bị tiết sau : ôn tập giữa học kỳ 1 : Chính tả (Nghe – viết): Nỗi niềm giữ nước, giữ rừng.