Bài giảng môn Vật lí Lớp 9 - Bài 49: Mắt cận và mắt lão

ppt 37 trang phanha23b 24/03/2022 3910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Vật lí Lớp 9 - Bài 49: Mắt cận và mắt lão", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_vat_li_lop_9_bai_49_mat_can_va_mat_lao.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Vật lí Lớp 9 - Bài 49: Mắt cận và mắt lão

  1. TRƯỜNG THCS TRINH PHÚ V Ậ T L Ý 9
  2. Tại sao các em còn nhỏ lại phải đeo kính. Đeo kính gì? Vậy các em bị bệnh tật gì?
  3. Tại sao người lớn tuổi khi đọc sách phải lại đặt sách ra xa mắt ???
  4. Bài 49 MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO
  5. BÀI 49: MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO I. MẮT CẬN: 1. Những biểu hiện của tật cận thị: C1. Hãy cho biết biểu hiện nào sau đây là triệu chứng của mắt cận? A. Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường. B. Khi đọc sách, phải đặt sách xa mắt hơn bình thường. C. Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ. D. Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật ngoài sân trường. C2. Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa hay ở gần mắt? Điểm cực viễn Cv của mắt cận ở xa hay gần mắt hơn bình thường? - Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần, không nhìn rõ những vật ở xa. - Điểm cực viễn của mắt cận gần mắt hơn bình thường.
  6. BÀI 49: MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO I. MẮT CẬN 1. Những biểu hiện của tật cận thị 2. Cách khắc phục tật cận thị: C3: Nếu có một kính cận, làm thế nào để biết đó là thấu kính phân kì? - Cách 1: Nếu phần rìa của kính dày hơn phần giữa thì đó là thấu kính phân kỳ. - Cách 2: Đưa kính đến sát dòng chữ trên trang giấy nếu ảnh của hàng chữ nhỏ hơn thì đó là thấu kính phân kỳ.
  7. Tiết 53: MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO C4: Giải thích tác dụng của kính cận A A’ B B’ Cc Cv, F Mắt cận Mắt nhìn rõ ảnh A’B’ của vật AB. Ảnh nhỏ Mắt có nhìn rõ ảnh Mắthơn không vật AB. nhìn thấy vật AB vì vật AB nằm Các em hãyMắtMắt vẽ nhìn có ảnh A’B’thấy của ảnhvật AB ngoài khoảng cực viễn. của vậtkhông ABnhìn qua? Mắtthấy thấu nhìn Mắt nhìn thấy ảnh A’B’ khi ảnh A’B’ nằm trong khoảngkính phù vậthợpA’B’ AB có khi ?tiêu từ điểm cực cận Cc đến điểm cực viễn Cv thấy ảnhnào to hay điểm F nhỏtrùng hơn với vật? điểm cực viễn .
  8. BÀI 49: MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO I. MẮT CẬN: 1. Những biểu hiện của tật cận thị: 2. Cách khắc phục tật cận thị : Kết luận: Kính cận là TKPK. Người bị cận thị phải đeo kính cận để nhìn rõ các vật ở xa mắt. Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn CV của mắt
  9. Ô nhiễm không khí
  10. Ngồi học không đúng tư thế
  11. Học tập, làm việc thiếu ánh sáng
  12. Tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử
  13. Làm việc chưa khoa học
  14. Để giảm nguy cơ mắc các tật của mắt: 1. Mọi người hãy cùng nhau giữ gìn môi trường trong lành, không có ô nhiễm và thói quen làm việc khoa học . 2. Người bị cận thị không nên điều khiển các phương tiện giao thông vào buổi tối, khi trời mưa và tốc độ cao. 3. Cần có biện pháp bảo vệ và luyện tập cho mắt, tránh nguy cơ tật nặng hơn .
  15. Tại sao người lớn tuổi khi đọc sách phải lại đặt sách ra xa mắt ???
  16. BÀI 49: MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO II. MẮT LÃO 1. Những đặc điểm của mắt lão Mắt lão nhìn xa Mắt lão nhìn gần
  17. BÀI 49: MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO II. MẮT LÃO 1. Những đặc điểm của mắt lão O Mắt bình C thường v CC O Mắt lão C v CC ➢ Mắt lão là mắt của người già. Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, không nhìn rõ những vật gần mắt ➢ Điểm cực cận Cc của mắt lão xa mắt hơn so với mắt bình thường.
  18. BÀI 49: MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO II. MẮT LÃO 1. Những đặc điểm của mắt lão 2. Cách khắc phục tật mắt lão C5: Nếu có một kính lão, làm thế nào để biết đó là thấu kính hội tụ? - Cách 1: Nếu phần rìa của kính mỏng hơn phần giữa thì đó là thấu kính hội tụ. - Cách 2: Đưa kính đến sát dòng chữ trên trang giấy nếu ảnh của hàng chữ to hơn thì đó là thấu kính phân hội tụ.
  19. BÀI 49: MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO I. MẮT CẬN II. MẮT LÃO 1. Những đặc điểm của mắt lão 2. Cách khắc phục tật mắt lão C6 : Giải thích tác dụng của kính lão A’ A Mắt lão F B’ Cc B F’ Mắt nhìn thấy ảnh A’B’ khi ảnh A’B’ nằm Mắt có nhìn thấy Khi đeo kính lão mắt nhìn thấy ảnh A’B’ Mắt nhìn ảnh A’B’Mắt không có ? ngoài khoảng cực cận thấy ảnh Mắtcủa không vật AB, nhìn ảnh thấy to hơnvật ABvật vì. vật AB nằm trong Ảnh to haynhìn nhỏ thấy hơn A’B’ khi khoảng cực cận vậtvật ? AB ? nào
  20. Ngoài ra mắt còn bị tật khác ❖ Cận thị: ❖ Viễn thị ❖ Loạn thị: Đối với mắt bị loạn thị, hình ảnh của vật hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc, thay vì hội tụ ở một điểm như mắt chính thị. Điều đó làm cho mắt bệnh nhân không thể nhìn rõ vật, hình ảnh bị nhỏe, cảm giác như hoa mắt. Thông thường, tật loạn thị đi kèm với tật cận thị và viễn thị. Về mặt lý thuyết, loạn thị xuất hiện ở cả mắt chính thị và có thể bỏ qua, nó chỉ có tác động tiêu cực khi độ loạn thị lớn.
  21. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến loạn thị là do giác mạc có hình dạng cầu không đều, làm mất khả năng hội tụ ánh sáng trên các trục khác nhau. Để khắc phục loạn thị, cần sử dụng thấu kính trụ (kính có một mặt phẳng và một mặt trụ. Một kính trụ có thể coi như một sự chồng khít của rất nhiều thấu kính hội tụ hay phân kỳ.
  22. BÀI 49: MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO I. MẮT CẬN 1. Những biểu hiện của tật cận thị 2. Cách khắc phục tật cận thị II. MẮT LÃO 1. Những đặc điểm của mắt lão 2. Cách khắc phục tật mắt lão III. VẬN DỤNG C7. Hãy tìm cách kiểm tra xem kính của bạn em và kính của người già là thấu kính hội tụ hay phân kỳ. Để kiểm tra xem thấu kính của bạn em có phải là thấu kính phân kỳ hay không ta có thể xem kính đó có cho ảnh ảo nhỏ hơn vật hay không. Kính của người già thì ngược lại, cho ảnh ảo lớn hơn vật.
  23. BÀI 49: MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO I. MẮT CẬN 1. Những biểu hiện của tật cận thị 2. Cách khắc phục tật cận thị II. MẮT LÃO 1. Những đặc điểm của mắt lão 2. Cách khắc phục tật mắt lão III. VẬN DỤNG C8. Hãy tìm cách so sánh khoảng cực cận của mắt em với khoảng cực cận của mắt một bạn em bị cận thị và khoảng cực cận của một người già, rồi rút ra kết luận cần thiết. Mắt cận Có thể lấy dòng chữ trong trang sáchCC để so sánh. Khi không đeo kính, bạn em phải để gần mắt hơn em (vì CV gần mắt); người già phải để xa mắt hơn em (vì CC xa mắt). Muốn nhìn tương đối bìnhMắtthường bình thườngbạn em phải đeo kính cận thị (TKPK), ngườiCC già phải đeo kính lão (TKHT) để tạo ra ảnh ảo hiện lên trong khoảng cực cận đến cực viễn. Mắt lão CC Khoảng CC (mắt cận)< khoảng CC (mắt thường)< khoảng CC(mắt lão)
  24. SƠ ĐỒ TƯ DUY
  25. Bài 1: Chọn câu đúng trong các câu sau A. Người có mắt tốt nhìn rõ các vật ở xa mà không nhìn rõ các vật ở gần. B. Người cận thị nhìn rõ các vật ở gần mắt mà không nhìn rõ các vật ở xa. C. Người cận thị nhìn rõ các vật ở xa mắt mà không nhìn rõ các vật ở gần. D. Người có mắt tốt nhìn rõ các vật ở gần mà không nhìn rõ các vật ở xa.
  26. Bài 2 : Một người bị cận thị, khi không đeo kính có thể nhìn rõ vật xa mắt nhất là 50cm. Người đó phải đeo kính cận có tiêu cự là bao nhiêu? A. 30cm B. 40cm C. 50cm D. 60cm
  27. Bài 3 : Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 15cm trở ra 300cm. Hỏi người ấy có mắt tật gì? Trong các câu sau, câu nào đúng. A. Viễn thị B. Cận thị C. Loạn thị D. Chính thị
  28. Bài 4: Một người già phải đeo sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm thì mới nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt 25cm. Hỏi khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu? GIẢI Ta đã chứng minh được công thức: Như vậy điểm cực cận cách mắt 50cm và khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 50cm.
  29. NHỮNG THỰC PHẨM TỐT CHO MẮT Ta cần sử dụng những thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C và E, DHA bổ dưỡng cho mắt, bổ sung dưỡng chất, giúp mắt khoẻ và tốt hơn
  30. * HƯỚNG DẪN HS VỀ NHÀ + Những biểu hiện của tật cận thị, cách khắc phục + Những biểu hiện của tật mắt lão, cách khắc phục + Đọc phần có thể em chưa biết + Làm bài tập: 49.1 – 49.3 SBT/100 Soạn trước bài 50 Kính lúp và trả lời trước các câu hỏi sau ? Kính lúp là gì? Số bội giác trên kính lúp cho biết điều gì? ? Hãy kể một số trường hợp trong thực tế trong đời sống và sản xuất phải dùng đến kính lúp?