Bài giảng môn Vật lí nâng cao Lớp 11 - Bài 50: Mắt
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Vật lí nâng cao Lớp 11 - Bài 50: Mắt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_vat_li_nang_cao_lop_11_bai_50_mat.ppt
Nội dung text: Bài giảng môn Vật lí nâng cao Lớp 11 - Bài 50: Mắt
- Câu1: Chọn câu đúng. A. Chiếu một chùm tia sáng song song với trục chính của một thấu kính hội tụ thì chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm ảnh của thấu kính ( d’ = f ) B. Tia tới thấu kính đi qua quang tâm O thì truyền thẳng 1 1 1 C.Công thức thấu kính là: = + f d d' D. Cả A,B,C đều đúng
- Câu 2: (Chọn câu đúng). Với thấu kính hội tụ: A. Khi độ cong của các mặt cầu thay đổi thì tiêu cự của thấu kính thay đổi. B. Tiêu cự của thấu kính sẽ nhỏ nếu hai mặt cầu có độ cong càng ít và có tiêu cự lớn nếu hai mặt cầu có độ cong càng nhiều. C. Khi thấu kính có tiêu cự lớn thì có độ tụ nhỏ và ngược lại. D. Cả A,B,C đều đúng
- Nội dung bài học: 1. Cấu tạo. 2. Sự điều tiết. Điểm cực cận và điểm cực viễn. 3. Góc trông vật và năng suất phân li của mắt. 4. Sự lưu ảnh của mắt.
- 1.Cấu tạo Dịch thủy tinh Màng lưới Lòng đen Điểm vàng Thủy dịch Giác mạc Con ngươi Điểm mù Thể thủy tinh
- Về mặt quang hình, cấu tạo chính của mắt gồm - Hệ thống bao gồm các bộ phận cho ánh sáng truyền qua của mắt tương đương với một thấu kính hội tụ. Thấu kính tương đương này gọi là thấu kính mắt. O O V M ’ - Quang trục chính là OO’. Tiêu cự của thấu kính mắt có thể thay đổi được khi độ cong của các mặt thể thuỷ tinh thay đổi nhờ sự co dãn của của cơ vòng. - Màng lưới ( còn gọi là võng mạc) đóng vai trò như một màn ảnh. -Trên màng lưới, có một vùng nhỏ màu vàng, rất nhạy với ánh sáng gọi là điểm vàng (V ). - Dưới điểm vàng một chút có điểm mù (M) hoàn toàn không cảm nhận được ánh sáng.
- 2. Sự điều tiết. Điểm cực viễn, điểm cực cận F’ Vật đặt gần mắt F’ Vật đặt xa mắt
- Để nhìn thấy được vật thì ảnh của vật qua mắt nằm ở đâu?
- Thế nào là sự điều tiết của mắt?
- 2. Sự điều tiết của mắt. Điểm cực cận điểm cực viễn. a) Sự điều tiết của mắt. Mắt nhìn thấy vật khi ảnh của vật hiệnEm rõ có trên biết màng lưới. khi nào thì mắt nhìn rõ vật không? - Sự thay đổi độ cong các mặt của thể thuỷ tinh (dẫn đến sự thay đổi tiêu cự của thấu kính mắt) để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màng lưới được gọi là sự điều tiết của mắt.
- 2. Sự điều tiết của mắt. Điểm cực cận điểm cực viễn. b) Điểm cực cận điểm cực viễn. Khi điều tiết mắt chỉ nhìn đượcNhóm vật 1: trong một -Thế nào là điểm cực viễn và đặc khoảng nào đó ở trước mắt. Khi điều tiết điểm của mắt khi nhìn vật ở điểm mắt cực viễn? có nhìn được - Định nghĩa mắt không có tật? Và mọi đặc điểm của mắt không có tật? vật ở trứơc mắt không? Nhóm 2: - Thế nào điểm cực cận và đặc điểm của mắt khi nhìn vật ở điểm cực cận? -Thế nào là khoảng cực cận và đặc điểm của khoảng cực cận? -Thế nào là khoảng nhìn rõ của mắt?
- 2. Sự điều tiết của mắt. Điểm cực cận điểm cực viễn. b) Điểm cực cận điểm cực viễn. - Điểm cực viễn (CV) là điểm xa nhất trên trục chính của mắt nếu đặt vật ở đó thì ảnh của vật đặt trên màng lưới khi mắt không điều tiết. -Khi nhìn vật ở điểm cực viễn thì : + Mắt không phải điều tiết nên mắt không mỏi. + Tiêu cự của thấu kính mắt lớn nhất ( fmax ) - Điểm cực cận(CC) là điểm gần nhất trên trục chính của mắt mà nếu vật đặt tại đó thì ảnh của vật nằm trên màng lưới khi mắt điều tiết cực đại. - Khi nhìn vật ở điểm cực cận thì: + Mắt điều tiết tối đa nên rất chóng mỏi + Tiêu cự của thấu kính mắt nhỏ nhìn ( fmin ) - - Khoảng cực cận: OCC = Đ. Đ phụ thuộc vào độ tuổi
- B Cv Cc A’ A O B’ Giới hạn nhìn rõ của mắt Khoảng nhìn rõ ngắn nhất fmax Mắt không có tật là mắt khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trên màng lưới: fmax = OV, và điểm cực viễn ở vô cực. - Khoảng cực cận: OCC = Đ. Đ phụ thuộc vào độ tuổi - Khoảng nhìn rõ: là khoảng từ CC đến CV. (Mắt chỉ nhìn thấy những vật nằm trong khoảng này)
- 3. Góc trông của vật và năng suất phân li của mắt a. Góc trông của vật B α A’ A B’ Điều kiện để Gócmắt ĐKtrôngcó để đoạnthểphânphân AB:biệt là2 góc điểm α A,tạo B: bởi 2 tia sáng xuất phát• biệt2 từđiểm 2điểm điểmđóA,nằm A, B? Btrong tới mắt.khoảng nhìn rõ của mắt • α ≥ αmin
- 3. Góc trông của vật và năng suất phân li của mắt a. Góc trông của vật B ( A’ A B’ l ( l : khoảng cách từ AB đến mắt) B ( A l
- b. Năng suất phân li của mắt Thế nào là ε = α năng suất min phân li? Năng suất phân li phụ thuộc vào mắt của từng người. Đối với mắt bình thường: -4 ε = αmin ≈ 1’ ≈ 3.10 rad
- 4. Sự lưu ảnh của mắt Sau khi ánh sáng kích thích trên màng lưới tắt, ảnh hưởng của nó vẫn còn kéo dài 0,1 s. Trong khoảng thời gian đó, ta vẫn còn cảm giác nhìn thấy vật. Đó là sự lưu ảnh của vật.
- Củng cố Câu 1: Với mắt bình thường nhìn thấy sao và trăng là khi mắt A Điều tiết cực đại B Lúc điều tiết lúc không C Không điều tiết D Mắt phồng lên cực đại
- Câu 2: Chọn câu đúng để ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màng lưới thì mắt phải điều tiết bằng cách : A. Thay đổi khoảng cách giữa thể thuỷ tinh và màng lưới B . Thay đổi độ cong các mặt của thể thuỷ tinh. C. Thay đổi khoảng cách giữa thể thuỷ tinh và vật. D. Thay đổi cả độ cong các mặt của thể thuỷ tinh và khoảng cách giữa thể thuỷ tinh và màng lưới
- Câu 3: Để phân biệt được rõ hai điểm thì: A. Vật phải nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt B. Vật phải nằm trong khoảng cực cận của mắt C. Góc trông vật phải lớn hơn hoặc bằng năng suất phân li của mắt D. Vật phải nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt và góc trông vật phải lớn hơn hoặc bằng năng suất phân li của mắt .
- Câu 4: Khi xem phim ta thấy hình ảnh chuyển động liên tục là vì: A. Có sự lưu ảnh trên màng lưới B. Hình ảnh trên màn hình là liên tục C. Góc trông vật không đổi D. Năng suất phân li của mắt là không đổi
- 1) Chép lại toàn bộ lý thuyết cơ bản vào vở 2). Làm các bài tập 1,2,3 sách giáo khoa. 3). Thực hành đo năng suất phân li của mắt theo hướng dẫn ở bài tập 3 SGK Hạn nộp: 19h ngày 19/4