Bài giảng Ngữ văn Khối 8 - Đọc, hiểu văn bản "Tôi đi học"
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Khối 8 - Đọc, hiểu văn bản "Tôi đi học"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_khoi_8_doc_hieu_van_ban_toi_di_hoc.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Khối 8 - Đọc, hiểu văn bản "Tôi đi học"
- CHỦ ĐỀ: KÍ ỨC TUỔI THƠ Trong truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh và hồi kí Những ngày thơ ấu ( đoạn trích Trong lòng mẹ) của Nguyên Hồng. Tích hợp tính thống nhất về chủ đề văn bản và bố cục của văn bản. Trong chủ đề này, HS sẽ nắm bắt cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong hai đoạn trích. Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh. Nắm được khái niệm thể loại hồi kí. Thấy được đặc điểm của thể văn hồi kí qua ngòi bút của Nguyên Hồng : thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc. Từ đó thực hiện các hoạt động viết, nghe và nói theo phương thức tự sự. Một số kiến thức tập làm văn như tính thống nhất về chủ để văn bản và bố cục văn bản được tích hợp trong khi dạy đọc, viết, nói và nghe.
- MỤC TIÊU 1.Phẩm chất Học sinh biết trân trọng kí ức tuổi thơ, biết yêu quý tình cảm gia đình đặc biệt là tình mẫu tử thiêng liêng. Từ đó có thái độ và hành động sống tích cực. 2.Năng lực: a) Đọc hiểu: biết đọc hiểu văn bản truyện, cụ thể: - Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và Hồi kí tự truyện qua đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng: biết vài nét về tác giả, tác phẩm, biết cốt truyện, nhân vật, sự kiện, biết được tư tưởng, tình cảm của tác giả được thể hiện trong truyện. - Nhận biết và phân tích được đặc điểm của Hồi kí và truyện hiện đại - Nhận biết và phân tích được tác dụng của cách trình bày nội dung trong hai đoạn trích. - Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (tranh ảnh, vidio) dùng để biểu đạt nội dung trong 2 đoạn trích. - Nhận biết và hiểu được tính thống nhất về chủ đề văn bản và bố cục của văn bản. - Liên hệ với những kỉ niệm của bản thân với người mẹ hoặc người thân khác.
- b) Viết: Viết văn bản tự sự ngắn. c) Nói và nghe - Kể về một kỉ niệm của tuổi thơ. - Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài tự sự. CHUẨN BỊ 1. Phương tiện dạy học a. GV: - Kế hoạch bài học (gồm văn bản dạy học để dưới dạng in hoặc dạng điện tử; các hoạt động được thiết kế để tổ chức cho học sinh , VIDEO - Máy tính/điện thoại có kết nối internet, máy chiếu, bộ loa. - Văn bản dạy học: Tôi đi học và Trong lòng mẹ. b.HS: Chuẩn bị bài hệ thống câu hỏi nhóm được giao, sgk, giấy khổ to, bút dạ, tư liệu trình chiếu
- b) Viết: Viết văn bản tự sự ngắn. c) Nói và nghe - Kể về một kỉ niệm của tuổi thơ. - Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài tự sự. CHUẨN BỊ 1. Phương tiện dạy học a. GV: - Kế hoạch bài học (gồm văn bản dạy học để dưới dạng in hoặc dạng điện tử; các hoạt động được thiết kế để tổ chức cho học sinh , VIDEO - Máy tính/điện thoại có kết nối internet, máy chiếu, bộ loa. - Văn bản dạy học: Tôi đi học và Trong lòng mẹ. b.HS: Chuẩn bị bài hệ thống câu hỏi nhóm được giao, sgk, giấy khổ to, bút dạ, tư liệu trình chiếu
- PHẦN I ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Hình ảnh (6 tiết) được xem là I. KHỞI ĐỘNG hình ảnh gì? Bài hát đó kể về chuyện gì?
- Phiếu học tập số 1: Chia lớp thành 2 nhóm lớn. Nhóm 1: Những điều em Những điều em Những điều em đã biết về văn muốn biết về biết thêm về văn bản Tôi đi học văn bản Tôi đi bản Tôi đi học học
- Nhóm 2: Những điều Những điều em Những điều em em đã biết về muốn biết về biết thêm về văn văn bản văn bản Trong bản Trong lòng Trong lòng lòng mẹ mẹ mẹ
- Từ phiếu học tập giới thiệu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm và những vấn đề liên quan đến tác phẩm.
- -Thời gian sáng tác: Giai đoạn 30-45 - Đều là những hồi ức ( Một cái tươi đẹp: được mẹ đưa đến trường, động viên khi nghe gọi tên, dặn dò, và trong tâm trí con khi vào lớp học; một cái là kí ức đau buồn: Cha mất sớm, mẹ tha hương cầu thực, sống với phía nội mà tiêu biểu là người cô tâm địa độc ác, nhưng đoạn trích thể hiện được tình yêu thương mẹ tha thiết đến không gì sánh nổi.) -Nhân vật chính: Những em bé, cảm xúc đều trong trẻo, ngọt ngào. -Cốt truyện : đơn giản -Tình huống truyện: thu hút -Bố cục: chia theo dòng cảm xúc. -Phương thức biểu đạt: chính là tự sự nhưng kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm rất xuất sắc .
- Nhóm 1: -Ghi lại những cảm xúc của nhân vật tôi trong ngày khai trường đầu tiên. Nhận xét. -Để thể hiện dòng cảm xúc đó tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào? - Nội dung chính của văn bản. Nhóm 2: Tình huống thể hiện tình yêu thương mẹ tha thiết của chú bé Hồng. Nhận xét. -Để thể hiện tình yêu thương mẹ đó, tác giả đã sử dụng những nghệ thuật gì? Chi tiết. - Nội dung chính của văn bản
- - Tóm tắt cốt truyện. - Dựa vào kết quả thảo luận, trình bày.
- 1. Hồi ức của 2 chú bé Văn bản Tôi đi học Văn bản Trong lòng mẹ - Cùng mẹ trên đường đến - Trong cuộc đối thoại với trường: Háo hức, lo lắng. người cô: Đau đớn, uất ức, - Đến trường: Bỡ ngỡ, lo sợ vẩn khao khát được bảo vệ mẹ. vơ Tràn đầy nước mắt. - Nghe gọi tên: giật mình, hốt - Khi bất ngờ gặp mẹ: Hạnh hoảng. phúc, sung sướng, khao khát bé - Khi phải rời bàn tay mẹ, vào lại để tận hưởng tình yêu của lớp: Khóc vì sợ hãi mẹ nhiều hơn. -Vào lớp: Tự tin học bài học đầu tiên. * Hồi ức tươi đẹp gắn liền với mẹ *Hồi ức đau đớn gắn liền với hình ảnh người mẹ.
- Hai chú bé tình cảm đều trong sáng, hồn nhiên và có tình yêu thương mẹ tha thiết. Dù trong hoàn cảnh nào tình mẫu tử cũng thiêng liêng.
- 2. Nghệ thuật thể hiện Văn bản Tôi đi học Văn bản Trong lòng mẹ -Truyện được bố cục theo dòng hồi - Truyện bố cục theo dòng hồi tưởng, có sự kết hợp hài hòa giữa tưởng, có sự kết hợp hài hòa giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng, tự sự, miêu tả, biểu cảm. cảm xúc. Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học. -Tình huống truyện đặc sắc. - Tình huống truyện sắc. -Cảm xúc chân thật. Ngôn ngữ - Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh biểu cảm, hình ảnh so sánh độc độc đáo. đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi. -Giọng điệu trữ tình trong sáng. - Giọng điệu trữ tình, tha thiết.
- Suy nghĩ trả lời: -Qua 2 văn bản, tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả? - Phát biểu chủ đề của từng văn bản. - Chỉ ra tính thống nhất về chủ đề trong hai văn bản. ( Gợi ý: Nhan đề, từ ngữ, bố cục ) - Bố cục của văn bản thường gồm có mấy phần? Nêu khái quát nhiệm vụ từng phần. - Chỉ ra cách sắp xếp bố cục trong từng văn bản.
- - Nỗi nhớ những kỉ niệm không thể quên trong đời của nhân vật tôi gắn liền với hình ảnh người mẹ. + Sự hồi tưởng ấy gợi lên những cảm xúc mãnh liệt về tình mẫu tử, về những kỉ niệm đẹp hoặc đau buồn. CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
- - Chủ đề của văn bản Tôi đi học: Những cảm xúc ( kỉ niệm)sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật tôi khi cùng mẹ đến trường. - Chủ đề của văn bản Trong lòng mẹ: Tình yêu thương mẹ tha thiết trong mọi hoàn cảnh. *Chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
- -Điều kiện để đảm bảo tính thống nhất về chủ đề của một văn bản : +Mối quan hệ chặt chẽ giữa nhan đề và bố cục, giữa các phần của văn bản và những câu văn, từ ngữ then chốt + Cách viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề : xác lập hệ thống ý cụ thể, sắp xếp và diễn đạt những ý đó cho hợp với chủ đề đã được xác định. - Bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mỗi phần có chức năng và nhiệm vụ riêng tùy thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề và ý đồ giao tiếp của người viết, phù hợp với sự tiếp nhận của người đọc.
- - Tôi đi học: + Các sự kiện được sắp xếp theo dòng hồi tưởng những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của tác giả. Các cảm xúc ấy lại được sắp xếp theo thứ tự hợp lí, thứ tự thời gian: Những cảm xúc trên đường đến trường; khi đứng giữa sân trường; khi vào lớp học + Sắp xếp theo sự liên tưởng, đối lập những cảm xúc về cùng một đối tượng trước đây và buổi tựu trường đầu tiên. Trình tự sắp xếp phát triển phù hợp với mạch truyện hồi kí.
- -Trong lòng mẹ + Tình yêu thương mẹ, bất chấp sự tàn nhẫn, vô tình của bà cô. + Niềm vui sướng cực độ khi được nằm ở trong lòng mẹ.
- SUY NGHĨ TRẢ LỜI - Người viết văn bản trên là ai? Hướng đến đối tượng đọc nào? - Bài viết thu hút sự quan tâm của nhiều người không.Theo em, làm thế nào để người viết đạt được mục đích của mình? - Em có bị lôi cuốn bởi cách trình bày cũng như nội dung của bài viết không? Vì sao? Sau khi HS trả lời/trình bày, GV nhận xét. - Người viết là hai nhà văn đang hồi tưởng lại kí ức tuổi thơ của mình. - Đối tượng hướng đến: Là những người cùng lứa tuổi mình. (Trong hồi ức) - Cả hai bài viết đều thu hút sự quan tâm của người đọc. Cách người viết đạt được mục đích của mình chính là ở yếu tố nghệ thuật. - Cách viết của nhà văn rất lôi cuốn
- Thực hiện một trong số nhiệm vụ sau: -Vẽ người thân. - Kể một kỉ niệm sâu sắc mà em còn nhớ mãi.( chuẩn bị ở nhà để viết tại lớp vào hôm sau)
- Tìm đọc toàn bộ tác phẩm và trao đổi cùng người thân, bạn bè. Chuẩn bị : phần viết (GV yêu cầu HS về nhà: - Tạo 01 bài trình bày trên máy vi tính hoặc đề cương bài nói để kể cho các bạn nghe trên lớp. - Trao đổi với người thân trong gia đình về đề tài, nội dung và cách viết về đề tài đó. Ghi lại ý kiến của mọi người để rút kinh nghiệm.)
- Lập dàn ý: Mở bài : Giới thiệu nhân vật, sự việc. Thân bài: Kể diễn biến sự việc Kết bài: Ý nghĩa của kỉ niệm hoặc bài học
- NÓI Nghe xong bài của bạn, em có thấy hay không? Em thích điều gì nhất trong phần trình bày của bạn? Nếu có thể, em muốn thay đổi điều gì nhất trong phần trình bày của bạn?
- Nhận xét hoạt động học tập của học sinh Kết thúc chủ đề Cho điểm những bài nói tốt