Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 3: Văn bản - Nguyễn Thị Ngọc Thúy

pptx 18 trang thanhhien97 6590
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 3: Văn bản - Nguyễn Thị Ngọc Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_tiet_3_van_ban_nguyen_thi_ngoc_thuy.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 3: Văn bản - Nguyễn Thị Ngọc Thúy

  1. Tiết 3: Tiếng Việt VĂN BẢN GV: Nguyễn Thị Ngọc Thúy
  2. I. Khái quát về văn bản * Có nhiều định nghĩa về văn bản: - Theo từ điển Thuật ngữ ngôn ngữ học (1996): “Văn bản là chuỗi các đơn vị kí hiệu ngôn ngữ làm thành một thể thống nhất bằng mối liên hệ ý nghĩa mà thuộc tính cơ bản của nó là sự hoàn chỉnh về hình thức và nội dung; sản phẩm của lời nói được định hình dưới dạng chữ viết và in ấn.” - Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Văn bản là một chỉnh thể trên câu, gồm một chuỗi các câu, đoạn văn được cấu tạo theo qui tắc, tạo nên thông báo có tính hệ thống” - Theo Diệp Quang Ban phỏng theo định nghĩa trong Bách khoa thư ngôn ngữ và ngôn ngữ học, 1994, tập 10, PergamonHSPressđ: ọc“Văn kĩbảnmụclà một loạiI trongđơn vị làmSGKthành từ một khúc đoạnvà trảlời nóilờihaycâulời viết,hỏihoặc: Vlớnănhoặcbảnnhỏ,làcó cấu trúc, có đề tài loại như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, mộtgì?biển chỉ đường ”
  3. I. Khái quát về văn bản ➔ Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, các tác giả khác nhau có thể đưa ra những quan niệm khác nhau về văn bản. Có thể khái quát thành hai cách hiểu rộng và hẹp về văn bản như sau: + Theo cách hiểu hẹp: văn bản là một biến thể liên tục dạng viết của ngôn bản. (Ngôn bản là chuỗi các yếu tố ngôn ngữ mà người giao tiếp tạo nên để truyền đạt nội dung giao tiếp) + Theo cách hiểu rộng: văn bản được hiểu tương tự như ngôn bản, tồn tại ở cả dạng viết lẫn dạng nói.
  4. I. Khái quát về văn bản ➔ Tóm lại + Văn bản có thể tồn tại ở dạng nói (bằng miệng và phát ra âm thanh, nhận biết chủ yếu bằng thính giác) và dạng viết (bằng bút, máy chữ, máy in, và được cố định hóa thành chữ, nhận biết chủ yếu bằng thị giác) ➔ Văn bản vừa là phương tiện, vừa là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. + Văn bản thường do nhiều câu kết hợp với nhau tạo thành. ➔ Văn bản có thể ngắn như một câu tục ngữ và cũng có thể dài như một bộ tiểu thuyết nhiều tập.
  5. Thảo luận nhóm trong 2 phút Bài tập 1: Hãy cho biết văn bản sau viết cho đối tượng nào, viết về cái gì và nhằm mục đích gì? MỪNG XUÂN 1969 Năm qua thắng lợi vẻ vang, Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to Vì độc lập, vì tự do, Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào, Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào, Bắc – Nam sum họp xuân nào vui hơn! (Hồ Chí Minh)
  6. Đại diện các nhóm trình bày trước lớp Văn bản Mừng xuân 1969 là bài thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng tới đồng bào và chiến sĩ cả nước nhân dịp xuân 1969. - Nội dung của văn bản: + Tổng kết, đánh giá năm 1968: thắng lợi vẻ vang. + Dự báo thắng lợi năm 1969: chắc càng thắng to. - Mục đích của văn bản: Đem đến cho mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam niềm tin, sự phấn khởi và quyết tâm; kêu gọi mọi người tiến lên, nỗ lực (đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào) giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc (Bắc – Nam sum họp)
  7. Thảo luận nhóm trong 2 phút Bài tập 2: Hai đoạn văn sau trích từ các bài nói chuyện khác nhau của Chủ tịch Hồ Minh. Hãy cho biết mỗi văn bản hướng tới đối tượng tiếp nhận là ai, dựa vào đâu mà em có thể biết như vậy? a) “Từ nay, với sự cố gắng của đồng bào, sản xuất sẽ ngày càng phát triển, phần xác ta được ấm no thì phần hồn cũng được yên vui. Tôi chúc các giáo sĩ và đồng bào cùng cán bộ năm mới được Chúa ban phước lành sống trong hòa bình hạnh phúc” b) “Đây tôi lấy danh nghĩa là một người già mà nói chuyện với các cụ. Tục ngữ có câu: “Lão lai tài tận”, thường thì các cụ phụ lão ta cũng tin như vậy. Gặp việc gì, các cụ đều nói “Lão giả an chi” – mình tuổi hạc càng cao, không bay nhảy gì nữa. Việc đời để cho con cháu bầy trẻ làm. Chúng ta đã gần đất xa trời rồi, không cần hoạt động nữa.”
  8. Đại diện các nhóm trình bày trước lớp ➔ Hai đoạn văn bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng tới hai đối tượng tiếp nhận khác nhau. HS cần chỉ ra đối tượng tiếp nhận văn bản, đồng thời phân tích nội dung lựa chọn, cách sử dụng từ ngữ của tác giả, ví dụ: Đoạn (a) hướng tới đối tượng tiếp nhận là đồng bào Thiên Chúa giáo. Với đối tượng này, Bác đã lựa chọn nội dung và sử dụng các từ ngữ như: phần xác, phần hồn, giáo sĩ, Chúa, hưởng phước lành, Bài tập 3: Dựa vào kết quả giải các bài tập 1, 2 em hãy cho biết những yếu tố nào chi phối quá trình tạo lập văn bản?
  9. I. Khái quát về văn bản * Muốn tạo ra một văn bản, người nói, người viết phải xác định rõ: + Mục đích của văn bản (Viết để làm gì?) + Đối tượng tiếp nhận của văn bản (Nói với ai? Viết cho ai?) + Nội dung thông tin (sự kiện, tình cảm, thái độ) mà người viết, người nói cần biểu đạt (Nói, viết về cái gì?) + Thể thức cấu tạo và quy tắc ngôn ngữ được vận dụng trong văn bản (Nói, viết như thế nào?)
  10. II. Đặc điểm văn bản: HS đọc kĩ mục II.1 trong SGK và trả lời các câu hỏi: 1. Đề tài của văn bản là gì? 2. Tư tưởng, tình cảm của văn bản là gì? 3. Mục đích của văn bản là gì? 4. Thông qua một tác phẩm cụ thể (một biên bản, đơn từ, bài thơ ) chứng minh rằng văn bản có tính thống nhất về đề tài, về tư tưởng – tình cảm và mục đích.
  11. II. Đặc điểm văn bản: 1. Văn bản có tính thống nhất về đề tài, về tư tưởng, tình cảm và mục đích. - Đề tài của văn bản là phạm vi hiện thực mà văn bản hướng tới để phản ánh. - Tư tưởng, tình cảm là thái độ, cảm xúc của người nói, người viết đối với các sự việc, hiện tượng, con người, phong cảnh được tái hiện trong văn bản. - Mục đích của văn bản là hiệu quả tác động vào người nghe, người đọc sau khi tiếp nhận văn bản để họ có sự hưởng ứng và đồng thuận như mong đợi. ➔ Đề tài, tư tưởng, tình cảm và mục đích quy định cách chọn từ, đặt câu, liên kết các đoạn văn làm cho văn bản thống nhất.
  12. Bài tập Hãy chỉ ra sự thống nhất về đề tài trong văn bản sau: “Cây bàng này thật cũng chẳng có gì đặc biệt. Vỏ nó xù xì, lá nó hung hung và dày như cái bánh đa nướng. Tán bàng xoè ra giống như mấy cái ô nối tiếp nhau thành ba bốn tầng. Cây bàng hiền lành như một người ít nói. Dưới gốc bàng, người ta hay dựa xe đạp và có khi đứng tránh mưa nhỏ. Ai đã trồng cây bàng ấy, tôi không rõ. Chỉ biết rằng bây giờ cây đã to lắm rồi. Đến mùa quả chín, một mùi thơm ngon ngọt hương bàng tỏa lên mãi tận gác ba, gác tư ” (Phong Thu) Văn bản trên có thể được đặt tên như thế nào?
  13. II. Đặc điểm văn bản: 2. Văn bản có tính hoàn chỉnh về hình thức. a) Văn bản sáng tạo: gổm những văn bản như văn bản chính luận, khoa học, nghệ thuật. Tính hoàn chỉnh về hình thức thể hiện : - Đầu đề của văn bản - Cấu trúc ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Trật tự tuyến tính (thứ tự trước sau của các câu, VD: câu đầu nêu ý khái quát thì các câu tiếp theo phải giải thích, đưa dẫn chứng; ) - Mối quan hệ giữa các câu (các phương tiện liên kết như phép lặp, phép thế, phép nối, ) - Cách sử dụng các mảng từ ngữ, mẫu câu chuyên dùng. b) Văn bản theo mẫu: những văn bản phải tuân theo những quy ước hành chính nhất định. Tính hoàn chỉnh về hình thức thể hiện : - Quốc hiệu, tiêu ngữ HS- TênđọctổkĩchứcmụchoặcII.cá2 trongnhân cóSGKliên quanvà tớitrảviệclời lậpcâuvănhỏibản: Em hãy- Địachođiểmbiếtlập văncácbảndấu hiện chứng tỏ văn bản có - Thời gian lập văn bản tính- Chữhoànkí củachỉnhtổ chứcvềhoặchìnhcáthức?nhân có liên quan tới nội dung của văn bản
  14. II. Đặc điểm văn bản: 3. Văn bản có tác giả. - Văn bản nào cũng có tác giả, dù là hữu danh hay khuyết danh, tập thể hay cá nhân. - Mỗi tác giả thuộc một tầng lớp nhất định trong xã hội (công nhân, nông dân, trí thức, ), một nghề nghiệp, một trình độ học vấn, một quê hương bản quán nhất định => Thông tin có liên quan đến tác giả giúp cho người tiếp nhận hiểu sâu sắc hơn về nội dung của văn bản, nhất là đối với các văn bản nghệ thuật. HS tìm hiểu mục II.3 trong SGK và trả lời câu hỏi: Tác giả có vai trò gì trong việc tiếp nhận văn bản?
  15. LUYỆN TẬP Bài tập 2 (SGK/tr.16): - HS tìm các ví dụ về văn bản trong đời sống: bài thơ, bài báo, bài học trong SGK, bài phát biểu, một câu tục ngữ, một tin nhắn, một bộ tiểu thuyết, đơn xin phép nghỉ học, - Lưu ý đến tính đa dạng của văn bản như các văn bia cổ, các câu đối, các bức hoành phi, các ghi chép, lời răn dạy, v.v ➔ Văn bản hiện diện ở khắp nơi trong đời sống. Văn bản có thể có độ dài ngắn khác nhau, nhưng chúng phải là một thể thống nhất, hoàn chỉnh.
  16. LUYỆN TẬP Bài tập 3 (SGK/tr.16): + Nhờ đâu mà các em biết được suy nghĩ, cách ứng xử của những người Việt Nam sống cách chúng ta hàng trăm, hàng ngàn năm? + Nhờ đâu mà chúng ta (hoặc những người nước ngoài) biết được cuộc sống của người Việt xưa? Đại Việt sử kí toàn thư
  17. LUYỆN TẬP Bài tập 3 (SGK/tr.16): - Vai trò của văn bản đối với lịch sử văn hóa của dân tộc: + Lưu giữ tri thức và kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ kế tiếp nhau trong lịch sử dân tộc. + Chuyển giao tri thức và kinh nghiệm sống cho các thế hệ sau + Tạo thành một “dòng chảy” liên tục trong truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc ➔ Tóm lại: Nhờ có văn bản mà nền văn hóa dân tộc có thể phát triển theo tinh thần kế thừa và đổi mới, sự phong phú, đa dạng của một nền văn hóa phụ thuộc chủ yếu vào số lượng văn bản còn lưu giữ được. Ngoài các văn bản viết, Đại Việt sử kí toàn thư khắc, in, truyền thống văn hóa của dân tộc còn thấm nhuần trong các phong tục, tập quán và các sáng tác dân gian truyền miệng.
  18. Dặn dò: - Học bài, làm bài tập, đọc và soạn trước bài “Phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt” - HS về nhà sưu tập một số văn bản hành chính như quyết định, báo cáo, biên bản, để chuẩn bị cho tiết học sau.